Số 21 đường 30/4 - phường 1 - TP Mỹ Tho - tỉnh Tiền Giang               Hotline: 0273 3872 582               Email: tiengiang@gso.gov.vn

"CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, NGƯỜI LAO ĐỘNG CỤC THỐNG KÊ TỈNH TIỀN GIANG SỐNG VÀ LÀM VIỆC THEO HIẾN PHÁP VÀ PHÁP LUẬT"

 

 

Tổng Cục Thống kê

Cổng Thông tin điện tử

tỉnh Tiền Giang

                                                                                     - Hướng dẫn Đăng ký tài khoản (Xem Clip)

                                                                                     - Hướng dẫn tra cứu thông tin (Xem Clip)

                                                                                  - Hướng dẫn đăng ký hộ kinh doanh (Xem Clip)

                                                                                     - Hướng dẫn đăng ký khai sinh (Xem Clip)

Thăm Dò Ý Kiến
Thông tin bạn quan tâm nhất trên trang web này





Năm 2018
Tình hình kinh tế - xã hội tháng 5 - 2018
Thứ ba, Ngày 29 Tháng 5 Năm 2018

Tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Tiền Giang

Tháng 5 năm 2018

     I. KINH TẾ:

    1. SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP VÀ THỦY SẢN

    a. Nông nghiệp

    Cây lương thực có hạt: trong tháng gieo trồng 1.579 ha, thu hoạch 297 ha với sản lượng 1.063 tấn; ước tính đến cuối tháng 5/2018, toàn tỉnh gieo trồng được 120.456 ha, đạt 58,6% kế hoạch, giảm 12,1% so cùng kỳ, sản lượng thu hoạch 521.491 tấn, đạt 43% kế hoạch, tăng 9% so cùng kỳ; trong đó: cây lúa gieo sạ 117.489 ha, đạt 58,5% kế hoạch, giảm 12,6% so cùng kỳ với sản lượng thu hoạch 513.212 tấn, đạt 42,9% kế hoạch, tăng 9,1% so cùng kỳ chủ yếu do năng suất lúa Đông Xuân tăng 8,9 tạ/ha.

    * Vụ lúa Hè Thu (gồm Xuân Hè và Hè Thu): trong tháng xuống giống 11.126 ha, nâng diện tích xuống giống 48.676 ha, đạt 46,5 kế hoạch gieo trồng của vụ (104.570 ha). Tình hình dịch bệnh: có 1.115 ha lúa bị rầy nâu, tăng 846 ha so với tháng trước, mật số 100-200 con/m2; trong tháng có 824 ha lúa bị bệnh cháy lá; 1.089 ha lúa có sâu cuốn lá, tăng 683 ha so với tháng trước, mật số 3-5 con/m2. Ngoài ra, bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá xuất hiện với diện tích 210 ha, trong đó có 195 ha tỷ lệ 5% và 15 ha tỷ lệ 10% ở giai đoạn lúa từ 40-50 ngày sau sạ, bệnh tập trung chủ yếu tại huyện Tân Phước, các huyện khác như Cái Bè, Cai Lậy, thị xã Cai Lậy xuất hiện rải rác, tỷ lệ thấp dưới 5%.

    Cây rau đậu các loại: trong tháng gieo trồng 4.120 ha, thu hoạch 3.229 ha với sản lượng 21.979 tấn; năm tháng gieo trồng 35.950 ha, đạt 63,8% kế hoạch, giảm 0,1% so cùng kỳ, thu hoạch 30.964 ha với sản lượng 578.872 tấn, đạt 53,3% kế hoạch, tăng 3,5% so cùng kỳ.

    Chăn nuôi: thời điểm 01/4/2018 tổng đàn gia súc, gia cầm của tỉnh như sau: đàn bò 119 ngàn con, so cùng kỳ tăng 5,2%; đàn lợn 447 ngàn con, giảm 34,4%; đàn gia cầm 13,9 triệu con, tăng 2,5%, do các nguyên nhân:

    Đàn bò: tập trung chủ yếu ở 3 huyện: Chợ Gạo 52.105 con, Gò Công Tây 25.765 con và Châu Thành 14.467 con… cơ cấu giống bò đã có sự chuyển dịch theo hướng chuộng giống ngoại, nuôi bò thịt với một số giống bò như: bò Cọp (Mỹ), Siêu Xám (Pháp) và Limosine (Anh) đang được nông dân chú trọng phát triển mạnh.

    Đàn lợn: nguyên nhân giảm tổng đàn do suốt một năm qua giá cả luôn đứng ở mức thấp 27-30 ngàn đồng/kg, người chăn nuôi liên tục thua lỗ, mặc dù sau đó giá lợn có tăng nhẹ nhưng người chăn nuôi vẫn chưa tái đàn vì khó tiêu thụ được thì tiếp tục thua lỗ. Từ giữa tháng 4/2018 thương lái thu mua khoảng 37-40 ngàn đồng/kg, với giá này, người chăn nuôi đã có lãi. Những ngày gần đây, giá lợn liên tục tăng và chưa có dấu hiệu dừng lại, gần nhất là chạm mốc 47 ngàn đồng/kg, với mức giá bán hiện nay, người chăn nuôi hoàn toàn có lãi, thậm chí lãi khá cao. Trước mức chạm đáy giá thấp, giá lợn đã từng đạt đến mức 55 ngàn đồng/kg và duy trì thời gian khá dài, người dân đổ xô nuôi lợn và việc lên xuống giá trong cơ chế kinh tế thị trường là hoàn toàn bình thường. Để chăn nuôi lợn phát triển bền vững cần xóa dần tình trạng nuôi nhỏ lẽ, hướng tới nuôi theo quy mô tập trung và thực hiện xây dựng chuỗi liên kết nhằm nâng cao chất lượng, cắt giảm khâu trung gian, bảo đảm an toàn thực phẩm và điều tiết cung - cầu hợp lý. Đây là bài toán khó cần có sự phối hợp của các nhà chuyên môn để không còn tránh tình trạng tăng đàn ào ạt khi đầu ra chưa mở rộng sẽ dẫn đến nguy cơ rớt giá trở lại.

    Đàn gia cầm: tăng chủ yếu tăng đàn cút (tăng 55,4%), tương ứng tăng 708 ngàn con; còn đàn gà giảm 2,9%; đàn vịt, ngan, ngỗng giảm 11,3%. Mặc dù tình hình dịch bệnh được kiểm soát, đàn gia cầm phát triển tốt, việc áp dụng những tiến bộ kỹ thuật mới trong chăn nuôi như kỹ thuật đệm lót sinh thái đang được nông dân áp dụng để giảm chi phí, tăng lợi nhuận, mang lại hiệu quả góp phần bảo vệ môi trường; trong thời gian qua giá thịt lợn quá rẻ làm ảnh hưởng đến sức tiêu thụ của các loại gia cầm, nên giá gia cầm không ổn định tạo tâm lý e ngại tái đàn của các hộ nuôi.

    b. Thủy hải sản:

    Diện tích nuôi trồng thủy sản các loại trong tháng 3.421 ha; ước tính 5 tháng nuôi 10.597 ha, đạt 67,1% kế hoạch, giảm 0,4% so cùng kỳ. Thủy sản nước ngọt nuôi được 4.160 ha, so cùng kỳ giảm 4,7% do các hộ nuôi nhỏ lẽ không hiệu quả tạm thời ngưng thả con giống. Thủy sản nước mặn, lợ nuôi được 6.437 ha, tăng 2,5% so cùng kỳ chủ yếu là tăng diện tích nuôi tôm sú và tôm thẻ chân trắng ở huyện Gò Công Đông và Tân Phú Đông.

    Sản lượng thủy sản tháng 5 ước tính được 23.844 tấn; 5 tháng đạt 103.555 tấn, đạt 40,1% kế hoạch, tăng 2,8% so cùng kỳ; trong đó: sản lượng thu hoạch từ nuôi 63.886 tấn, đạt 41% kế hoạch, tăng 3,7% so cùng kỳ do đang vào mùa thu hoạch, đồng thời các hộ nuôi cải tạo lại ao chuẩn bị cho vụ nuôi mới; sản lượng khai thác 39.669 tấn, đạt 38,8% kế hoạch, tăng 1,5% so cùng kỳ do thời tiết trong tháng tương đối thuận lợi cho hoạt động khai thác, mặt khác trong tháng ngư trường xuất hiện nhiều loại cá nên ngư dân đã trúng mùa được giá.

    2. SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP

    Chỉ số sản xuất công nghiệp trong tháng tăng 3,3% so với tháng trước và tăng 12,3% so tháng cùng kỳ (do ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 13%, sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí tăng 2,7%...). Tính chung 5 tháng đầu năm chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 12,3% so cùng kỳ, bao gồm: ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 12,9%; ngành sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí tăng 2,8%; ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 4,1%.

    * Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo:

    - Chỉ số tiêu thụ tháng 5/2018 so với tháng trước tăng 2,4% và tăng 9,7% so cùng kỳ. Chỉ số tiêu thụ 5 tháng năm 2018 tăng 10,9% so cùng kỳ. Một số ngành có chỉ số tiêu thụ tăng cao: sản xuất chế biến thực phẩm tăng 10,5%, sản xuất đồ uống tăng 40,7%, dệt tăng 25,4%, sản xuất da tăng 2,8%, sản xuất thuốc, hoá dược và dược liệu tăng 9,8%, sản xuất kim loại tăng 38,2%... Bên cạnh đó, một số ngành có chỉ số tiêu thụ giảm so cùng kỳ là: chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ giảm 5,1%, sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy giảm 3,8%, sản xuất sản phẩm cao su và plastic giảm 23,1%...

    - Chỉ số tồn kho tháng 5/2018 so với tháng trước tăng 31,4% và so với cùng kỳ tăng 81,8%. Một số ngành có chỉ số tồn kho tăng cao so với cùng kỳ là: sản xuất chế biến thực phẩm tăng 120,1%, sản xuất bia bằng 12 lần, dệt tăng 28,9%, sản xuất trang phục tăng 14,6%... Một số ngành có chỉ số tồn kho giảm so cùng kỳ là: sản xuất thiết bị điện giảm 21,6%, công nghiệp chế biến chế tạo khác giảm 12,9%...

    3. ĐẦU TƯ - XÂY DỰNG

    Tổng vốn đầu tư thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước do địa phương quản lý thực hiện trong tháng được 150,7 tỷ đồng. Từ đầu năm đến nay thực hiện 644,3 tỷ đồng, đạt 22,7% kế hoạch, tăng 2,6% so cùng kỳ. Nguồn vốn ngân sách nhà nước cấp tỉnh thực hiện 503,3 tỷ đồng, tăng 5,7% so cùng kỳ, chiếm 78,1% trong tổng số; trong đó: vốn trung ương hỗ trợ đầu tư theo mục tiêu thực hiện 88,7 tỷ đồng, tăng 11,4%, vốn xổ số kiến thiết thực hiện 218 tỷ đồng, tăng 3,7%... Nguồn vốn ngân sách nhà nước cấp huyện thực hiện 117 tỷ đồng, đạt 38,4% kế hoạch, giảm 7,3% so cùng kỳ, chiếm 18,2% tổng số; trong đó: vốn tỉnh hỗ trợ đầu tư theo mục tiêu thực hiện 50,7 tỷ đồng, giảm 14,9%... các huyện đang tập trung đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình chuyển tiếp ngay từ đầu năm nhằm hạn chế tình trạng ứ động vốn phải chuyển sang năm sau. Nguồn vốn ngân sách nhà nước cấp xã thực hiện 24 tỷ đồng, chiếm 3,7%, giảm 7,4% so cùng kỳ, theo danh mục công trình năm 2018 và kế hoạch vốn giao từ đầu năm các địa phương chủ động để thực hiện các tuyến đường giao thông nông thôn để sớm đưa vào sử dụng.

    4. THƯƠNG MẠI - GIÁ CẢ - DỊCH VỤ

    a. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội:

    Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội trong tháng thực hiện 4.650,7 tỷ đồng, tăng 7,9% so cùng kỳ; trong đó: tổng mức bán lẻ hàng hóa 3.692,1 tỷ đồng, tăng 6,4% so cùng kỳ. Năm tháng đầu năm thực hiện 23.074,2 tỷ đồng, tăng 8,3% so cùng kỳ; chia ra: kinh tế nhà nước thực hiện 1.984,6 tỷ đồng, tăng 15,2%; kinh tế ngoài nhà nước 20.932 tỷ đồng, tăng 7,6%; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài 157,6 tỷ đồng, tăng 23,7%. Phân theo ngành kinh tế: thương nghiệp 18.307,2 tỷ đồng, tăng 7,7%; lưu trú 56,2 tỷ đồng, tăng 24,1%; ăn uống 2.384,3 tỷ đồng, tăng 12,6%; du lịch lữ hành 44,3 tỷ đồng, tăng 6%; dịch vụ 2.282,2 tỷ đồng, tăng 8,7% so cùng kỳ.

    b. Xuất - Nhập khẩu:

    Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa trong tháng thực hiện 200,6 triệu USD, tăng 0,5% so tháng trước; 5 tháng xuất khẩu 961,9 triệu USD, giảm 3,4% so cùng kỳ; trong đó: kinh tế nhà nước 68,4 triệu USD, tăng 143,2%; kinh tế ngoài nhà nước 226,8 triệu USD, giảm 21%; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài 666,7 triệu USD, giảm 2%.

    Tình hình xuất khẩu các mặt hàng chủ lực của tỉnh như sau:

    - Thủy sản: ước tính tháng 5 xuất 10.150 tấn, tăng 4,7% so tháng trước; 5 tháng xuất 47.294 tấn, giảm 10,4% so cùng kỳ, về trị giá đạt 121,3 triệu USD, giảm 24,5% so cùng kỳ. Từ đầu năm đến nay, giá cá tra nguyên liệu dao động ở mức 30.000 đồng/kg, tăng khoảng 3.000 đồng/kg so với cùng kỳ năm trước, đây được xem là mức giá rất cao trong nhiều năm qua.

    - Gạo: ước tính tháng 5 xuất 41.834 tấn, giảm 25,2% so tháng trước; 5 tháng xuất 166.966 tấn, tăng 32,3% so cùng kỳ, về trị giá đạt 90,3 triệu USD, tăng 50,5% so cùng kỳ. Theo số liệu Công ty lương thực tỉnh trong tháng 5 giá gạo có xu hướng tăng, giá gạo lức nguyên liệu OM 5451 dao động từ 9.500-9.600 đồng/kg, tăng 300 đồng/kg, gạo lức IR 50404 dao động từ 8.500-8.600 đồng/kg, tăng 750 đồng/kg. Gạo thành phẩm xuất khẩu loại 5% tấm dao động từ 10.000-10.100 đồng/kg, tăng 950 đồng/kg, giá xuất 457-461 USD/tấn, tăng 44 USD/tấn; gạo 15% tấm dao động 9.600-9.700 đồng/kg, tăng 750 đồng/kg, giá xuất 439-444 USD/tấn, tăng 36 USD/tấn, gạo 25% tấm giá từ 9.400-9.500 đồng/kg, tăng 750 đồng/kg, giá xuất 430-435 USD/tấn, tăng 35 USD/tấn.

    - May mặc: ước tính tháng 5 xuất 4.939 ngàn sản phẩm, tăng 4,5% so tháng trước; 5 tháng xuất 27.192 ngàn sản phẩm, giảm 3,6% so cùng kỳ, về giá trị đạt 159,8 triệu USD, giảm 3,5% so cùng kỳ. Doanh thu của ngành may mặc có tăng trưởng nhưng lợi nhuận thì không cao. Để vượt qua được những rào cản và cạnh tranh tốt hơn, các doanh nghiệp phải khai thác và phát huy tối đa tay nghề của công nhân, cũng như đổi mới phương thức quản lý, qua đó có thể tối ưu hóa sản xuất và nâng cao năng suất lao động.

    Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa trong tháng đạt 147,7 triệu USD, tăng 3,3% so tháng trước; 5 tháng, kim ngạch nhập khẩu đạt 658,4 triệu USD, tăng 42,2% so cùng kỳ; trong đó: kinh tế ngoài nhà nước nhập 41,7 triệu USD, giảm 30,7%, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài nhập 616,7 triệu USD, tăng 53% so cùng kỳ.

    c. Chỉ số giá:

    Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 4/2018 tăng 0,23% so tháng 3/2018 (thành thị tăng 0,21%, nông thôn tăng 0,23%), so cùng kỳ năm trước tăng 3,35%, so tháng 12 năm 2017 tăng 1,16%. Chỉ số giá tiêu dùng bình quân 4 tháng năm 2018 so với cùng kỳ tăng 4,28%.

    Trong 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ chính, có 10 nhóm hàng tăng so tháng trước, trong đó: tăng cao nhất là nhóm giao thông tăng 1,33%, kế đến là nhóm nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng tăng 0,43%... Riêng nhóm Bưu chính viễn thông giảm 0,03% so tháng trước.

    Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 4 tăng so tháng trước chủ yếu do:

    - Giá thịt lợn tăng 2,81%. Nguyên nhân, do tổng đàn giảm vì sau một thời gian dài thua lỗ, nhiều hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, trang trại phải bỏ chuồng, hiện nay nguồn cung cấp thịt lợn ra thị trường chủ yếu từ các công ty chăn nuôi có quy mô lớn. Bên cạnh đó, lượng thịt lợn xuất sang thị trường Camphuchia thời gian gần đây có tăng do nước này đang đón tết cổ truyền cũng góp phần làm tăng nhu cầu tiêu thụ cho mặt hàng thịt lợn trong nước. Tuy nhiên giá thịt lợn hiện nay tăng, giảm bất thường làm cho người chăn nuôi chưa dám tái đàn.

    - Thời tiết tại Tiền Giang đang vào thời điểm nắng nóng nên nhu cầu một số mặt hàng uống ngoài gia đình như: nước cam ép, nước mía ép, sinh tố trái cây… tăng, dẫn đến giá nhóm ăn uống ngoài gia đình tăng 0,16%. Cùng với đó, các mặt hàng đồ uống không cồn như: nước giải khát có gas, nước quả ép giá tăng nhẹ, tác động nhóm đồ uống và thuốc lá tăng 0,11%.

    - Nhu cầu tiêu dùng điện, nước sinh hoạt tăng (điện tăng 0,38%, nước sinh hoạt tăng 0,77%); mặt khác mùa nắng thuận lợi cho ngành xây dựng hoạt động, dẫn đến nhu cầu một số mặt hàng có liên quan xây dựng tăng như: xi măng, sắt thép, cát, đá và tiền công xây tường… tăng lên. Tác động nhóm nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng tăng 0,43%, đóng góp làm tăng chỉ số giá tiêu dùng chung khoảng 0,06%.

    - Nhà nước điều chỉnh tăng giá xăng dầu 2 đợt vào ngày 7/4 và ngày 23/4/2018, tác động chỉ số giá nhóm nhiên liệu tăng 2,59%.

    Bên cạnh đó, có một số nhóm hàng chỉ số giá giảm nhưng tỷ trọng quyền số nhỏ nên tác động chưa đủ lớn đến chỉ số giá tiêu dùng (CPI) chung như: giá rau xanh và chế biến giảm 2,67%, giá trứng các loại gia cầm giảm 0,87%, thịt gia cầm tươi sống giảm 0,43%, nhóm thủy sản tươi sống giảm 1,19%... góp phần kiềm hãm tốc độ tăng giá của nhóm hàng thực phẩm trong tháng 4/2018.

    Chỉ số giá vàng 24 kara Ngọc Thẩm trong tháng 4 tăng 0,65% so tháng trước, giá bình quân 3.701 ngàn đồng/chỉ, tăng 253 ngàn đồng/chỉ so cùng kỳ.

    Chỉ số đô la Mỹ trong tháng tăng 0,17% so tháng trước, giá bình quân 22.825 đồng/USD, tăng 65 đồng/USD so cùng kỳ.

    d. Du lịch:

    Khách du lịch đến trong tháng được 165,5 ngàn lượt khách, tăng 2,9% so tháng trước và tăng 18,9% so cùng kỳ; trong đó: khách du lịch quốc tế 53,9 ngàn lượt khách, giảm 0,2% so tháng trước và tăng 12,2% so cùng kỳ. Doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống và du lịch lữ hành trong tháng đạt 511,7 tỷ đồng, tăng 2,4% so tháng trước và tăng 14,7% so cùng kỳ.

    Tính chung 5 tháng đầu năm, lượt khách du lịch đến Tiền Giang là 788,7 ngàn lượt khách, tăng 12,3% so cùng kỳ; trong đó: khách quốc tế 262 ngàn lượt khách, tăng 11% so cùng kỳ. Tổng doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống và dịch vụ lữ hành đạt 2.484,8 tỷ đồng, tăng 12,7% so cùng kỳ, trong đó: doanh thu dịch vụ ăn uống chiếm 96%.

    e. Vận tải:

    Doanh thu vận tải, kho bãi và dịch vụ hỗ trợ vận tải trong tháng thực hiện 191,5 tỷ đồng, tăng 1,4% so tháng trước. Năm tháng thực hiện 941,5 tỷ đồng, tăng 11,9% so cùng kỳ; trong đó: vận tải hành khách thực hiện 296,7 tỷ đồng, tăng 8%; vận tải hàng hóa thực hiện 565,3 tỷ đồng, tăng 10,6%; kho bãi, dịch vụ hỗ trợ vận tải thực hiện 79,5 tỷ đồng, tăng 42,8% so cùng kỳ. Vận tải đường bộ thực hiện 529,8 tỷ đồng, tăng 11,1%; vận tải đường thủy nội địa thực hiện 332,2 tỷ đồng, tăng 7,5%; kho bãi, dịch vụ hỗ trợ vận tải 79,5 tỷ đồng, tăng 42,8% so cùng kỳ.

    Vận chuyển hành khách trong tháng đạt 2.501 ngàn hành khách, giảm 2,5% so tháng trước; luân chuyển được 101.167 ngàn hành khách.km, giảm 2% so tháng trước. Năm tháng, vận chuyển 12.967 ngàn hành khách, tăng 1,3% so cùng kỳ; luân chuyển 524.906 ngàn hành khách.km, tăng 14,2 so cùng kỳ. Trong đó: vận chuyển đường bộ 8.584 ngàn hành khách, giảm 0,6% và luân chuyển 516.959 ngàn hành khách.km, tăng 14,3% so cùng kỳ; vận chuyển đường thủy nội địa 4.383 ngàn hành khách, tăng 5,2% và luân chuyển 7.947 ngàn hành khách.km, tăng 11,9% so cùng kỳ. Sản lượng vận chuyển, luân chuyển hành khách tăng là do nhu cầu đi lại của người lao động trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 01/5/2018.

    Vận tải hàng hóa trong tháng đạt 1.362 ngàn tấn, tăng 2,8% so tháng trước; luân chuyển 141.335 ngàn tấn.km, tăng 2,8% so tháng trước. Năm tháng, vận tải 6.597 ngàn tấn hàng hóa, tăng 6,6% so cùng kỳ; luân chuyển 696.154 ngàn tấn.km, tăng 20% so cùng kỳ; trong đó: vận tải đường bộ 1.976 ngàn tấn, tăng 3,1% và luân chuyển 166.503 ngàn tấn.km, tăng 19,6% so cùng kỳ; vận tải đường thủy nội địa 4.621 ngàn tấn, tăng 8,1% và luân chuyển 529.651 ngàn tấn.km, tăng 20,2% so cùng kỳ.

    f. Bưu chính viễn thông:

    Doanh thu trong tháng đạt 210,7 tỷ đồng, tăng 1,3% so tháng trước. Năm tháng đầu năm doanh thu dịch vụ bưu chính, viễn thông đạt 1.010,8 tỷ đồng, tăng 21,4% so cùng kỳ; trong đó: doanh thu bưu chính đạt 60,9 tỷ đồng, tăng 81,5% và viễn thông 949,9 tỷ đồng, tăng 18,9%.

    Thuê bao điện thoại phát triển mới trong tháng tăng 535 thuê bao; trong đó: thuê bao cố định giảm 715 thuê bao, di động trả sau tăng 1.250 thuê bao. Tổng số thuê bao điện thoại có trên mạng đến cuối tháng 5 là 117.908 thuê bao, mật độ bình quân đạt 6,7 thuê bao/100 dân (chỉ tính thuê bao cố định và di động trả sau). Thuê bao internet trong tháng phát triển mới 7.445 thuê bao, thuê bao internet có trên mạng cuối tháng 5 là 174.286 thuê bao, mật độ internet bình quân đạt 10 thuê bao/100 dân.

    5. TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG

    Tài chính:

    Tổng thu ngân sách nhà nước trong tháng thực hiện 1.360,5 tỷ đồng; trong đó: thu ngân sách trên địa bàn 655 tỷ đồng, thu từ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 180 tỷ đồng. Năm tháng đầu năm thu 6.046,4 tỷ đồng, đạt 54,2% kế hoạch, giảm 6% so cùng kỳ; trong đó: thu ngân sách trên địa bàn thực hiện 3.803,9 tỷ đồng, đạt 47,7% dự toán và tăng 13,4% so cùng kỳ, thu nội địa 3.634,8 tỷ đồng, đạt 47,8% dự toán, tăng 13,5% so cùng kỳ.

    Tổng chi ngân sách nhà nước trong tháng 880 tỷ đồng; trong đó: chi đầu tư phát triển 300 tỷ đồng. Năm tháng đầu năm chi 2.937,1 tỷ đồng, đạt 28,8% dự toán, giảm 22,4% so cùng kỳ; trong đó: chi đầu tư phát triển 931,5 tỷ đồng, đạt 27,5% dự toán, tăng 9,2% so cùng kỳ; chi hành chánh sự nghiệp 1.713,2 tỷ đồng, đạt 29,1% dự toán và giảm 22,8% so cùng kỳ.

    Ngân hàng:

    Tổng thu tiền mặt trong tháng thực hiện được 17.000 tỷ đồng, năm tháng thực hiện được 98.349 tỷ đồng, tăng 2,7% so cùng kỳ. Tổng chi tiền mặt trong tháng được 17.400 tỷ đồng, năm tháng thực hiện được 99.722 tỷ đồng, tăng 3,9% so cùng kỳ. Tính đến ngày 09/5/2018:

    - Tổng nguồn vốn huy động trên địa bàn đạt 58.448 tỷ đồng, giảm 529 tỷ đồng so cuối tháng 4/2018, dự ước đến cuối tháng 5/2018 tổng nguồn vốn huy động đạt 59.036 tỷ đồng, so cùng kỳ tăng 7.501 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 14,6%.

    - Tổng dư nợ cho vay toàn tỉnh đạt 43.876 tỷ đồng, giảm 459 tỷ đồng so cuối tháng 4/2018, dự ước đến cuối tháng 5/2018 tổng dư nợ cho vay toàn tỉnh đạt 44.402 tỷ đồng, tăng 6.189 tỷ đồng so cùng kỳ, tỷ lệ tăng 16,2%.

    II. XÃ HỘI

    1. Lao động việc làm:

    Trong tháng giới thiệu việc làm cho 292 lượt lao động, trong đó: lao động nữ chiếm 45%; có 31 lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, tiếp nhận 1.154 người đăng ký thất nghiệp và giải quyết hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp cho 845 người với tổng số tiền chi trả tương đương 9.721 triệu đồng. Từ đầu năm đến nay đã giới thiệu cho 1.522 lao động, có 64 lao động xuất cảnh sang các nước Nhật Bản: 46 lao động, Đài Loan: 17 lao động và thị trường khác: 1 lao động; tiếp nhận 4.620 người đăng ký thất nghiệp, quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp là 4.150 người với tổng số tiền chi trả 47.823 triệu đồng.

    2. Chính sách xã hội:

    Trong tháng vận động quỹ đền ơn đáp nghĩa được 2.541 triệu đồng, xây dựng 17 ngôi nhà tình nghĩa với tổng kinh phí 788 triệu đồng, sửa chữa 6 ngôi nhà tình nghĩa với tổng kinh phí 120 triệu đồng. Từ đầu năm đến nay, vận động quỹ đền ơn đáp nghĩa được 4.021 triệu đồng, đạt 40,2% kế hoạch năm; xây dựng 45 ngôi nhà tình nghĩa với tổng kinh phí 1.948 triệu đồng, đạt 34,6% kế hoạch năm; sửa chữa 8 ngôi nhà tình nghĩa với tổng kinh phí 160 triệu đồng, đạt 22,9% kế hoạch năm.

    Thực hiện tốt các hoạt động đền ơn, đáp nghĩa, các chính sách với gia đình người có công với cách mạng:

    - Tổ chức đưa 236 người có công đi điều dưỡng tập trung 2 đợt tại tỉnh Lâm Đồng và Đoàn An dưỡng 198 Đà Lạt, gồm: huyện Cái Bè và Gò Công Đông đi điều dưỡng tập trung tại Trung tâm điều dưỡng tỉnh Lâm Đồng, số lượng 955 người, thời gian đi từ ngày 10 - 16/5/2018; huyện Cai Lậy và Tân Phước đi điều dưỡng tập trung tại Đoàn An dưỡng 198 Đà Lạt là 75 người, thời gian đi từ ngày 14 - 20/5/2018.

    - Tổ chức đưa người có công đi viếng lăng Bác Hồ, tham quan thủ đô Hà Nội, đợt 1, số lượng 25 người và đi Phú Quốc, số lượng 35 người, thời gian từ ngày 7 - 10/5/2018.

    Quỹ bảo trợ trẻ em vận động hơn 160 triệu đồng, trong đó 14,1 triệu đồng tiền mặt, trên 145,9 triệu đồng hàng hóa hỗ trợ cho 180 trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Từ đầu năm đến nay đã vận động trên 255,1 triệu đồng, trong đó tiền mặt trên 23,2 triệu đồng, hàng hóa trên 231,9 triệu đồng hỗ trợ cho hơn 900 trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trong tỉnh; cơ sở cai nghiện ma túy của tỉnh hiện đang quản lý 595 học viên, trong đó có 578 học viên cai nghiện bắt buộc, 9 học viên cai nghiện tự nguyện, 8 học viên ở khu lưu trú xã hội.

    3. Chăm sóc sức khỏe:

    Công suất sử dụng giường bệnh bình quân của các cơ sở điều trị trong tháng đạt 103%, tuy nhiên thường xảy ra quá tải ở tuyến trên. Công suất sử dụng giường bệnh của các bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh đạt 130%, các bệnh viện chuyên khoa đạt 101,1%, các bệnh viện tuyến huyện đạt 59,6%... Công tác vệ sinh an toàn cũng được ngành y tế quan tâm; trong tháng có 1.262 lượt cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm được kiểm tra, kết quả có 1.236 cơ sở đạt tiêu chuẩn, đạt 97,9%; trong tháng không xảy ra vụ ngộ độc thực phẩm nào.

    So với cùng kỳ năm trước có 13 bệnh giảm (bệnh viêm gan vi rút C giảm 94,6%, bệnh viêm gan vi rút B giảm 82,9%, bệnh do liên cầu lợn ở người giảm 80%, bệnh viêm não vi rút khác giảm 66,7%...); 6 bệnh tăng (bệnh ho gà tăng 100%, bệnh rubella tăng 100%, bệnh sốt rét tăng 100%, bệnh quai bị tăng 39,4%...); bệnh khác tương đương hoặc không xảy ra.

    Từ đầu năm đến nay đã khám bệnh cho 2.358.115 lượt người đạt 54,8% kế hoạch, tăng 3,4% so cùng kỳ, với số lượt người điều trị nội trú là 96.438 lượt người đạt 54,9%, giảm 2,1%. Bệnh sốt xuất huyết đã xảy ra 456 cas, giảm 49,4% so cùng kỳ, không có tử vong; bệnh tay-chân-miệng xảy ra 262 cas giảm 45,2%; bệnh HIV có 43 cas nhiễm HIV mới, 4 cas nhiễm mới AIDS. Tính đến thời điểm báo cáo, tổng số cas nhiễm HIV là 4.882 người, tổng số cas AIDS là 1.720 người, tử vong do AIDS là 936 người.

    4. Giáo dục - Đào tạo:

    Toàn ngành Giáo dục và Đào tạo tập trung thực hiện các hoạt động chuyên môn, hoàn thành nhiệm vụ năm học và các trường tổ chức tổng kết năm học 2017-2018; tập trung chuẩn bị cho công tác tuyển sinh lớp 10 năm 2018, kỳ thi trung học phổ thông quốc gia năm 2018.

    Giáo dục Mầm non: tổ chức tổng kết cuộc thi “Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm”; tổ chức kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ năm học tại một số trường mầm non trong tỉnh; thực hiện báo cáo thống kê số liệu giáo dục mầm non cuối năm học 2017 - 2018.

    Giáo dục phổ thông:

    - Bậc Tiểu học: tiến hành kiểm tra công nhận và lập tờ trình đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quyết định công nhận trường Tiểu học Long Bình Điền huyện Chợ Gạo đạt chuẩn quốc gia mức độ 2 và trường Tiểu học B Mỹ Đức Tây huyện Cái Bè, trường Tiểu học Ngũ Hiệp 2 huyện Cai Lậy)đạt chuẩn quốc gia mức độ 1; kiểm tra, thẩm định tái công nhận các trường Tiểu học Nhị Mỹ, Tân Hội thị xã Cai Lậy tiếp tục đạt chuẩn quốc gia mức độ 1 sau 5 năm, trường Tiểu học Nguyễn Huệ, thành phố Mỹ Tho tiếp tục đạt chuẩn quốc gia mức độ 2 sau 5 năm.

    - Bậc Trung học: tổ chức thi và cấp chứng chỉ nghề phổ thông năm học 2017-2018, khoá ngày 18/4/2018 cho 13.650 thí sinh đăng ký dự thi, kết quả đỗ 13.538 thí sinh, tỉ lệ 99,2%.

    Giáo dục thường xuyên - Giáo dục chuyên nghiệp: kiểm tra hoạt động các trung tâm ngoại ngữ, tin học, giáo dục ngoài giờ chính khóa. Hướng dẫn hồ sơ thẩm định, cấp phép thành lập, tái cấp phép hoạt động các trung tâm, cơ sở tin học, ngoại ngữ, giáo dục ngoài giờ chính khóa; kiểm tra hoạt động các trung tâm học tập cộng đồng.

    5. Văn hóa - thể thao:

    Tập trung tổ chức các hoạt động trọng tâm như kỷ niệm 43 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước; 132 năm ngày Quốc tế Lao động 01/5; 128 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trung tâm văn hóa tỉnh tổ chức thành công “Liên hoan đàn, hát dân ca tỉnh Tiền Giang năm 2018”; tổ chức hội thi và trưng bày nghệ thuật hoa lan; trưng bày nghệ thuật Bonsai và chưng nghi tại Bảo tàng tỉnh nhân giỗ tổ Hùng Vương năm 2018 từ ngày 23-25/04 với sự tham gia của các nghệ nhân đến từ tỉnh Tiền Giang và Bến Tre.

    Phong trào thể thao trên địa bàn tỉnh được duy trì, phát triển với nhiều hình thức: tổ chức thành công Đại hội Thể dục Thể thao tỉnh Tiền Giang lần thứ VIII năm 2018 với 20 môn, đạt 100% kế hoạch. Các thứ hạng nhất, nhì, ba thuộc về Thành phố Mỹ Tho với 55 HCV, 35 HCB và 43 HCĐ; huyện Cái Bè: 32 HCV, 17 HCB và 33 HCĐ và huyện Châu Thành: 25 HCV, 17 HCB và 21 HCĐ; tổ chức thành công giải bóng bàn tỉnh Tiền Giang Mở rộng lần thứ V năm 2018 - Tranh cúp “STIGA”, từ ngày 4 - 6/5/2018 tại Nhà thi đấu đa môn tỉnh Tiền Giang, với kinh phí từ nguồn xã hội hóa.

    6. Tình hình trật tự an toàn xã hội: theo báo cáo của ngành Công an:

    Trong tháng, tội phạm về trật tự xã hội xảy ra 48 vụ (giảm 2 vụ so với tháng trước), làm chết 2 người, bị thương 9 người, tài sản thiệt hại trị giá khoảng 1,2 tỷ đồng; trong đó, án rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng được kiềm chế, xảy ra 2 vụ giết người tại thành phố Mỹ Tho và Châu Thành; 4 vụ cố ý gây thương tích; án ít nghiêm trọng, nghiêm trọng xảy ra chủ yếu là tội phạm xâm phạm sở hữu (cướp tài sản 1 vụ, hủy hoại tài sản 2 vụ…) và xâm hại tình dục (hiếp dâm 1 vụ, giao cấu người dưới 16 tuổi 1 vụ). Điều tra khám phá ban đầu đạt 54,2% (26/48 vụ), bắt xử lý 24 đối tượng; giáo dục, răn đe 879 đối tượng tiền án, tiền sự, đối tượng có biểu hiện vi phạm pháp luật hiện hành; bắt, xử lý hình sự 43 đối tượng, xử lý vi phạm hành chính 46 đối tượng vi phạm pháp luật về trật tự xã hội; phát hiện, xử lý 42 vụ, 277 đối tượng cờ bạc; phát hiện, xử lý 50 đối tượng vi phạm pháp luật; giải tán 873 thanh thiếu niên tụ tập đêm khuya gây mất trật tự công cộng và nhiều tụ điểm cờ bạc nhỏ lẻ, kinh doanh quá giờ…

    7. Tình hình trật tự an toàn giao thông: theo báo cáo của ngành Công an, từ 15/3 đến 15/4 như sau:

    Giao thông đường bộ: tai nạn xảy ra 21 vụ, làm chết 13 người, bị thương 10 người; so tháng trước tai nạn giảm 14 vụ, số người chết giảm 13 người, số người bị thương giảm 10 người; so cùng kỳ tai nạn giảm 8 vụ, số người chết giảm 10 người, số người bị thương giảm 12 người. Tổng số vụ từ đầu năm đến nay là 144 vụ, làm chết 89 người, bị thương 87 người; so cùng kỳ tai nạn tăng 18 vụ, làm chết giảm 6 người, bị thương tăng 6 người. Vi phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ trong tháng xảy ra 12.968 vụ tăng 5.603 vụ so tháng trước và tăng 6.215 vụ so cùng kỳ, đã xử lý tạm giữ giấy tờ và phương tiện 7.856 vụ, tước giấy phép lái xe 611 vụ, phạt tiền 5.105 vụ với số tiền phạt 4.161 triệu đồng. Tổng số vụ vi phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ từ đầu năm đến nay 38.563 vụ tăng 12.445 vụ so cùng kỳ, đã tạm giữ giấy tờ và phương tiện 20.806 vụ, tước giấy phép lái xe 1.804 vụ, phạt tiền 15.984 vụ với số tiền 12.677 triệu đồng.

    Giao thông đường thủy: trong tháng không xảy ra tai nạn. Từ đầu năm đến nay xảy ra 5 vụ tai nạn và tăng 4 vụ so cùng kỳ. Vi phạm trật tự an toàn giao thông đường thủy trong tháng xảy ra 2.218 vụ tăng 1.139 vụ so tháng trước và tăng 166 vụ so cùng kỳ, phạt tiền 1.785 vụ với số tiền phạt 540 triệu đồng. Tính từ đầu năm đến nay tổng số vụ vi phạm an toàn giao thông đường thủy là 6.733 vụ giảm 158 vụ so cùng kỳ, phạt tiền 5.615 vụ với số tiền phạt 1.469 triệu đồng.

    Tai nạn giao thông 4 ngày lễ (từ ngày 28/4 - 4/5/2018): tai nạn xảy ra 13 vụ, làm chết 8 người, bị thương 13 người. So với cùng kỳ, tai nạn tăng 9 vụ, số người chết tăng 6 người, số người bị thương tăng 11 người; tai nạn xảy ra nhiều nhất ở các huyện Cái Bè (4 vụ), Mỹ Tho (3 vụ)…, thấp nhất huyện Tân Phước (1 vụ). Cảnh sát giao thông đường bộ toàn tỉnh đã xuất quân 328 ca với 973 lượt cán bộ chiến sĩ tham gia làm nhiệm vụ, phát hiện và xử lý 1.183 vụ vi phạm trật tự an toàn giao thông, tạm giữ phương tiện 219 trường hợp, tạm giữ giấy tờ 536 trường hợp, phạt tiền 733 trường hợp với số tiền 289,6 triệu đồng; Giao thông đường thủy không xảy ra tai nạn. Cảnh sát giao thông đường thủy đã tổ chức ra quân 39 cuộc với 114 lượt đồng chí làm nhiệm vụ kiểm tra xử lý trật tự an toàn giao thông trên các tuyến đường thủy nội địa; phát hiện 316 trường hợp vi phạm, tạm giữ giấy tờ 66 vụ, xử phạt hành chính không lập biên bản 250 vụ với tổng số tiền phạt là 90,2 triệu đồng.

    8. Tình hình cháy nổ, môi trường:

    Trong tháng, xảy ra 7 vụ cháy tại các huyện Cái Bè, Tân Phước, Châu Thành, Chợ Gạo và thành phố Mỹ Tho. Tài sản thiệt hại ước tính khoảng 224.702 triệu đồng, trong đó đã xảy ra 1 vụ cháy gây thiệt hại tài sản lớn (khoảng 223,5 tỷ đồng) tại kho chứa hàng hóa thuộc Công ty trách nhiệm hữu hạn thực nghiệp dệt Kangna thuộc Khu Công nghiệp Long Giang, huyện Tân Phước. Nguyên nhân do sự cố về điện 2 vụ, sự cố kỹ thuật 1 vụ, đang điều tra nguyên nhân 4 vụ; Từ đầu năm đến nay xảy ra 21 vụ cháy, tổng giá trị tài sản thiệt hại trên 234.411 tỷ đồng. Vi phạm môi trường đã tiến hành kiểm tra, phát hiện và lập hồ sơ xử lý 4 vụ vi phạm với tổng số tiền nộp vào ngân sách trên 127 triệu đồng; từ đầu năm đến nay, tổng số vụ vi phạm môi trường được phát hiện và xử lý 22 vụ với tổng số tiền xử phạt trên 358 triệu đồng.

    9. Thiệt hại do thiên tai:

    Đầu tháng 5, tại huyện Cái Bè đã xảy ra lốc xoáy ở các xã An Thái Trung, Mỹ Lợi A, Thiện Trung và Mỹ Đức Tây làm thiệt hại 74 căn nhà, ước tính thiệt hại khoảng 2.780 triệu đồng; cơn lốc xoáy đã làm đỗ ngã thiệt hại nhiều cây ăn trái của người dân, rất may là không có thương vong xảy ra. Lãnh đạo huyện đã ân cần thăm hỏi, động viên các gia đình bị thiệt hại, đề nghị chính quyền địa phương hỗ trợ cho các hộ có nhà sập hoàn toàn, sắp xếp đảm bảo chỗ ăn ở. Đồng thời, điều động các lực lượng đã cùng người dân địa phương thu dọn cây cối bị gãy đỗ, sửa chữa dựng lại nhà cửa bị tốc mái, kiểm tra tình hình thiệt hại của từng hộ, để có hướng hỗ trợ kịp thời cho người dân.

SL uoc thang 5 - 2018

Các tin cùng chuyên mục:
Hiển thị kết quả 1-10 (của 17)
Trang:1 - 2Trang đầu « Lùi · Tới » Trang cuối

Một số chỉ tiêu chủ yếu tháng 02 năm 2024 (tăng/giảm) so với cùng kỳ năm 2023 của tỉnh Tiền Giang (%)

Chỉ số sản xuất công nghiệp(*)

-18,0

Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng

+8,9

Khách quốc tế đến Tiền Giang

+25,9

Thực hiện vốn đầu tư ngân sách nhà nước

-12,3

Chỉ số giá tiêu dùng (*)

+1,05

(*): so với tháng trước.

1. Các chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2024 (xem chi tiết):

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế (theo giá so sánh 2010) tăng từ 7,0 – 7,5% so với năm 2023;

- Cơ cấu kinh tế: khu vực nông lâm nghiệp và thủy sản chiếm 35,1%, khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 29,6%, khu vực dịch vụ (bao gồm thuế sản phẩm) chiếm 35,3%.

- GRDP bình quân đầu người đạt 75,8 - 76,2 triệu đồng/người/năm;

- Tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 5 tỷ USD;

- Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội đạt 50.400 – 50.650 tỷ đồng;

- Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn 8.801 tỷ đồng;

- Tổng chi ngân sách địa phương 14.456 tỷ đồng;

- Số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới đạt 890 doanh nghiệp.

Tìm kiếm thông tin
Thông tin người dùng
User Online: 23
Truy cập: 2.005.931
Truy cập tháng: 76.822
User IP: 18.119.253.93

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ CỤC THỐNG KÊ TỈNH TIỀN GIANG
21 đường 30/4, phường 1, Thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang
ĐT: 0273. 3872582 - Fax: 0273. 3886 952 - Email:tiengiang@gso.gov.vn