Số 21 đường 30/4 - phường 1 - TP Mỹ Tho - tỉnh Tiền Giang               Hotline: 0273 3872 582               Email: tiengiang@gso.gov.vn

"CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, NGƯỜI LAO ĐỘNG CỤC THỐNG KÊ TỈNH TIỀN GIANG SỐNG VÀ LÀM VIỆC THEO HIẾN PHÁP VÀ PHÁP LUẬT"

 

 

Tổng Cục Thống kê

Cổng Thông tin điện tử

tỉnh Tiền Giang

                                                                                     - Hướng dẫn Đăng ký tài khoản (Xem Clip)

                                                                                     - Hướng dẫn tra cứu thông tin (Xem Clip)

                                                                                  - Hướng dẫn đăng ký hộ kinh doanh (Xem Clip)

                                                                                     - Hướng dẫn đăng ký khai sinh (Xem Clip)

Thăm Dò Ý Kiến
Thông tin bạn quan tâm nhất trên trang web này





Lịch sử hình thành và phát triển
Lịch sử hình thành
Thứ năm, Ngày 19 Tháng 12 Năm 2013

I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH:

Tiền thân của ngành Thống kê tỉnh Tiền Giang lúc mới giải phóng là một tổ Thống kê trong Ban Kinh tế -Tài chính khu Trung Nam bộ (khu 8), lực lượng cán bộ lúc này chủ yếu là cán bộ làm công tác thống kê các tỉnh miền Bắc và học sinh, sinh viên được đào tạo chính quy từ các trường Trung cấp, Đại học miền Bắc tăng cường cho miền Nam và một số cán bộ chủ chốt của tỉnh. Trong thời gian này, Ban Kinh tế - Tài chính khu Trung Nam bộ đã tiến hành tổ chức các khóa đào tạo sơ cấp: Kế hoạch hóa; Thống kê; Tài chính; Kế toán… để phục vụ công tác trước mắt như xây dựng kế hoạch, kiểm kê tài sản, đăng ký kinh doanh công - thương nghiệp… và chuẩn bị cho việc thành lập các ngành tỉnh trong đó có ngành Thống kê.

- Ngày 12 tháng 12 năm 1975, Ban Kinh tế - Tài chính khu Trung Nam bộ giải thể, số cán bộ của Ban được bố trí về các ngành tỉnh, riêng Thống kê hình thành một tổ thuộc UBND tỉnh.

- Do công tác lưu trữ những ngày đầu mới giải phóng hạn chế và quá trình di chuyển trụ sở làm việc thất thoát hồ sơ, tài liệu và Quyết định thành lập Chi cục, để có ngày thành lập cơ quan nên lãnh đạo lúc bấy giờ thống nhất lấy ngày 3 tháng 3 năm 1976 làm ngày thành lập ngành Thống kê Tiền Giang.

- Tuy nhiên, qua khai thác hồ sơ được lưu trữ tại Chi cục văn thư lưu trữ của tỉnh đã tìm thấy một số văn bản như đề nghị thành lập Chi cục Thống kê tỉnh số 133/KH ngày 14 tháng 5 năm 1976 của Chủ nhiệm Ủy ban Kế hoạch tỉnh gửi Ban Thường vụ Tỉnh Ủy và Ủy ban nhân dân Cách mạng tỉnh Tiền Giang và Quyết định số 198/QĐ.UB ngày 28 tháng 5 năm 1976 của Ủy ban nhân dân Cách mạng tỉnh Tiền Giang chỉ định đồng chí Phạm Văn Vượng làm  Thường trực Chi cục Thống kê tỉnh Tiền Giang (lúc này chưa có Chi cục trưởng); nhưng không tìm được Quyết định thành lập. Căn cứ vào các văn bản trên tập thể lãnh đạo, chi ủy và toàn thể công chức Cục Thống kê thống nhất lấy ngày 28 tháng 05 năm 1976 là ngày thành lập Cục Thống kê tỉnh Tiền Giang.

- Thực hiện Nghị định số 72/CP ngày 5/4/1974 của Hội đồng Chính Phủ, để thống nhất quản lý công tác Thống kê tháng11 năm 1976, Tổng cục Thống kê chính thức Quyết định thành lập Chi cục Thống kê tỉnh Tiền Giang trực thuộc Tổng cục Thống kê và các phòng thống kê huyện, tương đương trực thuộc Chi cục Thống kê.

 

 Do có lực lượng chủ chốt chuẩn bị trước giải phóng nên sau giải phóng lực lượng này vừa thực hiện nhiệm vụ, vừa xây dựng lực lượng, vừa đào tạo vì thế ngay sau khi có Quyết định thành lập của Tổng cục trưởng về mặt tổ chức, Chi cục Thống kê Tiền Giang đã có đủ cán bộ cốt cán bố trí lãnh đạo các phòng và chỉ hơn 2 năm sau ngày giải phóng, ngành Thống kê Tiền Giang đã xây dựng hoàn chỉnh hệ thống tổ chức thống kê từ tỉnh đến huyện.

- Ngày 08 tháng 3 năm 1984, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê ký Quyết định số 80/QĐ-TCTK đổi tên Chi cục Thống kê tỉnh, thành phố trong cả nước thành Cục Thống kê tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

- Ngày 12 tháng 12 năm 1987, Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa VI và Thường vụ Hội đồng Bộ trưởng đã ra Thông báo số 46/TB-TW về việc sắp xếp lại tổ chức bộ máy các cơ quan Đảng, Nhà nước theo hướng gọn nhẹ. Thực hiện Thông báo trên, ngày 11/5/1988 Hội đồng Bộ trưởng đã có Quyết định số 81/QĐ-HĐBT qui định chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy của ngành thống kê, theo đó tổ chức Thống kê được chuyển cho Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý. Tổng cục Thống kê không còn chức năng quản lý ngành dọc về tổ chức và cán bộ, chỉ quản lý chuyên môn nghiệp vụ. Đối với tỉnh Tiền Giang, ngày 01 tháng 4 năm 1988 Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang đã có Quyết định số 177/QĐ.UB hợp nhất Cục Thống kê vào Ủy ban Kế hoạch tỉnh lúc này không còn tổ chức Thống kê riêng mà Ủy ban Kế hoạch hình thành hai bộ phận Kế Hoạch và Thống kê thực hiện cơ chế chuyên viên. Cấp huyện nhập vào phòng Kế hoạch thành phòng Kế hoạch- Thống kê và đến năm 1991 phòng này tiếp tục nhập vào phòng Tài chính thành Phòng Tài chính- Kế hoạch các huyện.

Đây là sự thay đổi rất lớn của hệ thống Thống kê Nhà nước, ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của ngành do không thống nhất mô hình, số cán bộ thống kê ở tỉnh, huyện được đào tạo Trung học, Đại học chính quy bị giảm đến mức không còn khả năng thực hiện nhiệm vụ. Song, với sự cố gắng chung của toàn ngành, công tác thống kê của tỉnh từng bước ổn định, tiếp tục duy trì và phát triển.

- Đến tháng 5 năm 1990 nhận thấy thực hiện cơ chế chuyên viên không hiệu quả nhất là không phù hợp với công tác Thống kê, Ban chủ nhiệm Ủy ban Kế hoạch đề nghị tỉnh thành lập Chi cục Thống kê thuộc Ủy ban Kế hoạch và tỉnh chấp thuận. 

- Sau một thời gian thấy Kế hoạch, Thống kê là hai nghiệp vụ độc lập có phương pháp riêng… Đồng chí Chủ nhiệm Ủy ban Kế hoạch lúc bấy giờ đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh tách Thống kê riêng thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh , ngày 24 tháng 4 năm 1992, Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang có Quyết định số 326/QĐ.UB tách Chi cục Thống kê ra khỏi Ủy ban kế hoạch tỉnh và thành lập Cục Thống kê tỉnh trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh.

- Ngày 23 tháng 3 năm 1994, Chính phủ ban hành Nghị định số 23/CP về chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy của Tổng cục Thống kê. Theo đó, ngành Thống kê trở lại quản lý theo ngành dọc. Cục thống thống kê tỉnh trực thuộc Tổng cục và quản lý cả biên chế làm thống kê ở các huyện, thành phố, thị xã. Do đó ngày 06 tháng 10 năm 1994. Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang đã có Quyết định số 1187/QĐ.UB chuyển giao Cục Thống kê tỉnh Tiền Giang về Tổng cục Thống kê quản lý cho đến nay. Đối với thống kê cấp huyện, thị xã Gò Công và thành phố Mỹ Tho, đến tháng 11 năm 1994 tách ra thành lập phòng Thống kê các huyện trực thuộc Cục Thống kê tỉnh Tiền Giang. Có thể nói, việc ngành Thống kê trở lại trực thuộc hệ thống dọc đã giúp cho công tác thống kê tại địa phương hoạt động thuận lợi, việc tổ chức thu thập thông tin qua điều tra và báo cáo thống kê đạt hiệu quả và đảm bảo khách quan hơn.

- Để thực hiện cải cách bộ máy của Chính phủ, ngày 4 tháng 1 năm 2007, Chính phủ đã ra Nghị định số 01/NĐ-CP về việc chuyển Tổng cục Thống kê vào Bộ Kế hoạch và Đầu tư (trước đây Tổng cục Thống kê trực thuộc Chính phủ). Về tổ chức thống kê tỉnh không thay đổi nhưng từ sau khi thực hiện Nghị định này, hoạt động ngành Thống kê càng ngày càng khởi sắc, cán bộ công chức trong ngành phấn khởi hơn khi lần đầu tiên Chính phủ ban hành Quyết định số 45/2009/QĐ-TTg ngày 27/03/2009 về chế độ trợ cấp ưu đãi theo nghề đối với cán bộ, công chức làm công tác Thống kê kể từ ngày 1/4/2009. Đồng thời nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của hoạt động Thống kê trong tình hình mới, thực hiện Quyết định 54/2010/QĐ-TTg ngày 24 tháng 8 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ, ngày 29/9/2010 Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê có Quyết định số 653/QĐ-TCTK về việc thành lập Chi cục Thống kê huyện, thị xã, thành phố trực thuộc Cục Thống kê tỉnh kể từ ngày 10/10/2010.

II. THÀNH TỰU CÔNG TÁC THỐNG KÊ TỪ NGÀY THÀNH LẬP ĐẾN NAY:

Cùng với các cơ quan quản lý nhà nước, từ ngày thành lập đến nay với quyết tâm cao, cán bộ công chức toàn ngành đã vượt khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ chính trị do Đảng, Nhà nước giao. Tuỳ tình hình cụ thể ở từng giai đoạn cách mạng, ngành thống kê tỉnh đã có những cống hiến, đóng góp của mình, đã thực sự là một công cụ tham mưu cho Đảng và Nhà nước trong việc hoạch định chủ trương, đường lối, lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành phát triển kinh tế - xã hội, ổn định tình hình chính trị, an ninh quốc phòng, phục vụ kế hoạch xây dựng phát triển kinh tế - xã hội ngắn hạn, dài hạn…    

Trước năm 1986 nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung cao. Ngành Thống kê tỉnh đã góp phần phục vụ đắc lực trong việc tồ chức và chỉ đạo thống nhất công tác hạch toán kế toán và thống kê ở địa phương, cung cấp số liệu làm căn cứ để xây dựng kế hoạch hàng năm, năm năm. Kiểm tra, đánh giá về tình hình thực hiện kế hoạch nhà nước hàng năm của các ngành, các đơn vị sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh.     

Bước sang thời kỳ đổi mới sau năm1986 đến nay với đặc điểm nổi bật là cả nước đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế, bước vào thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Quan hệ sản xuất bước đầu phát triển phù hợp trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, thực hiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa… Để phù hợp tình hình mới của đất nước và so sánh quốc tế toàn ngành từng bước đổi mới phạm vi, phương pháp và phổ biến thông tin Thống kê, công tác Thống kê khó khăn hơn, đòi hỏi thông tin phục vụ chỉ đạo nhiều hơn.

Trải qua 35 năm xây dựng và phát triển đúng như ý nghĩa của nó với hơn ¼ thế kỷ, ngành Thống kê Tiền Giang vừa xây dựng về tổ chức, cơ sở vật chất đồng thời đã thực hiện một khối lượng công việc ngày khá lớn đó là tổ chức thực hiện tốt các cuộc tổng điều tra, điều tra thường xuyên và cung cấp thông tin kịp thời phục vụ lãnh đạo tỉnh, Trung ương. Song song với công tác chuyên môn, sau những khó khăn về thay đổi tổ chức, cấp quản lý như nhập, tách cơ quan Thống kê tỉnh, huyện, thành, thị làm số cán bộ đã đào tạo giảm đi rất nhiều. Thực hiện Nghị định số 23 NĐ/CP đến ngày 01 tháng 01 năm 1995 ngành Thống kê tỉnh thực hiện quản lý lại theo ngành dọc, công tác mọi mặt được chỉ đạo thống nhất từ trung ương nhờ đó tổ chức ngành được ổn định, phát triển như ngày nay. Thành quả xây dựng và trưởng thành của ngành Thống kê Tiền Giang thể hiện trên một số mặt chủ yếu sau đây:

- Công tác tổ chức cán bộ, đào tạo ngày càng được củng cố và hoàn thiện, Bộ máy từ khi hình thành đến nay thường xuyên được xây dựng theo hướng nâng cao chất lượng, việc bồi dưỡng đội ngũ cán bộ luôn được chú trọng đảm bảo chuyên sâu về chuyên môn đáp ứng tốt yêu cầu thông tin trong từng thời kỳ phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh.

- Phạm vi hoạt động thống kê được mở rộng,thông tin phong phú với chất lượng luôn được nâng lên. Hệ thống chỉ tiêu thu thập ngày càng đa dạng đáp ứng yêu cầu thông tin cho lãnh đạo và nhân dân. Hệ thống số liệu thống kê phục vụ cho việc xây dựng, đánh giá thực hiện kế hoạch cũng như để nghiên cứu chính sách, chiến lược kinh tế-xã hội ngày càng được bổ sung hoàn thiện đáp ứng nhu cầu trong nước và hợp tác quốc tế. Phương pháp thu thập ngày càng củng cố và tăng cường theo hướng nâng chất lượng và đi sâu phân tích, dự báo kinh tế. Nội dung, phương pháp thống kê được chuyển đổi từng bước phù hợp tình hình mới và thông lệ quốc tế.

- Trong thời kỳ đổi mới, ngành đã tiến hành có kết quả nhiều cuộc điều tra lớn để cung cấp nguồn thông tin ngày càng phong phú hơn như Tổng điều tra Nông nghiệp- Nông thôn, Tổng điều tra Dân số và Nhà ở, Tổng điều tra các cơ sở kinh tế hành chính- sự nghiệp. Điều tra kinh tế hộ gia đình, điều tra vốn đầu tư phát triển xã hội và nhiều cuộc điều tra khác. Các cuộc điều tra lớn định kỳ cũng đã góp phần xây dựng những cơ sở dữ liệu để tiến tới cập nhật thường xuyên giúp cho công tác quản lý của các ngành các cấp được kịp thời, đáp ứng được yêu cầu thông tin trong nền kinh tế thị trường.

- Các báo cáo thống kê hàng tháng do Cục Thống kê công bố từ chỗ rất ít đối tượng quan tâm sử dụng đến nay thực sự đã trở thành tài liệu không thể thiếu, tài liệu chính thống trong các cuộc họp đánh giá thực hiện kinh tế-xã hội của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp.

- Cơ sở vật chất kỹ thuật và hệ thống trang thiết bị thông tin của ngành được tăng cường và ngày càng phát huy tác dụng, Cục Thống kê là một trong những cơ quan ứng dụng công nghệ thông tin sớm nhất của tỉnh (có máy vi tính đều tiên năm 1983). Mạng tin học nội bộ và cơ sở dữ liệu của ngành đã hình thành sớm nhất, từ năm 1996 ngành đã bắt đầu xây dựng cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin và phát triển củng cố liên tục cho đến nay giúp cho việc tổng hợp, khai thác thông tin dễ dàng nhanh chóng. Đa số cán bộ thống kê đều được đào tạo về công nghệ thông tin và thường xuyên áp dụng công nghệ thông tin trong xử lý và tổng hợp số liệu .

- Công tác nghiên cứu khoa học ngày càng đi vào chiều sâu. Các sản phẩm thống kê đa dạng được biên soạn từ các cuộc điều tra mẩu, toàn bộ và phát hành ngày càng rộng rãi.

- Ngành Thống kê Tiền Giang đã được Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng cấp giấy chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001- 2008 trong quản lý nhà nước và phục vụ hành chính công theo Quyết định số 1359/QĐ-TĐC ngày 14/8/2009. Đây là công cụ giúp cho ngành thực hiện tốt công tác cải cách hành chính góp phần phục vụ công tác chuyên môn ngày càng nhanh chóng, hiệu quả hơn.

- Sự hợp tác giữa Thống kê với các Ban, ngành liên quan của tỉnh, UBND các huyện, thành phố, thị xã được tăng cường nhất là phối hợp tổ chức các cuộc điều tra thống kê .

- Môi trường pháp lý như Luật Thống kê, Thông tư, Quyết định về hoạt động thống kê cũng ngày càng được Đảng và Nhà nước quan tâm đã góp phần rất lớn trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động của ngành.

 - Phong trào thi đua của ngành được phát động và duy trì liên tục đến nay đi vào nề nếp trở thành ý thức của mọi công chức là động lực cổ vũ, động viên cán bộ công chức vượt mọi khó khăn để hoàn xuất sắc thành nhiệm vụ được giao.

Tuy nhiên bên cạnh những thành tựu đạt được, đến nay so với yêu cầu trong giai đoạn cách mạng hiện tại ngành Thống kê vẫn còn một số hạn chế đó là: 

- Công tác thống kê tuy từng bước được cải tiến hoàn thiện nhưng chưa theo kịp những đòi hỏi của thời kỳ đổi mới. Hệ thống số liệu thống kê tuy đã bổ sung nhưng vẫn còn thiếu nhiều chỉ tiêu phân tích nhất là các chỉ tiêu về tài chính, tiền tệ, ngân hàng .

- Số liệu nhiều nhưng nặng về mô tả, còn thiếu những chỉ tiêu phản ánh chất lượng cho phép phân tích sâu sắc về tình hình, về hiệu quả kinh tế, về sự phát triển kinh tế xã hội.

- Chưa có nhiều báo cáo phân tích kinh tế-xã hội sâu sắc nêu được những kiến nghị định hướng nền kinh tế địa phương .         

- Một số chế độ báo cáo, điều tra thống kê thu thập thông tin được cải tiến nhưng còn chậm .

- Số lượng và trình độ đội ngũ thống kê xã phường hầu hết được đào tạo Trung học Thống kê nhưng không ổn định, thường biến động sau mỗi lần Đại hội Đảng, bầu cử Hội đồng nhân dân nên thông tin thu thập còn hạn chế tính kịp thời, đầy đủ…

Kỷ niệm 35 năm thành lập ngành Thống kê tỉnh Tiền Giang, tổng kết lại những giai đoạn lịch sử, những nhiệm vụ đã thực hiện, tuy vẫn còn những hạn chế nhưng nhìn chung thành quả mà ngành đạt được vẫn là cơ bản. Có được thành quả này là nhờ sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Tổng cục Thống kê, Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh, vận dụng; kế thừa của các lãnh đạo, cán bộ đi trước. Sự hợp tác chặt chẽ với các ngành, các cấp trong tỉnh. Sự năng động, sáng tạo, phát huy dân chủ của lãnh đạo, chi ủy - chi bộ, công đoàn cơ sở cùng với lòng yêu nghề sự đóng góp nhiệt tình, hiệu quả của cán bộ, công chức toàn ngành đã tạo sức mạnh tổng hợp vượt qua mọi khó khăn, mọi hoàn cảnh để hoàn thành nhiệm vụ.

Với những thành tựu đã đạt được, từ ngày thành lập đến nay ngành Thống kê Tiền Giang đã vinh dự được nhận nhiều phần thưởng cao quý của Đảng, Nhà nước trao tặng.

LÃNH ĐẠO CỤC THỐNG KÊ QUA CÁC THỜI KỲ

Do ông Bùi Thế Vinh đã chuyển công tác không liên lạc được nên không có hình ảnh


(Trích nguồn Kỷ yếu "Thống kê tỉnh Tiền Giang 35 năm một chặng đường")Tiền Giang, ngày 28 tháng 5 năm 2011

Các tin cùng chuyên mục:

Một số chỉ tiêu chủ yếu tháng 02 năm 2024 (tăng/giảm) so với cùng kỳ năm 2023 của tỉnh Tiền Giang (%)

Chỉ số sản xuất công nghiệp(*)

-18,0

Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng

+8,9

Khách quốc tế đến Tiền Giang

+25,9

Thực hiện vốn đầu tư ngân sách nhà nước

-12,3

Chỉ số giá tiêu dùng (*)

+1,05

(*): so với tháng trước.

1. Các chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2024 (xem chi tiết):

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế (theo giá so sánh 2010) tăng từ 7,0 – 7,5% so với năm 2023;

- Cơ cấu kinh tế: khu vực nông lâm nghiệp và thủy sản chiếm 35,1%, khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 29,6%, khu vực dịch vụ (bao gồm thuế sản phẩm) chiếm 35,3%.

- GRDP bình quân đầu người đạt 75,8 - 76,2 triệu đồng/người/năm;

- Tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 5 tỷ USD;

- Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội đạt 50.400 – 50.650 tỷ đồng;

- Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn 8.801 tỷ đồng;

- Tổng chi ngân sách địa phương 14.456 tỷ đồng;

- Số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới đạt 890 doanh nghiệp.

Tìm kiếm thông tin
Thông tin người dùng
User Online: 25
Truy cập: 1.916.397
Truy cập tháng: 43.650
User IP: 44.197.113.64

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ CỤC THỐNG KÊ TỈNH TIỀN GIANG
21 đường 30/4, phường 1, Thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang
ĐT: 0273. 3872582 - Fax: 0273. 3886 952 - Email:tiengiang@gso.gov.vn