Số 21 đường 30/4 - phường 1 - TP Mỹ Tho - tỉnh Tiền Giang               Hotline: 0273 3872 582               Email: tiengiang@gso.gov.vn

"CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, NGƯỜI LAO ĐỘNG CỤC THỐNG KÊ TỈNH TIỀN GIANG SỐNG VÀ LÀM VIỆC THEO HIẾN PHÁP VÀ PHÁP LUẬT"

 

 

Tổng Cục Thống kê

Cổng Thông tin điện tử

tỉnh Tiền Giang

                                                                                     - Hướng dẫn Đăng ký tài khoản (Xem Clip)

                                                                                     - Hướng dẫn tra cứu thông tin (Xem Clip)

                                                                                  - Hướng dẫn đăng ký hộ kinh doanh (Xem Clip)

                                                                                     - Hướng dẫn đăng ký khai sinh (Xem Clip)

Thăm Dò Ý Kiến
Thông tin bạn quan tâm nhất trên trang web này





Năm 2023
Tổng sản phẩm trên địa bàn 9 tháng đầu năm 2023 Tiền Giang đạt 3,93%
Thứ sáu, Ngày 29 Tháng 9 Năm 2023

    Trong chín tháng đầu năm 2023, tình hình kinh tế thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp, cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn gay gắt, nguy  cơ mất thanh khoản, bất ổn về tài chính, tiền tệ, nợ công, an ninh năng lượng, lương thực, trên toàn cầu gia tăng, nhiều nền kinh tế lớn tăng trưởng chậm lại, một số nước rơi vào suy thoái, …đã tác động, ảnh hưởng mạnh đến các hoạt động kinh tế đầu tư, tiêu dùng toàn cầu, trong đó có nước ta. Trên địa bàn tỉnh, tình hình sản xuất, kinh doanh gặp nhiều khó khăn, nhất là trong các lĩnh vực sản xuất công nghiệp, xuất khẩu, thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Một số thị trường lớn, truyền thống bị thu hẹp, nhiều doanh nghiệp thiếu đơn hàng, giảm sản lượng. Nhiều lao động bị mất việc, thôi viêc, giảm giờ làm, tạm hoãn hợp đồng lao động, hoặc nghỉ việc không hưởng lương, đời sống một bộ phận người dân gặp khó khăn.

    Song với sự chỉ đạo, điều hành quyết liệt, đưa ra nhiều giải pháp kịp thời, đúng hướng, thống nhất từ Chính phủ, đến chính quyền các cấp ở địa phương, sự đồng thuận và nỗ lực của cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và các tầng lớp nhân dân, tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh tăng trưởng dần rõ nét hơn qua từng quí, tăng trưởng quí sau cao hơn quí trước và đạt được kết quả quan trọng trên tất cả các lĩnh vực

    Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) 9 tháng đầu năm 2023 ước đạt 48.290 tỷ đồng, (giá so sánh năm 2010) tăng 3,93% so với 9 tháng đầu năm 2022, quí I tăng 2,9%, quí II tăng 3,038%, quí III tăng 5,77%; khu vực nông lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,02 %, khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 4,98% và khu vực dịch vụ tăng 5,06 % (bao gồm thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm); Nếu tách riêng thuế sản phẩm thì khu vực dịch vụ tăng 5,59 % và thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm tăng 2,48% so cùng kỳ. Trong 3,93% tăng trưởng thì khu vực nông lâm nghiệp và thủy sản đóng góp 0,73%, khu vực công nghiệp và xây dựng đóng góp 1,43%, khu vực dịch vụ đóng góp 1,62% . GRDP nếu tính theo giá hiện hành đạt 90.561 tỷ đồng.  

 

    Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản: 9 tháng đầu năm 2023 tăng 2,02% so với 9 tháng đầu năm 2022; trong đó nông nghiệp tăng 2,53%.

    Trồng trọt có nhiều thuận lợi, công tác phòng chống hạn mặn được triển khai sớm, độ mặn năm nay thấp, không ảnh hưởng nhiều đến sản xuất nông nghiệp; Dịch covid-19 được kiểm soát, xuất khẩu thông thoáng trở lại nên giá bán các loại sản phẩm trồng trọt tăng so cùng kỳ nhất là sầu riêng, giá lúa cũng tăng mạnh trong quí III. Giá vật tư nông nghiệp vẫn ở mức cao, ảnh hưởng đến lợi nhuận của nông dân. Trà lúa Đông Xuân năm nay phát triển tốt, tuy nhiên có một số vùng nông dân trồng lúa đan sen với trồng cây ăn quả nên ảnh hưởng đến năng suất thu hoạch, năng suất bình quân vụ Đông xuân đạt 69,8 tạ/ha, giảm 0,2% so cùng kỳ; Diện tích gieo sạ giảm 989,6 ha so cùng kỳ do nông dân chuyển sang trồng các loại cây trồng khác, xây dựng nhà, các cơ sở hạ tầng nên sản lượng thu hoạch giảm 4,1% so cùng kỳ, tương tương giảm 14.420 tấn. Vụ hè thu diện tích xuống giống 68.308 ha, giảm 3.950 ha, nên sản lượng  thu hoạch chỉ đạt 390.354 tấn, giảm 6,5% so cùng kỳ. Trong lĩnh vực trồng trọt chủ yếu tăng ở cây lâu năm, một số loại cây tăng so cùng kỳ như: Sầu riêng, mít, dừa. Ước tính đến cuối tháng 9 diện tích trồng sầu riêng trên địa bàn tỉnh đạt 20.800 ha, tăng 18,9% so cùng kỳ; Cây mít diện tích 15.326 ha, tăng 3,5% so cùng kỳ; Cây dừa diện tích hiện có 22.170 ha, tăng 3,8% so cùng kỳ.

     Giá bán các sản phẩm chăn nuôi bình quân 9 tháng đầu năm 2023 thấp, trong khi giá thức ăn tăng cao, người nuôi không có lãi, nên việc tái đàn trên địa bàn tỉnh còn chậm. Ước tính đến thời điểm 01/9/2023 tổng đàn gia súc, gia cầm của tỉnh như sau: đàn bò hiện có 122,8 nghìn con, giảm 0,2% so cùng kỳ; đàn lợn có 293 nghìn con, tăng 3%; đàn gia cầm có 16,2 triệu con, giảm 3,6%. Đàn bò giảm nhẹ; đàn lợn có xu hướng tăng do nhu cầu tiêu thụ tăng và dịch bệnh được kiểm soát tốt; đàn gia cầm giảm do chi phí chăn nuôi cao dẫn đến việc giảm đàn và ngừng chăn nuôi ở một số hộ chăn nuôi.

    Ngành thủy sản giảm 0,52% so cùng kỳ, hoạt động thủy sản giảm chủ yếu ở khai thác thủy sản. Sản lượng nuôi trồng 9 tháng đạt 136.527 tấn, tăng 1,3% so cùng kỳ, nhưng sản lượng thủy sản khai thác 9 tháng đầu năm chỉ đạt 74.403,5 tấn, giảm 35,2% so cùng kỳ. Hoạt động khai thác thủy sản còn nhiều khó khăn do giá nhiêu liệu tăng cao, thời tiết không thuận lợi, số lượng tàu ra khơi đánh bắt ít hơn cùng kỳ, làm cho sản lượng thủy sản khai thác giảm, ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng chung của khu vực nông lâm nghiệp và thủy sản.

    Khu vực công nghiệp - xây dựng: tăng 4,98% so với 9 tháng đầu năm 2023; trong đó công nghiệp tăng 3,58%. Sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh còn nhiều khó khăn trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm do đơn hàng giảm từ quí IV/2022 cho đến nay, nhất là các ngành may mặc, giày da, túi xách, chế biến thủy sản ...  do tác động của hậu dịch Covid – 19, kinh tế thế giới suy giảm, tổng cầu giảm, cuộc chiến giữa Nga và Ucraina làm cho giá nhiên liệu tăng, lạm phát tăng cao. Sản xuất công nghiệp còn nhiều khó khăn, nhưng do trong kỳ có một số doanh nghiệp mới đi vào hoạt động, trong đó có nhà máy điện gió Tân Phú Đông 1 đi vào hoạt động từ ngày 31/5/2023, nên công nghiệp của tỉnh vẫn tăng so cùng kỳ. Sản xuất công nghiệp của tỉnh dần hồi phục, 6 tháng đầu năm chỉ tăng ở mức 2,78%, đến quí III tăng 5,33%, kỳ vọng tình hình ổn định công nghiệp sẽ tăng trong quí IV. Ngành xây dựng tăng 12,69%, là một trong những ngành có tốc độ tăng trưởng tốt nhất trong 9 tháng đầu năm 2023. Trên địa bàn tỉnh có nhiều công trình trọng điểm của địa phương và trung ương đang được triển khai thi công, cộng với sự tập trung lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt trong việc đẩy nhanh tiến độ đầu tư công đã góp phần làm cho hoạt động xây dựng trên địa bàn tỉnh tăng khá so cùng kỳ.

    Khu vực dịch vụ: tăng 5,59% so cùng kỳ; hầu hết các ngành trong khu vực này đều tăng, các ngành dịch vụ đã trở lại trạng thái hoạt động bình sau dịch covid – 19, hoạt động thương mại và dịch vụ diễn ra khá sôi động và có mức tăng mạnh so với cùng kỳ năm trước, một số ngành tăng khá như: bán buôn và bán lẽ, sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy tăng 7,24%; Dịch vụ lưu trú và ăn uống tăng 14,25%; Vận tải kho bãi tăng 9,41%; Hoạt động dịch vụ khác tăng 32,52% ... Tuy nhiên cũng có một số ngành có tốc độ tăng trưởng chậm lại so với đầu năm như: dư nợ cho vay 6 tháng đầu năm tăng 14,34%, nhưng đến cuối tháng 9 chỉ tăng 6,66% so cùng kỳ; doanh thu xổ số kiến thiết 6 tháng đầu năm tăng 12,55% nhưng đến cuối tháng 9 chỉ tăng 11,04% so cùng kỳ …

    Cơ cấu kinh tế: khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 38,1% (cùng kỳ 37,6 %); khu vực công nghiệp, xây dựng chiếm 27,2% (cùng kỳ 27,9%); khu vực dịch vụ chiếm 28,9% (cùng kỳ 28,7%); thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 5,8% (cùng kỳ 5,9%).

                                                                                            N.V.Tròn

 

Các tin cùng chuyên mục:
Hiển thị kết quả 1-10 (của 29)
Trang:1 - 2 - 3Trang đầu « Lùi · Tới » Trang cuối

Một số chỉ tiêu chủ yếu tháng 02 năm 2024 (tăng/giảm) so với cùng kỳ năm 2023 của tỉnh Tiền Giang (%)

Chỉ số sản xuất công nghiệp(*)

-18,0

Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng

+8,9

Khách quốc tế đến Tiền Giang

+25,9

Thực hiện vốn đầu tư ngân sách nhà nước

-12,3

Chỉ số giá tiêu dùng (*)

+1,05

(*): so với tháng trước.

1. Các chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2024 (xem chi tiết):

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế (theo giá so sánh 2010) tăng từ 7,0 – 7,5% so với năm 2023;

- Cơ cấu kinh tế: khu vực nông lâm nghiệp và thủy sản chiếm 35,1%, khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 29,6%, khu vực dịch vụ (bao gồm thuế sản phẩm) chiếm 35,3%.

- GRDP bình quân đầu người đạt 75,8 - 76,2 triệu đồng/người/năm;

- Tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 5 tỷ USD;

- Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội đạt 50.400 – 50.650 tỷ đồng;

- Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn 8.801 tỷ đồng;

- Tổng chi ngân sách địa phương 14.456 tỷ đồng;

- Số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới đạt 890 doanh nghiệp.

Tìm kiếm thông tin
Thông tin người dùng
User Online: 11
Truy cập: 2.013.449
Truy cập tháng: 76.251
User IP: 3.138.174.95

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ CỤC THỐNG KÊ TỈNH TIỀN GIANG
21 đường 30/4, phường 1, Thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang
ĐT: 0273. 3872582 - Fax: 0273. 3886 952 - Email:tiengiang@gso.gov.vn