Số 21 đường 30/4 - phường 1 - TP Mỹ Tho - tỉnh Tiền Giang               Hotline: 0273 3872 582               Email: tiengiang@gso.gov.vn

"CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, NGƯỜI LAO ĐỘNG CỤC THỐNG KÊ TỈNH TIỀN GIANG SỐNG VÀ LÀM VIỆC THEO HIẾN PHÁP VÀ PHÁP LUẬT"

 

 

Tổng Cục Thống kê

Cổng Thông tin điện tử

tỉnh Tiền Giang

                                                                                     - Hướng dẫn Đăng ký tài khoản (Xem Clip)

                                                                                     - Hướng dẫn tra cứu thông tin (Xem Clip)

                                                                                  - Hướng dẫn đăng ký hộ kinh doanh (Xem Clip)

                                                                                     - Hướng dẫn đăng ký khai sinh (Xem Clip)

Thăm Dò Ý Kiến
Thông tin bạn quan tâm nhất trên trang web này





Năm 2015
Năm 2015 Tiền Giang đạt trên 1,3 triệu tấn lương thực có hạt
Thứ năm, Ngày 3 Tháng 12 Năm 2015

    - Năm 2015, sản xuất cây lương thực có hạt trên địa bàn tỉnh ngoài những thuận lợi cũng gặp không ít khó khăn:

    - Năm 2014 không có lũ nên vụ Đông xuân 2014-2015 một số vùng sản xuất lúa các huyện phía Tây nông dân xuống giống sớm hơn khung lịch thời vụ do ngành Nông nghiệp khuyến cáo.

    - Vụ Đông xuân thời tiết, sáng sớm có sương mù tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh phát sinh, diễn ra nhiều ngày trùng vào giai đoạn lúa làm đòng vả trổ nên thời gian sinh trưởng của lúa có dài hơn; mặn trên các cửa sông xuất hiện tương đối sớm và xâm nhập sâu vào nội đồng; thời tiết nắng nóng, nền nhiệt cao kết hợp mực nước nội đồng thấp đã làm một số diện tích lúa Đông xuân ở các huyện phía Đông thiếu nước sản xuất vào cuối vụ; mùa mưa bắt đầu vào cuối tháng 5 (muộn hơn trung bình nhiều năm từ 10 đến 15 ngày), ảnh hưởng đến sản xuất, nhất là lịch xuống giống vụ Hè thu ở các huyện phía Đông.

    Tuy nhiên, nhờ ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật như chương trình “3 giảm, 3 tăng”, “1 phải 5 giảm”, công nghệ sinh thái, xây dựng cánh đồng lớn… được nông dân áp dụng vào sản xuất nên sản lượng cây lương thực có hạt vượt kế hoạch năm. Kết quả sản xuất như sau (bảng 1):

    Về cơ cấu giống lúa:

    + Giống lúa đặc sản, chất lượng cao như: OM 4900, OM 6162, VND 95-20, Jasmin 85, nếp bè... với diện tích 110.871 ha, chiếm tỉ lệ 49%, tương đương so cùng kỳ.

    + Giống lúa thường (IR 50404) với diện tích 88.157 ha, chiếm tỉ lệ 39%, tăng 3% so cùng kỳ, tương ứng tăng 4.570 ha. Giống lúa này xuống giống chủ yếu ở các huyện phía tây, đây là vùng gieo trồng giống lúa IR 50404 nhiều nhất của tỉnh, mặc dù có khuyến cáo không nên trồng giống này nhưng do thời gian sinh trưởng ngắn, để tranh thủ thời vụ, đặc biệt trong vụ Đông xuân năm nay thu hoạch sớm, giá lúa đầu vụ cao. Bên cạnh đó, giống lúa này còn thích nghi rộng, dễ canh tác, năng suất cao, hơn nữa giá bán lúa chất lượng cao chỉ cao hơn lúa IR 50404 khoảng 200 - 400 đồng/kg ở từng thời điểm.

    + Các giống lúa còn lại với diện tích 25.718 ha, chiếm 12%, giảm 3% so cùng kỳ do chuyển sang giống lúa chất lượng cao.

    Về cơ giới hóa:

    Khâu làm đất, bơm tát chiếm 100% diện tích. Toàn tỉnh có 612 máy gặt đập liên hợp tăng 33 máy so cùng kỳ, ước tính tỉ lệ thu hoạch bằng máy chiếm 92,3% diện tích gieo trồng, tăng 7,7% so cùng kỳ; 88,6% sản lượng lúa toàn tỉnh áp dụng hình thức sấy, tăng 3,7% so với cùng kỳ.

    Về hiệu quả sản xuất:

    - Cây lúa: nông dân áp dụng các tiến bộ của khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất đã lại hiệu quả nhất định, giảm phân bón, thuốc BVTV, giảm lượng giống gieo sạ… Chính vì thế giá thành sản xuất lúa giảm, tính bình quân cả tỉnh là 4.033 đ/kg thấp hơn cùng kỳ 52 đồng/kg.

    Với giá lúa hàng hóa trung bình cả năm 5.669 đồng/kg, nông dân có lợi nhuận bình quân 10,1 triệu đồng/ha/vụ; thấp hơn 130 ngàn đồng/ha/vụ so với năm 2014 (10,23 triệu đồng/ha/vụ).

    - Cây bắp: giá bán bắp tươi dao động từ 1.500 - 1.800 đồng/trái, lợi nhuận thu được trên 29 triệu đồng/ha/vụ.

    Về xây dựng cánh đồng mẫu lớn sản xuất lúa:

    Có 03 doanh nghiệp ký kết hợp đồng liên kết sản xuất tại các huyện với tổng diện tích là 4.535 ha, đạt 117% kế hoạch (kế hoạch 3.850ha). Sản xuất cánh đồng mẫu lớn bước đầu đem lại hiệu quả cao về kinh tế và xã hội như: từng bước xóa bỏ tập quán sản xuất nhỏ lẻ, định hướng sản xuất tập trung, cùng canh tác một quy trình kỹ thuật 3 giảm - 3 tăng, 1 phải - 5 giảm; các khâu trong sản xuất từ giống, làm đất, chăm sóc, đến thu hoạch, bảo quản, chế biến, tồn trữ đã được dịch vụ hóa… góp phần tăng thu nhập của nông dân trồng lúa lên từ 2 - 5 triệu đồng/ha.

    Tuy nhiên, sản xuất cánh đồng lớn vẫn còn những tồn tại nhất định như: vẫn còn một bộ phận nông dân chưa nhận biết đầy đủ lợi ích của việc tham gia và sản xuất trong cánh đồng lớn, còn quan niệm đây là mô hình nhà nước phải đầu tư, hỗ trợ và khi tham gia sẽ được mua lúa với giá cao. Doanh nghiệp còn quen với cách làm củ (chỉ mua gạo), một số do thiếu vốn, thiếu cơ sở hạ tầng kỹ thuật (kho, máy sấy, vận tải …), một số còn ngại đầu tư vì chi phí sẽ cao, ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Một nguyên nhân cũng không kém phần quan trọng là do giữa các bên (nông dân, đại diện nông dân với doanh nghiệp ký hợp đồng) chưa có sự thống nhất về giá lúa thị trường, vận chuyển, thời gian thu hoạch, chất lượng lúa…, đặt biệt là lực lượng thương nhân chưa được quản lý tốt.

    Để việc xây dựng cánh đồng lớn trong thời gian tới đạt hiệu quả cần tuyên truyền, vận động xây dựng cánh đồng lớn theo cả chiều rộng và chiều sâu với nhiều hình thức phong phú để cho cán bộ cơ sở và người dân hiểu rõ vai trò, ý nghĩa, lợi ích của việc tham gia xây dựng cánh đồng lớn là việc làm mang lại lợi ích kinh tế xã hội cho người dân, từ đó chủ động, tự giác tham gia vào việc xây dựng cánh đồng lớn. Mở rộng qui mô thực hiện cánh đồng lớn cần quan tâm thực hiện các biện pháp nhằm nâng cao tỷ lệ thành công của hợp đồng ký kết giữa doanh nghiệp và người sản xuất lúa gạo, giá mua lúa hợp lý cho nông dân, khắc phục những hạn chế của việc phá vỡ hợp đồng, thực hiện các chính sách đầu tư ứng trước vật tư nông nghiệp (giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật) và hợp tác với các hợp tác xã, tổ hợp tác để cùng nhau xây dựng cánh đồng lớn ngày càng nâng cao cả về mặt chất lẫn mặt lượng nhằm đưa nông nghiệp của tỉnh nhà phát triển theo hướng bền vững hơn trong thời gian tới.

T.H.Vũ

Các tin cùng chuyên mục:
Hiển thị kết quả 1-10 (của 49)
Trang:1 - 2 - 3 - 4 - 5Trang đầu « Lùi · Tới » Trang cuối

Một số chỉ tiêu chủ yếu tháng 02 năm 2024 (tăng/giảm) so với cùng kỳ năm 2023 của tỉnh Tiền Giang (%)

Chỉ số sản xuất công nghiệp(*)

-18,0

Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng

+8,9

Khách quốc tế đến Tiền Giang

+25,9

Thực hiện vốn đầu tư ngân sách nhà nước

-12,3

Chỉ số giá tiêu dùng (*)

+1,05

(*): so với tháng trước.

1. Các chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2024 (xem chi tiết):

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế (theo giá so sánh 2010) tăng từ 7,0 – 7,5% so với năm 2023;

- Cơ cấu kinh tế: khu vực nông lâm nghiệp và thủy sản chiếm 35,1%, khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 29,6%, khu vực dịch vụ (bao gồm thuế sản phẩm) chiếm 35,3%.

- GRDP bình quân đầu người đạt 75,8 - 76,2 triệu đồng/người/năm;

- Tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 5 tỷ USD;

- Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội đạt 50.400 – 50.650 tỷ đồng;

- Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn 8.801 tỷ đồng;

- Tổng chi ngân sách địa phương 14.456 tỷ đồng;

- Số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới đạt 890 doanh nghiệp.

Tìm kiếm thông tin
Thông tin người dùng
User Online: 18
Truy cập: 1.990.722
Truy cập tháng: 72.054
User IP: 3.145.156.46

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ CỤC THỐNG KÊ TỈNH TIỀN GIANG
21 đường 30/4, phường 1, Thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang
ĐT: 0273. 3872582 - Fax: 0273. 3886 952 - Email:tiengiang@gso.gov.vn