Số 21 đường 30/4 - phường 1 - TP Mỹ Tho - tỉnh Tiền Giang               Hotline: 0273 3872 582               Email: tiengiang@gso.gov.vn

"CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, NGƯỜI LAO ĐỘNG CỤC THỐNG KÊ TỈNH TIỀN GIANG SỐNG VÀ LÀM VIỆC THEO HIẾN PHÁP VÀ PHÁP LUẬT"

 

 

Tổng Cục Thống kê

Cổng Thông tin điện tử

tỉnh Tiền Giang

                                                                                     - Hướng dẫn Đăng ký tài khoản (Xem Clip)

                                                                                     - Hướng dẫn tra cứu thông tin (Xem Clip)

                                                                                  - Hướng dẫn đăng ký hộ kinh doanh (Xem Clip)

                                                                                     - Hướng dẫn đăng ký khai sinh (Xem Clip)

Thăm Dò Ý Kiến
Thông tin bạn quan tâm nhất trên trang web này





Năm 2022
Tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Tiền Giang Tháng 10 năm 2022
Thứ sáu, Ngày 28 Tháng 10 Năm 2022

    Trong tháng 10, tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh ổn định và tiếp tục tăng trưởng trên hầu hết các ngành lĩnh vực. Kết quả thực hiện trên các lĩnh vực như sau:

    I. SẢN XUẤT NÔNG - LÂM NGHIỆP VÀ THỦY SẢN

    1. Nông nghiệp

    Cây lương thực có hạt: trong tháng gieo trồng 64 ha, sản lượng thu hoạch 194 tấn; ước tính đến cuối tháng 10/2022 gieo trồng 137.140 ha, đạt 109,8% kế hoạch, sản lượng thu hoạch 775.568 tấn; trong đó: cây lúa gieo sạ 134.846 ha tăng 2,3% so cùng kỳ, thu hoạch 121.450 ha giảm 3,9% so cùng kỳ, sản lượng thu hoạch 767.364 tấn giảm 4,9% so cùng kỳ.

            Hình 1. Cây lương thực có hạt tính đến ngày 15/10/2022

    - Cây lúa:

    Vụ Hè thu (Xuân Hè + Hè Thu): Diện tích gieo trồng chính thức 72.258 ha giảm 3,3% so cùng kỳ do chuyển sang đất phi nông nghiệp và một số vùng sản xuất lúa không hiệu quả người dân chuyển sang trồng cây rau màu, cây ăn quả và nuôi trồng thủy sản đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn. Diện tích thu hoạch 72.258 ha, giảm 3,3% so cùng kỳ; năng suất bình quân 57,7 tạ/ha giảm 1,8%. Sản lượng thu hoạch đạt 417.284 tấn, giảm 5% so cùng kỳ do diện tích gieo trồng và năng suất bình quân đều giảm, nguyên nhân do những cơn mưa lớn vào thời điểm lúa đang trổ bông và thu hoạch nên làm ảnh hưởng đến năng suất.

    Vụ Thu đông: Diện tích gieo trồng 13.396 ha, tăng 1,4 lần so cùng kỳ. Diện tích gieo trồng tăng so với vụ Thu Đông 2021 do các huyện thị phía Đông linh hoạt gieo trồng theo điều kiện thực tế của địa phương.

    - Cây ngô: Trong tháng gieo trồng 64 ha. Mười tháng gieo trồng 2.294 ha, đạt 88,3% kế hoạch, tăng 2,5% so cùng kỳ; thu hoạch 2.276 ha, năng suất đạt 36,1 tạ/ha với sản lượng đạt 8.204 tấn, đạt 87,1% kế hoạch, tăng 0,2% so cùng kỳ. Do thời tiết thuận lợi hơn so với năm trước nên người dân tranh thủ trồng ngô để đạt được hiệu quả cao.

    Cây rau đậu các loại: trong tháng gieo trồng 513 ha, thu hoạch 1.416 ha với sản lượng 34.601 tấn. Mười tháng gieo trồng 54.546 ha, đạt 94,2% kế hoạch, tăng 0,4% so cùng kỳ; thu hoạch 47.359 ha tăng 1,3% so cùng kỳ với sản lượng 982.605 tấn, đạt 84,1% kế hoạch, tăng 1,9% so cùng kỳ; trong đó: rau các loại 54.294 ha tăng 0,4% so cùng kỳ, diện tích rau các loại gieo trồng; nhiều nhất ở huyện Châu Thành 14.390, chiếm 26,8%; kế đến Gò Công Đông 12.318 ha, chiếm 23%; Chợ Gạo 6.459 ha, chiếm 12%; Gò Công Tây 5.164 ha, chiếm 9,6%; thị xã Gò Công 5.077 ha, chiếm 9,5%,… Năng suất bình quân ước đạt 208,2 tạ/ha, tăng 0,6% so cùng kỳ; Sản lượng đạt 982.032 tấn, tăng 1,9% so cùng kỳ do nhiều giống mới năng suất cao nên làm cho sản lượng tăng. Hiện nay bà con nông dân đang dần mở rộng mô hình trồng rau trong nhà màng, nhà lưới nên năng suất cao, chi phí giảm dần, giá bán ổn định, giúp nông dân có thu nhập cao, đời sống ổn định là hướng đi đang được khuyến khích.

    Chăn nuôi: Ước thời điểm 01/10/2022 tổng đàn gia súc, gia cầm của tỉnh như sau: đàn bò 122,5 ngàn con, tăng 1,4% so cùng kỳ; đàn lợn 293 ngàn con, tăng 6,3% so cùng kỳ; đàn gia cầm (không kể chim cút) 17,3 triệu con, tăng 0,9% so cùng kỳ. Nguyên nhân tổng đàn gia súc, gia cầm tăng do người chăn nuôi ứng dụng công nghệ cao nhằm kiểm soát tốt dịch bệnh, gia tăng hiệu quả kinh tế và tạo ra sản phẩm chăn nuôi an toàn thực phẩm, hướng đến mục tiêu xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi. Ngành chăn nuôi vẫn gặp khó khăn do giá thức ăn ở mức cao, giá cả thịt lợn hơi hiện nay ở mức không cao nhưng để cải thiện thu nhập người chăn nuôi vẫn ổn định phát triển tổng đàn nhất là trong dịp Tết Nguyên đán. Đàn gia cầm tăng do thị trường tiêu thụ ổn định, có lãi sau khi xuất chuồng, người chăn nuôi yên tâm mở rộng quy mô đàn, trong đó đàn gà phát triển tương đối ổn định.

                 Hình 2. Tình hình chăn nuôi tại thời điểm 01/10/2022

    2. Lâm nghiệp:

    Tổng diện tích rừng hiện có là 1.753,9 ha (Không bao gồm diện tích rừng thuộc đất an ninh quốc phòng); Trong đó rừng phòng hộ: 1.341,2 ha (huyện Gò Công Đông: 439 ha; huyện Tân Phú Đông: 846,8 ha và huyện Tân Phước: 55,4 ha); rừng sản xuất: 412,7 ha. Trong tháng, diện tích rừng giảm 7 ha do người dân khai thác rừng sản xuất ở huyện Tân Phước. Chủ yếu cây tràm và bạch đàn dùng cho xây dựng công trình, nhà ở. Cộng dồn từ đầu năm đến nay đã giảm 43 ha rừng. Trong tháng 10/2022 toàn tỉnh thực hiện trồng mới được 2,2 ngàn cây phân tán, nâng tổng số cây trồng 512,7 ngàn cây, giảm 38,9% so cùng kỳ. Cây phân tán mới chủ yếu là cây bạch đàn, tràm bông vàng được trồng ở: những xã chuẩn bị lên nông thôn mới và nông thôn mới nâng cao, trên các tuyến đường giao thông mới nâng cấp, cặp bờ kênh, xung quanh các tuyến đê bao, ven bờ sông chống sạt lở đất trong mùa mưa lũ.

    3. Thủy hải sản:

    Diện tích nuôi thủy sản trong tháng đạt 458 ha, tính chung 10 tháng năm 2022 đạt 15.658 ha, đạt 103,6% kế hoạch, tăng 3,4% so cùng kỳ; trong đó: diện tích nuôi cá đạt 4.564 ha giảm 2,8%, diện tích nuôi tôm đạt 8.074 ha tăng 8,8%; diện tích nuôi thủy sản khác đạt 3.020 ha tương đương so với cùng kỳ.

    Sản lượng thủy sản thu hoạch trong tháng đạt 32.192 tấn, tính chung 10 tháng năm 2022 đạt 276.854 tấn, tăng 5,9% so cùng kỳ chủ yếu tăng sản lượng nuôi trồng; trong đó: sản lượng thu hoạch từ nuôi 157.716 tấn, tăng 12,5%; sản lượng khai thác 119.138 tấn, giảm 1,7%. Nguyên nhân sản lượng từ nuôi tăng do thị trường dần ổn định và giá cả duy trì ở mức người nuôi có lãi sau khi dịch Covid-19 cơ bản được kiểm soát, đặt biệt là giá tôm và cá tra thương phẩm vẫn duy trì ở mức khá góp phần tạo động lực cho người dân đầu tư sản xuất. Sản lượng khai thác giảm do tình hình khai thác thủy sản biển gặp nhiều khó khăn, thời tiết diễn biến có nhiều bất lợi, giá nguyên liệu tăng; thiếu thuyền viên;.... đã làm ảnh hưởng lớn đến hiệu quả hoạt động khai thác hải sản.

    II. SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP

    Tình hình sản xuất công nghiệp trong tháng thuận lợi hơn so cùng kỳ do kiểm soát được dịch Covid-19 tình hình sản xuất công nghiệp của tỉnh Tiền Giang đã dần hồi phục, có nhiều đơn đặt hàng... Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 10/2022 tăng 2,56% so với tháng trước (một số ngành sản xuất công nghiệp chủ yếu của tỉnh có chỉ số tăng như: Sản xuất chế biến thực phẩm tăng 15,16%; sản xuất đồ uống tăng 31,75% Sản xuất thuốc, hóa dược và dược liệu tăng 29,3%..) và tăng 7,47% so cùng kỳ. Các ngành chiếm tỷ trọng lớn trong giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh có chỉ số tăng cao so cùng kỳ, như: Sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic tăng 3,9 lần; Sản xuất phương tiện vận tải khác tăng 3,1 lần; Sản xuất trang phục tăng 1,8 lần... (ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 5,49%; sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí tăng 29,41%; cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 35,13%).

    Chỉ số sản xuất công nghiệp 10 tháng đầu năm 2022 tăng 15,62% so cùng kỳ; trong đó: ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 15,88%; sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí tăng 14,28%; cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải giảm 10,42%.

    Chỉ số sản xuất sản phẩm trong 10 tháng so cùng kỳ như sau:

    - Có 29/43 sản phẩm tăng so cùng kỳ: Thuốc chứa pênixilin hoặc kháng sinh khác dạng viên tăng 261,9%; Đồ chơi hình con vật hoặc sinh vật không phải hình người tăng 137,1%; Áo khoác dài, áo khoác không tay, áo khoác có mũ, áo gió cho người lớn dệt kim hoặc đan móc tăng 108,8%; Tàu thuyền lớn chuyên chở người và hàng hóa có động cơ đẩy tăng 56,9%; Sợi xe từ các loại sợi tự nhiên: bông, đay, lanh, xơ dừa, cói ... tăng 54,5%; Các sản phẩm bằng vật liệu tết bện khác tăng 51,8%; Giày, dép thể thao có đế ngoài và mũ giày bằng cao su và plastic tăng 40,2%; Giấy vệ sinh tăng 38,6%; Bia đóng lon tăng 31,6%; Ống và ống dẫn bằng đồng tăng 30,8%; Bia đóng chai tăng 28%; Phân vi sinh tăng 19,4%; Điện thương phẩm tăng 14,3%; Màn bằng vải khác tăng 11,8%;…

    - Có 14/43 sản phẩm giảm so cùng kỳ: Dịch vụ sửa chữa, bảo dưỡng tàu, thuyền giảm 91,8%; Phanh và trợ lực phanh giảm 89,8%; Dịch vụ tiện các bộ phận kim loại giảm 39,7%; Máy gặt đập liên hợp giảm 30%; Thuốc chứa pênixilin hoặc kháng sinh khác dạng bột/cốm giảm 25,4%; Giày, dép thể thao có mũ bằng da và có đế ngoài giảm 19,8%; Thức ăn cho thủy sản giảm 19,6%; Cửa ra vào, cửa sổ bằng sắt, thép giảm 14,5%; Phi lê đông lạnh giảm 8,9%; Bộ com lê, quần áo đồng bộ, áo jacket, quần dài, quần yếm, quần soóc cho người lớn dệt kim hoặc đan móc giảm 8,4%; Thức ăn cho gia súc giảm 4,9%;…

     Hình 3. Chỉ số sản xuất công nghiệp

    Chỉ số sử dụng lao động của doanh nghiệp công nghiệp tháng 10/2022 so với tháng trước tăng 0,94%; trong đó: doanh nghiệp nhà nước bằng 100%, doanh nghiệp ngoài quốc doanh tăng 1,73%, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng 0,83%. Chỉ số sử dụng lao động của doanh nghiệp công nghiệp tháng 10/2022 so với cùng kỳ tăng 31,88%, trong đó: doanh nghiệp ngoài quốc doanh tăng 35,16%; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng 32,3% và doanh nghiệp nhà nước giảm 1,29%. Chỉ số sử dụng lao động của doanh nghiệp công nghiệp cộng dồn từ đầu năm đến cuối tháng 10 năm 2022 tăng 26,98%, trong đó: doanh nghiệp ngoài quốc doanh tăng 7,77%; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng 31,75% và doanh nghiệp nhà nước giảm 1,87%. Chia theo ngành công nghiệp: Chỉ số sử dụng lao động của doanh nghiệp công nghiệp cộng dồn từ đầu năm đến cuối tháng 10 năm 2022 tăng 26,98%, trong đó ngành công nghiệp chế biến chế tạo tăng 27,76%; Sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí tăng 1,74%; Cung cấp nước, hoạt động quản lý rác thải, nước thải giảm 12,5%.

    * Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo:

    - Chỉ số tiêu thụ tháng 10/2022 so với tháng trước tăng 0,81% và tăng 65,42% so cùng kỳ. Chỉ số tiêu thụ ngành công nghiệp chế biến, chế tạo cộng dồn từ đầu năm đến cuối tháng 10 năm 2022 tăng 18,86%. Một số ngành có chỉ số tiêu thụ tăng cao: Sản xuất đồ uống tăng 34,66%, trong đó sản xuất bia tăng 34,66%; Dệt tăng 49,6%, trong đó sản xuất hàng may sẳn tăng 27,34%; Sản xuất da tăng 44,28%, trong đó sản xuất giày dép tăng 69,11%; Chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ tăng 16,58%; Sản xuất kim loại tăng 68,35%;… Bên cạnh đó một số ngành có chỉ số tiêu thụ giảm so cùng kỳ: Sản xuất chế biến thực phẩm giảm 12,74%, trong đó chế biến, bảo quản thủy sản và các sản phẩm từ thủy sản giảm 12,04%; Sản xuất thiết bị điện giảm 3,61%, trong đó sản xuất mô tơ giảm 7,56%; …

    - Chỉ số tồn kho tháng 10/2022 so với tháng trước tăng 1,33% so với tháng trước và tăng 7,7 lần so với cùng kỳ. Một số ngành có chỉ số tồn kho tăng so với cùng kỳ: Sản xuất chế biến thực phẩm tăng 1,04%, trong đó chế biến, bảo quản thuỷ sản và các sản phẩm từ thuỷ sản tăng 32,85%; Sản xuất da bằng gấp 313,7 lần, trong đó sản xuất giày dép bằng gấp 592,4 lần; Sản xuất thuốc, hoá dược và dược liệu bằng gấp 4,8 lần; Sản xuất thiết bị điện tăng 12,61%, trong đó sản xuất mô tơ điện tăng 11,88%; Chế biến, chế tạo khác bằng gấp 3,3 lần, trong đó sản xuất đồ chơi, trò chơi bằng gấp 3,3 lần;... Bên cạnh đó một số ngành có chỉ số tồn kho giảm so cùng kỳ: Sản xuất đồ uống giảm 100%, trong đó sản xuất bia giảm 100%; Dệt giảm 37,57%, trong đó sản xuất sợi giảm 31,77%; Sản xuất trang phục giảm 88,51%; Chế biến gỗ giảm 48,84%; Sản xuất giấy giảm 81,18%; Sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic giảm 7,43%; Sản xuất kim loại giảm 16,74%; …

    * Tình hình thu hút đầu tư và phát triển các khu - cụm công nghiệp:

    - Khu công nghiệp: Lũy kế đến 10/2022 các Khu công nghiệp đã thu hút được 109 dự án đầu tư; trong đó: có 81 dự án đầu tư nước ngoài. Tổng vốn đầu tư là 2,3 tỷ USD và 4.645,9 tỷ đồng. Diện tích đất thuê là 525 ha/767 ha, chiếm tỷ lệ 68,42% diện tích đất công nghiệp cho thuê.

    - Cụm công nghiệp: trong tháng không thu hút dự án đầu tư mới. Tổng số dự án đầu tư tại các cụm công nghiệp hiện nay là 79 dự án (trong đó: có 6 dự án đầu tư nước ngoài) với tổng vốn đầu tư 0,2 tỷ USD và 2.306,2 tỷ đồng, diện tích thuê đất là 88,7 ha/120,6 ha, chiếm 73,6% diện tích đất công nghiệp cho thuê.

    III. ĐẦU TƯ - XÂY DỰNG

    Tổng vốn đầu tư thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước do địa phương quản lý thực hiện trong tháng là 692 tỷ đồng, tăng 1,1 lần so cùng kỳ. Mười tháng thực hiện 4.049 tỷ đồng, đạt 80% kế hoạch, tăng 56,6% so cùng kỳ,

    Nguồn vốn ngân sách nhà nước cấp tỉnh thực hiện 3.172 tỷ đồng, đạt 75,8% kế hoạch, tăng 61,9% so cùng kỳ, chiếm 78,3% tổng số; trong đó: vốn trung ương hỗ trợ đầu tư theo mục tiêu thực hiện 1.085 tỷ đồng, tăng 1,9 lần so cùng kỳ. Ngày 8/7/2022 Hội đồng nhân dân tỉnh Tiền Giang ban hành Nghị quyết số: 19/NQ-HĐND “Về việc bổ sung kế hoạch đầu tư công tỉnh Tiền Giang năm 2022” đã bổ sung điều chỉnh kế hoạch đầu tư công năm 2022 là 1.186 tỷ đồng. Các ngành các cấp yêu cầu các ban quản lý chủ đầu tư tập trung điều kiện đẩy nhanh tiến độ thi công của các dự án công trình trong những tháng cuối năm 2022, nhiều công trình đã hoàn thành đưa vào khai thác sử dụng, các công trình còn lại thi công đúng theo tiến độ đề ra.

    Nguồn vốn ngân sách nhà nước cấp huyện thực hiện 593 tỷ đồng, tăng 14,4% kế hoạch, tăng 32,1% so cùng kỳ và chiếm 14,6% tổng số; trong đó: vốn tỉnh hỗ trợ đầu tư theo mục tiêu thực hiện 269 tỷ đồng, tăng 16% so cùng kỳ...

    Nguồn vốn ngân sách nhà nước cấp xã thực hiện 284 tỷ đồng, đạt 79,1% kế hoạch, tăng 58,8% so cùng kỳ, chiếm 7,1% tổng số; trong đó: vốn huyện hỗ trợ đầu tư theo mục tiêu thực hiện 187 tỷ đồng, tăng 43,3% so cùng kỳ...

Hình 4. Cơ cấu vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách do địa phương quản lý 10 tháng năm 2022

    IV. THƯƠNG MẠI - GIÁ CẢ - DỊCH VỤ

    1. Tổng doanh thu bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng:

    Trong tháng 10/2022, hoạt động thương mại và dịch vụ trên địa bàn tỉnh ổn định, lượng hàng hóa cung ứng cho thị trường dồi dào đáp ứng nhu cầu mua sắm của người dân. Các cửa hàng tiện ích tăng lượng dự trữ hàng hóa nên nguồn cung các mặt hàng lương thực, thực phẩm tương đối đầy đủ. Tại các chợ truyền thống, hàng hóa dồi dào, giá cả ổn định (mặc dù một vài mặt hàng có tăng hoặc giảm giá nhưng ở mức biến động không nhiều).

    Tổng doanh thu bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng trong tháng thực hiện 6.453 tỷ đồng, tăng 22,9% so cùng kỳ. Mười tháng tổng doanh thu bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng thực hiện 62.612 tỷ đồng, đạt 88,2% kế hoạch, tăng 25,6% so cùng kỳ. Phân theo ngành kinh tế: thương nghiệp 52.563 tỷ đồng, tăng 22,7%; lưu trú 43 tỷ đồng, tăng 1,1 lần; ăn uống 4.183 tỷ đồng, tăng 42,4%; du lịch lữ hành 40 tỷ đồng, tăng 5,8 lần; dịch vụ tiêu dùng khác 5.785 tỷ đồng, tăng 42,4% so cùng kỳ.

       Hình 5. Doanh thu bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng

    Hoạt động xúc tiến thương mại, Sở Công thương tỉnh đã tổ chức các hoạt động: hỗ trợ 03 Điểm giới thiệu, bán sản phẩm OCOP và sản phẩm đặc trưng trên địa bàn tỉnh (tại Siêu thị Co.opmart Mỹ Tho, Co.opmart Cai Lậy, Go Mỹ Tho); Tổ chức Hội nghị tập huấn “ Nâng cao hiệu quả sử dụng công cụ phòng vệ thương mại trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế”; Công nhận 05 xã đạt Tiêu chí số 7 - Cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn đối với xã NTM nâng cao: xã Ngũ Hiệp, huyện Cai Lậy; xã Phú Nhuận, huyện Cai Lậy và xã Long Vĩnh, huyện Gò Công Tây; xã Tam Hiệp, huyện Châu Thành; xã Tân Mỹ Chánh, TP Mỹ Tho.

    2. Xuất - Nhập khẩu:

    a. Xuất khẩu:

    Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa trong tháng thực hiện 217 triệu USD, tương đương so tháng trước; trong đó: kinh tế ngoài nhà nước 41 triệu USD, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài 175 triệu USD. Mười tháng xuất khẩu 3.220 triệu USD, đạt 96,1% kế hoạch, tăng 33% so cùng kỳ; trong đó: kinh tế nhà nước 8 triệu USD, giảm 79,4%; kinh tế ngoài nhà nước 588 triệu USD, tăng 39,9%; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài 2.624 triệu USD, tăng 33,7% so cùng kỳ.

    Tình hình xuất khẩu các mặt hàng chủ lực của tỉnh như sau:

    - Thủy sản: ước tính tháng 10/2022 xuất 4.257 tấn với trị giá xuất 13,8 triệu USD. Mười tháng xuất 87.569 tấn, tăng 15,7%, về trị giá 297 triệu USD, đạt 92,8% kế hoạch, tăng 83,4% so cùng kỳ.

    - Gạo: ước tính tháng 10/2022 xuất 3.526 tấn với giá trị 1,7 triệu USD. Mười tháng xuất 79.234 tấn, giảm 59,4%, về trị giá 39,1 triệu USD, đạt 27,9% kế hoạch, giảm 60,5% so cùng kỳ.

    - Hàng dệt, may: ước tính tháng 10/2022 xuất 2.037 ngàn sản phẩm với giá trị 41,6 triệu USD. Mười tháng xuất 65.173 ngàn sản phẩm, giảm 35,6%, về trị giá 442,7 triệu USD, đạt 73,8% kế hoạch, tăng 20% so cùng kỳ. Tình hình sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp dệt may những  tháng đầu năm 2022 thuận lợi do đơn hàng dồi dào, lực lượng lao động ổn định.

    - Kim loại thường và sản phẩm (kể cả đồng): ước tính tháng 10/2022 xuất 6.427 tấn với giá trị 59 triệu USD. Mười tháng xuất 78.678 tấn, tăng 33,5%, về trị giá 811 triệu USD, tăng 47,2% so cùng kỳ.

    b. Nhập khẩu:

    Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa trong tháng 10/2022 đạt 109 triệu USD. Mười tháng, kim ngạch nhập khẩu 1.877 triệu USD, đạt 98,7% kế hoạch, tăng 27,8% so cùng kỳ; trong đó: kinh tế ngoài nhà nước nhập khẩu 111 triệu USD, tăng 17,2%, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài nhập 1.766 triệu USD, tăng 28,5% so cùng kỳ. Nhập khẩu tăng hơn so cùng kỳ do nhập nguyên liệu để phục vụ cho sản xuất, chủ yếu các mặt hàng như: Kim loại thường khác 728 triệu USD, tăng 40%; Nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày 324 triệu USD, tăng 21,7%; Chất dẻo (plastic) nguyên liệu 105 triệu USD, tăng 24,1%... so cùng kỳ.

    3. Chỉ số giá:

    Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 10/2022 giảm 0,14% so với tháng 9/2022 (thành thị tăng 0,18%, nông thôn giảm 0,21%), tăng 3,05% so với cùng kỳ và tăng 2,37% so với tháng 12/2021. Bình quân mười tháng đầu năm 2022, CPI tăng 3,32% so với cùng kỳ năm trước.

    So với tháng 9/2022, trong 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ chính có 04 nhóm giảm: Hàng ăn và dịch vụ ăn uống giảm 0,44%, trong đó: lương thực giảm 0,35%, thực phẩm giảm 0,72%; Nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng giảm 0,25%; Giao thông giảm 2,8% và Văn hóa, giải trí và du lịch giảm 0,34%. Có 06 nhóm tăng: Đồ uống và thuốc lá tăng 0,05%, do giá mặt hàng nước khoáng tăng 0,37% và thuốc hút tăng 0,02%; May mặc, mũ nón, giày dép tăng 0,15%, do giá nguyên phụ liệu sản xuất và chi phí nhân công tăng lên, dẫn đến giá tăng nhẹ; Thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,13%, chủ yếu ở các mặt hàng như: máy điều hòa nhiệt độ tăng 0,07% do giá đồng đô la Mỹ tăng liên tục; giấy ăn tăng 0,65% và dụng cụ làm vườn tăng 4,72% so với tháng trước; Thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,02%, tập trung vào mặt hàng thuốc giảm đau, hạ sốt, chống viêm tăng 1,09%; thuốc vitamin và khoán chất tăng 0,03%; Giáo dục tăng 7,03% và Hàng hoá và dịch vụ khác tăng 0,03%. Riêng nhóm Bưu chính viễn thông ổn định.

    Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 10/2022 giảm so tháng 9/2022 do:

    - Chỉ số giá nhóm lương thực giảm 0,35%, trong đó chỉ số giá nhóm gạo giảm 0,55% (Gạo tẻ thường giảm 0,69%; gạo nếp giảm 0,16%), do nguồn cung gạo trong nước được bảo đảm.

    - Giá thịt lợn, thịt bò, thịt gà giảm nhẹ, do địa phương kiểm soát tốt dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm nên tổng đàn tại địa phương được phục hồi tốt, sản lượng thịt xuất chuồng nhiều, giá bán lẻ giảm.

    - Giá gas giảm 4,9%, từ ngày 01/10/2022, giá gas trong nước điều chỉnh giảm 18.000 đồng/bình 12 kg sau khi giá gas thế giới giảm 65 USD/tấn (từ mức 640 USD/tấn xuống mức 575 USD/tấn).

    - Giá điện sinh hoạt giảm 0,54%, mưa nhiều thời tiết chuyển sang mát mẻ, nhu cầu người dân sử dụng điện sinh hoạt giảm.

    - Giá xăng dầu giảm 5,83%, ảnh hưởng của đợt điều chỉnh giảm giá ngày 03/10/2022 (mặc dù mới đây vào ngày 11/10/2022 và 21/10/2022 giá xăng dầu trong nước điều chỉnh tăng, nhưng do chu kỳ tính giá CPI nên giá xăng dầu trong tháng 10/2022 vẫn còn chịu ảnh hưởng của 02 lần giảm giá trước đó là ngày 21/9 và ngày 03/10/2022).

    Bên cạnh đó, một số mặt hàng có chỉ số giá tăng

    - Giá rau tươi, khô và chế biến tăng 1,16% so với tháng trước, do một số diện tích gieo trồng hoa màu chuyển sang trồng hoa cúc, hoa vạn thọ để đón tết Nguyên đán, mặt khác trong tháng mưa nhiều nên năng suất rau màu giảm, nên nguồn cung bị hạn chế, giá tăng nhẹ.

    - Giá học phí giáo dục đại học, cao đẳng, trung cấp và giáo dục mầm non ngoài công lập năm học (2022-2023) điều chỉnh tăng, dẫn đến chỉ số giá giáo dục trong tháng 10/2022 tăng 8,28%, đóng góp vào mức tăng CPI chung khoảng 0,38 điểm phần trăm.

    Chỉ số giá vàng 24 kara Ngọc Thẩm bình quân trong tháng tăng 0,92% so tháng trước. Hiện nay giá vàng bình quân duy trì ở mức 5.243.000 đồng/chỉ, tăng 66.000 đồng/chỉ so cùng kỳ.

    Chỉ số giá đô la Mỹ trong nước bình quân trong tháng tăng 1,89% so tháng trước, hiện nay giá đô la Mỹ bình quân trên thị trường tự do có mức giá biến động tăng liên tục. Hiện nay giá bình quân Đô la Mỹ duy trì ở mức 24.113 đồng/USD, tăng 1.253 đồng/USD so cùng kỳ. 

    4. Du lịch:        

    Khách du lịch đến trong tháng 10/2022 được 92.550 lượt khách, tăng 7,2% so tháng trước, trong đó khách quốc tế 2.722 lượt khách, tăng 10,9% so tháng trước. Doanh thu lưu trú, ăn uống, du lịch lữ hành và dịch vụ tiêu dùng khác trong tháng 10 đạt 1.152 tỷ đồng, tăng 6,5% so tháng trước và tăng 2,6% so cùng kỳ.

    Tính chung mười tháng đầu năm 2022, lượt khách du lịch đến Tiền Giang là 643,1 ngàn lượt khách, đạt 71,5% kế hoạch và tăng 1,4% so cùng kỳ; trong đó: khách quốc tế 17,6 ngàn lượt khách, tăng 3,7% so cùng kỳ. Tổng doanh thu thu lưu trú, ăn uống, du lịch lữ hành và dịch vụ tiêu dùng khác đạt 10.050 tỷ đồng, tăng 43% so cùng kỳ; trong đó: doanh thu dịch vụ ăn uống đạt 4.225 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 42,1%, tăng 42,9%; lưu trú đạt 43 tỷ đồng, tăng 1,1 lần so cùng kỳ...

    5. Vận tải:

    Doanh thu vận tải, kho bãi và dịch vụ hỗ trợ vận tải trong tháng thực hiện 203 tỷ đồng, tăng 2,5% so tháng trước và tăng 89,8% so cùng kỳ. Mười tháng thực hiện 1.818 tỷ đồng, tăng 29,3% so cùng kỳ; trong đó: doanh thu vận tải hành khách thực hiện 461,4 tỷ đồng, tăng 30,9%; doanh thu vận tải hàng hóa thực hiện 1.170 tỷ đồng, tăng 28,6% so cùng kỳ. Doanh thu vận tải đường bộ thực hiện 848 tỷ đồng, tăng 28,8%; doanh thu vận tải đường thủy thực hiện 783 tỷ đồng, tăng 29,6%; doanh thu kho bãi, dịch vụ hỗ trợ vận tải 187 tỷ đồng, tăng 30,4% so cùng kỳ.

    Vận tải hành khách trong tháng đạt 3.224 ngàn hành khách, tăng 11,1% so tháng trước và tăng 1,1 lần so cùng kỳ. Luân chuyển 63.484 ngàn hành khách.km, tăng 17,3% so tháng trước và tăng 1,2 lần so cùng kỳ. Mười tháng, vận chuyển 27.663 ngàn hành khách, tăng 34,3% so cùng kỳ; luân chuyển 488.575 ngàn hành khách.km, tăng 27,2% so cùng kỳ; trong đó: vận tải đường bộ 13.167 ngàn hành khách, tăng 27,1% và luân chuyển 469.557 ngàn hành khách.km, tăng 26,5% so cùng kỳ; vận tải đường thủy 14.496 ngàn hành khách, tăng 41,6% và luân chuyển 19.018 ngàn hành khách.km, tăng 46,1% so cùng kỳ.

    Vận tải hàng hóa trong tháng đạt 1.240 ngàn tấn, tăng 0,4% so tháng trước và tăng 87,8% so cùng kỳ; luân chuyển 162.782 ngàn tấn.km, tăng 0,3% so tháng trước và tăng 87,6% so cùng kỳ. Mười tháng, vận tải 11.259 ngàn tấn hàng hóa, tăng 28,5% so cùng kỳ; luân chuyển 1.467.536 ngàn tấn.km, tăng 27,5% so cùng kỳ; trong đó: vận tải đường bộ 2.633 ngàn tấn, tăng 31,8% và luân chuyển 273.449 ngàn tấn.km, tăng 30,7% so cùng kỳ; vận tải đường thủy 8.626 ngàn tấn, tăng 27,6% và luân chuyển 1.194.087 ngàn tấn.km, tăng 26,7% so cùng kỳ.

    * Công tác quản lý phương tiện giao thông:

    Trong tháng đăng ký mới 5.083 chiếc xe mô tô xe máy, 326 chiếc xe ô tô, 06 chiếc xe đạp điện và 10 chiếc xe khác. Tổng số xe đang quản lý trên địa bàn tỉnh 1.423.013 chiếc, trong đó: mô tô xe máy 1.376.214 chiếc, 45.793 chiếc xe ô tô, 153 chiếc xe ba bánh, 313 chiếc xe đạp điện và 540 chiếc xe khác.

    6. Bưu chính viễn thông:

    Doanh thu trong tháng 10/2022 đạt 278 tỷ đồng, tăng 4,2% so tháng trước và tăng 0,7% so cùng kỳ; trong đó: doanh thu bưu chính đạt 30 tỷ đồng, tăng 2,4% và viễn thông 247 tỷ đồng, tăng 0,5% so tháng trước. Mười tháng doanh thu dịch vụ bưu chính, viễn thông đạt 2.726 tỷ đồng, tăng 3,3% so cùng kỳ; trong đó: doanh thu bưu chính đạt 273 tỷ đồng, tăng 14,2% và viễn thông 2.453 tỷ đồng, tăng 2,3% so cùng kỳ.

    Tổng số thuê bao điện thoại có trên mạng đến cuối tháng 10/2022 là 123.375 thuê bao, mật độ bình quân đạt 6,96 thuê bao/100 dân (chỉ tính thuê bao cố định và di động trả sau). Thuê bao internet có trên mạng cuối tháng 10/2022 là 341.557 thuê bao, mật độ internet bình quân đạt 19,27 thuê bao/100 dân. Số lượng điện thoại cố định có dây, không dây tiếp tục giảm, do thị trường phát triển thuê bao dần bảo hòa dẫn đến khách hàng dần chuyển sang sử dụng điện thoại di động, trong đó chủ yếu là điện thoại di động trả trước. Số thuê bao điện thoại di động có sử dụng internet (3G, 4G) đến cuối tháng 9/2022 là 1.464.703 thuê bao.

    V. TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG

    1. Tài chính:

    Thu ngân sách trên địa bàn trong tháng thực hiện 915 tỷ đồng; trong đó: thu nội địa 875 tỷ đồng. Mười tháng, thu 8.688 tỷ đồng, đạt 98,4% kế hoạch, tăng 22,6% so cùng kỳ; trong đó: thu nội địa 8.345 tỷ đồng, đạt 98% dự toán, tăng 24,4% so cùng kỳ (trong thu ngân sách trên địa bàn: thu từ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 2.567 tỷ đồng, đạt 93,3% dự toán, tăng 15,7% so cùng kỳ; thu từ khu vực kinh tế ngoài quốc doanh đạt 904 tỷ đồng, đạt 94,2% dự toán, tăng 9,7% so cùng kỳ...).

    Tổng chi ngân sách nhà nước trong tháng 995 tỷ đồng; trong đó: chi đầu tư phát triển 250 tỷ đồng. Mười tháng, chi 11.012 tỷ đồng, đạt 89,6% dự toán, tăng 4,4% so cùng kỳ; trong đó: chi đầu tư phát triển 3.935 tỷ đồng, đạt 99,9% dự toán, tăng 39,8% so cùng kỳ;chi hành chính sự nghiệp 5.735 tỷ đồng, đạt 76,5% dự toán và giảm 0,4% so cùng kỳ.

    2. Ngân hàng:

    Trong tháng 10/2022, Ngành Ngân hàng tiếp tục hỗ trợ vốn cho các thành phần kinh tế phục hồi và phát triển. Các tổ chức tín dụng (TCTD) trên địa bàn tập trung quyết liệt triển khai thực hiện Nghị định số 31/2022/NĐ-CP về hỗ trợ lãi suất từ ngân sách nhà nước đối với các khoản vay của doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh và Thông tư 03/2022/TT-NHNN hướng dẫn các ngân hàng thương mại (NHTM) thực hiện hỗ trợ lãi suất theo Nghị định 31/2022/NĐ-CP theo tiến độ chung của Ngành và theo hướng dẫn của từng hệ thống ngân hàng thương mại.

    Đến cuối tháng 9/2022, vốn huy động đạt 87.686 tỷ đồng, tăng 8.197 tỷ, tăng 10,31% so cuối năm 2021; Tổng dư nợ cho vay của các TCTD trong tỉnh đạt 83.462 tỷ, tăng 11.570 tỷ, tỷ lệ tăng 16,09% so với cuối năm 2021. Các tổ chức tín dụng đáp ứng nhu cầu vốn cho 2.193 doanh nghiệp đang vay vốn với dư nợ 65.649 tỷ đồng, tăng 15,46% so với cuối năm 2021, chiếm 31,93% tổng dư nợ cho vay toàn tỉnh. Ước đến cuối tháng 10/2022, vốn huy động đạt 87.772 tỷ đồng, tăng 10,42% so với cuối năm 2021.

    Lãi suất tiết kiệm tại hầu hết các ngân hàng có xu hướng tăng so với thời điểm đầu năm do nhu cầu vốn phục hồi kinh tế - xã hội tăng cao và áp lực lạm phát tăng cao tại hầu hết các quốc gia trên thế giới nên ngày 23/9/2022, NHNN điều chỉnh tăng 0,3%-1% lãi suất tiền gửi tối đa bằng VNĐ tại TCTD. Mặt bằng lãi suất cho vay trên địa bàn tỉnh được duy trì ổn định, có xu hướng tăng do phải cân đối giữa chi phí huy động vốn đầu vào và giá vốn cho vay ra. Đến cuối tháng 9/2022 lãi suất như sau: Lãi suất huy động tối đa bằng Việt Nam đồng (VND) đối với tiền gửi có kỳ hạn dưới 6 tháng 0,5%/năm đối với tiền gửi không kỳ hạn và kỳ hạn dưới 1 tháng; 5%/năm đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng áp dụng cho NHTM, 5,5%/năm áp dụng cho QTDND và tổ chức tài chính Việt Nam (TCTCVM). Lãi suất cho vay VND phổ biến ở mức trên 4,5-9%/năm đối với ngắn hạn; trên 11-13%/năm đối với trung dài hạn; Các NHTM chấp hành nghiêm mức trần lãi suất cho vay ngắn hạn đối với các lĩnh vực ưu tiên theo Thông tư số 39/2016/TT-NHNN là 4,5%/năm.

    Nợ xấu: đến cuối tháng 9/2022, số dư là 672,8 tỷ đồng, tỷ lệ nợ xấu 0,81%, giảm 0,24% so với cuối năm 2021. Ước đến cuối tháng 10/2022, nợ xấu là 654 tỷ đồng, tỷ lệ 0,78%, giảm 0,27% so với cuối năm 2021

    Hệ thống Quỹ Tín dụng nhân dân trên địa bàn tỉnh hoạt động ổn định, các chỉ tiêu đều đạt mức tăng trưởng. Một số kết quả đạt được đến cuối tháng 9/2022 so với cuối năm 2021 như sau: tổng nguồn vốn hoạt động đạt 1.398 tỷ đồng, tăng 142 tỷ đồng, tăng 11,37% so với cuối năm 2021, trong đó vốn huy động tăng 10,83% chiếm tỷ trọng 88% trong tổng 51%; đáp ứng nhu cầu vốn cho 8.842 lượt thành viên vay vốn từ đầu năm đến nay. Nợ xấu: số dư 3 tỷ đồng, giảm 0,5 tỷ đồng, tỷ lệ nợ xấu 0,30%, giảm 0,10% so với cuối năm 2021.

    VI. KHOA HỌC CÔNG NGHỆ

    Trong tháng, thẩm định nội dung 01 nhiệm vụ khoa hoc và công nghệ (KH&CN) cấp tỉnh; nghiệm thu kết thúc 02 nhiệm vụ KH&CN (01 cấp tỉnh, 01 cấp cơ sở). Ngoài ra trong tháng còn tập trung cho các nội dung công việc như: Tuyển chọn, giao trực tiếp thực hiện nhiệm vụ KH&CN; nghiệm thu kết thúc các nhiệm vụ KH&CN; hướng dẫn lập hồ sơ sở hữu trí tuệ và cấp giấy phép tiến hành công việc bức xạ; đẩy mạnh các hoạt động dịch vụ KH&CN: Kiểm định phương tiện đo; kiểm nghiệm mẫu môi trường; sản xuất các sản phẩm composite, nấm các loại,...

    Đến tháng 10/2022, thẩm định nội dung 14 nhiệm vụ (07 cấp tỉnh, 07 cấp cơ sở); quyết định triển khai 11 nhiệm vụ (05 cấp tỉnh, 06 cấp cơ sở); nghiệm thu kết thúc 07 nhiệm vụ (03 cấp tỉnh, 04 cấp cơ sở); quyết định công nhận 13 nhiệm vụ (08 cấp tỉnh, 05 cấp cơ sở); gia hạn 11 nhiệm vụ (08 cấp tỉnh, 03 cấp cơ sở).

    VII. CÁC VẤN ĐỀ XÃ HỘI

    1. Lao động việc làm:

    Trong tháng tư vấn 1.666 lượt lao động, tăng 191,3% so với cùng kỳ; trong đó: 71 lượt lao động được tư vấn nghề, 275 lượt lao động được tư vấn việc làm, 1.214 lượt lao động thất nghiệp được tư vấn việc làm, 106 lượt lao động được tư vấn pháp luật lao động và tư vấn khác; giới thiệu việc làm cho 311 lượt lao động, tăng 253 lượt lao động so với cùng kỳ; đã giới thiệu cho 295 lao động có được việc làm ổn định, tăng 247 lao động so với cùng kỳ.

    Tư vấn đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài cho 59 lượt lao động, tăng 57 lượt lao động so với cùng kỳ; có 01 lao động đăng ký tham gia đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài, tương đương so với cùng kỳ năm 2021; có 33 lao động xuất cảnh chính thức (gồm có: sang Nhật Bản 28 người, Đài Loan 05 người), tăng 31 lao động so với cùng kỳ.

    Tiếp nhận 1.117 người lao động đăng ký hưởng trợ cấp thất nghiệp, tăng 89% so với cùng kỳ; 1.383 người lao động được hưởng trợ cấp thất nghiệp, tăng 4,9 lần so với cùng kỳ, với tổng số tiền chi trả 28,3 tỷ đồng, tăng 4 lần so với cùng kỳ.

    2. Chính sách xã hội:

    Trong tháng, các chế độ ưu đãi cho người có công được thực hiện:

    + Trợ cấp 1 lần cho thân nhân thờ cúng liệt sĩ, số lượng 60 hồ sơ, chuyển thờ cúng 94 hồ sơ; người có thành tích tham gia kháng chiến được tặng Bằng khen theo Quyết định số 24/2016/QĐ-TTg: 02 trường hợp; Người hoạt động kháng chiến và Dân có công gia đình cách mạng: 08 trường hợp, đối tượng hưởng theo các Quyết định 290/2005/QĐ-TTg, 62/2011/QĐ-TTg: 02 trường hợp.

    + Trợ cấp mai táng phí: 187 trường hợp; trợ cấp mai táng phí theo các Quyết định 290/2005/QĐ-TTg, 62/2011/QĐ-TTg, 49/2015/QĐ-TTg, 40/2011/QĐ-TTg: 96 trường hợp.

    + Giải quyết chế độ cho người hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù đày, bị nhiễm chất độc hóa học mới được công nhận: 04 trường hợp.

    + Trợ cấp hàng tháng đối với 02 con liệt sĩ tàn tật; hưởng thêm chế độ thương binh, bệnh binh đối với 23 đối tượng.

    + Cấp mới 02 sổ dụng cụ chỉnh hình và cấp lại 40 giấy chứng nhận gia đình liệt sĩ, thương binh, bệnh binh, chất độc hóa học.

    + Trợ cấp 06 trường hợp ưu đãi học sinh.

    + Chuyển hồ sơ người có công đi tỉnh khác và tiếp nhận hồ sơ người có công do tỉnh khác chuyển đến: 25 trường hợp.

    3. Hoạt động y tế:

    Trong ghi nhận 11/44 bệnh truyền nhiễm. So với số cộng dồn cùng kỳ về số mắc có 6 bệnh tăng (Bệnh do liên cầu lợn ở người, Sốt xuất huyết, Viêm gan vi rút C, Sốt Tây sông Nin, Viêm gan vi rút B,Viêm gan vi rút khác), 11 bệnh giảm (Lao phổi, Quai bị, Rubella (Rubeon), Sởi, Tay - chân - miệng, Thương hàn, Thủy đậu, Tiêu chảy, Uốn ván khác, Viêm não vi rút khác, Bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona) 27 bệnh không xảy ra ca mắc hoặc bệnh tương đương.

    Phòng chống bệnh Sốt xuất huyết: Trong tháng ghi nhận 1.389 người mắc giảm 21,3% so với cùng kỳ; không ghi nhận tử vong.

    Phòng chống HIV/AIDS: Tính đến thời điểm hiện tại có 6.352 người nhiễm HIV; 1.819 người chuyển sang AIDS; tử vong do AIDS: 1.263 người.

    Tổng số lần khám bệnh trong tháng 371.289 lượt người tăng 87,2% so với cùng kỳ; Tổng số người điều trị nội trú 17.607 lượt người tăng 70,6% so cùng kỳ. Công suất sử dụng giường bệnh bình quân đạt 73,8% .

    COVID – 19: Hiện nay toàn tỉnh đang ở trạng thái cấp độ 1 (bình thường mới), có 220 giường bệnh điều trị bệnh nhân thuộc tầng 3, trong đó Bệnh viện Đa khoa Tiền Giang bố trí 100 giường, Bệnh viện Đa khoa khu vực Cai Lậy và Gò Công bố trí 50 giường/mỗi bệnh viện, Bệnh viện Lao và Bệnh phổi 20 giường. Các bệnh viện và trung tâm y tế còn lại, mỗi nơi bố trí sẵn sàng từ 50 – 100 giường bệnh điều trị bệnh nhân thuộc tầng 1 và 2

    Trong tháng không ghi nhận ca nhiễm covid – 19, trong 10 tháng năm 2022 ghi nhận 11.312 ca nhiễm Covid – 19; tử vong 685 ca.

    4. Hoạt động giáo dục:

    Kết quả thực hiện chỉ tiêu theo kế hoạch năm 2022: Trường Mầm non đạt chuẩn 57.98% (kế hoạch là 54%); Trường Tiểu học đạt chuẩn 83,23% (kế hoạch là 79%); Trường Trung hoc cơ sở đạt chuẩn 54,47% (kế hoạch là 57%); Trường trung học phổ thông đạt chuẩn 57,89% (kế hoạch là 57%); Tỉ lệ huy động nhà trẻ 14,6% (kế hoạch là 16,5%); Tỉ lệ quy động mẫu giáo 81,6% (kế hoạch là 86%).

     Trường đại học Tiền Giang: tuyển sinh đến ngày 11/10/2022: được 913/1.359 chỉ tiêu đạt 67% so với kế hoạch, chia ra: đại học được 780/1.159 chỉ tiêu đạt 67% so với kế hoạch, cao đẳng giáo dục mầm non được 133/200 chỉ tiêu đạt 67% so với kế hoạch.

     Giáo dục nghề nghiệp: tuyển sinh đến ngày 11/10/2022: Trung cấp cao đẳng: 2.505 học sinh, sinh viên đạt 81,6%, trong đó trung cấp 1.876 học sinh đạt 92,2%; Trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 3 tháng: 4.297 học viên đạt 50,5% kế hoạch năm.

    Tổ chức coi thi lập đội tuyển chọn học sinh giỏi dự thi cấp Quốc Gia năm học 2022- 2023 vào các ngày 04, 05/10/2022. Chấm thi từ ngày 06/10 đến 08/10/2022. Kết quả chọn ra 54 học sinh dự thi cấp quốc gia các môn Toán, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Tin học, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, Tiếng Anh (mỗi đội tuyển 6 học sinh), gồm học sinh các Trường THPT Chuyên (48 học sinh), Chợ Gạo (02 học sinh), Nguyễn Đình Chiểu (01 học sinh), Vĩnh Bình (01 học sinh), Vĩnh Kim (01 học sinh), Trương Định (01 học sinh).

    5. Hoạt động văn hóa - thể thao:

    Hoạt động bảo tàng: trưng bày cố định các chuyên đề phục vụ khách tham quan tại Bảo tàng tỉnh và trưng bày cố định các chuyên đề theo tiến trình lịch sử tại các di tích trực thuộc: Khảo cổ Gò Thành, Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Chiến thắng Ấp Bắc, Chiến thắng Rạch Gầm – Xoài Mút. Trong tháng 10, lượng khách tham quan đến Bảo tàng và các di tích trực thuộc là 2.986 lượt khách.

    Hoạt động văn hóa nghệ thuật: Tổ chức biểu diễn chương trình Dạ khúc tri âm tại rạp Thầy Năm Tú. Phục vụ 10 suất nhạc nước, tại Quảng trường Hùng Vương, thu hút hơn 1.400 lượt người xem.

    Hoạt động thư viện: Thực hiện 03 “Chuyến xe tri thức” và 02 cuộc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2022 với chủ đề: “Khai trường cùng vui đọc sách” nhân dịp khai giảng năm học mới 2022-2023. Thư viện tỉnh tham gia Ban Giám khảo Hội thi "Văn hóa giao tiếp, ứng xử" trong phạm nhân năm 2022 tại Trại giam Phước Hòa và trại giam Mỹ Phước. Thư viện Tiền Giang phối hợp Tỉnh Đoàn tổ chức triển lãm sách ASEAN chào mừng Đại hội đại biểu Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh Tiền Giang lần thứ XI, nhiệm kỳ 2022-2027. Trong tháng, Thư viện tỉnh phục vụ 10.683 lượt bạn đọc với 24.377 lượt sách, báo, tạp chí được lưu hành. Hệ thống thư viện huyện, thư viện xã đã tiếp được 37.194 lượt bạn đọc, với 85.341 lượt sách báo lưu hành.

    Hoạt động thể dục - thể thao: Diễn ra những hoạt động thể thao nổi bậc như Hội thi thể thao Người cao tuổi tỉnh Tiền Giang năm 2022; giải Cầu lông Công đoàn viên chức tỉnh Tiền Giang năm 2022; chương trình phát triển bơi năm 2022; Đội Vovinam tham dự Giải Vovinam đồng bằng sông Cửu Long lần thứ I từ ngày 02/10 đến ngày – 09/10/2022, kết quả đạt 10 huy chương vàng, 13 huy chương bạc, 18 huy chương đồng.

    6. Trật tự an toàn giao thông: Theo báo cáo của ngành Công an

    Giao thông đường bộ: Tai nạn giao thông trong tháng xảy ra 29 vụ, giảm 08 vụ so tháng trước và tăng 22 vụ so cùng kỳ, làm chết 26 người, tăng 02 người so tháng trước và tăng 23 người so cùng kỳ, bị thương 16 người, giảm 04 người so tháng trước và tăng 14 người so cùng kỳ. Nâng tổng số vụ từ đầu năm đến nay 322 vụ, làm chết 230 người và bị thương 158 người. Ước thiệt hại tài sản chung trị giá khoảng 3.943 triệu đồng. Các nguyên nhân gây tai nạn giao thông như: đi không đúng phần đường, làn đường; uống rượu say; không nhường đường; chuyển hướng không đúng quy định; vượt không đảm bảo an toàn…

    Giao thông đường thủy: Trong tháng không xảy ra tai nạn, tương đương so tháng trước và tương đương so cùng kỳ. Từ đầu năm đến nay trên địa bàn tỉnh xảy ra 03 vụ tai nạn, làm 02 người chết, không phát sinh người bị thương.

    7. Tình hình an ninh trật tự, an toàn xã hội: (theo báo cáo ngành Công an)

    Tội phạm về trật tự xã hội ghi nhận 71 vụ tăng 08 vụ so với tháng 9/2022 và tháng 10/2019, làm bị thương 17 người, tài sản thiệt hại khoảng 1,4 tỷ đồng; xảy ra chủ yếu là tội phạm cố ý gây thương tích 15 vụ, cướp giật tài sản 06 vụ, hủy hoại tài sản 05 vụ và trộm cắp tài sản 32 vụ,... Khám phá 60 vụ (đạt 84,5%), bắt xử lý 83 đối tượng, thu hồi tài sản khoảng 532 triệu đồng. Cộng dồn đến tháng 10 ghi nhận 565 vụ giảm 87 vụ, giảm 13,3% so cùng kỳ năm 2019; giảm 422 vụ, giảm 42,8% so với cùng kỳ năm 2021; khám phá 447 vụ đạt 79,1%, xử lý 596 đối tượng. Phát hiện, xử lý 09 tụ điểm, 43 đối tượng cờ bạc; 09 vụ, 10 đối tượng có hành vi tàng trữ, mua bán trái phép chất ma túy và xử lý vi phạm hành chính 58 đối tượng sử dụng trái phép chất ma túy; 10 vụ, 12 đối tượng vi phạm pháp luật về kinh tế.

    8. Tình hình cháy nổ, môi trường:

    Trong tháng ghi nhận 01 vụ cháy xe ô tô đầu kéo (thành phố Mỹ Tho), thiệt hại ước tính khoảng 2,5 tỷ đồng đang điều tra nguyên nhân. Tính đến tháng 10/2022 ghi nhận 13 vụ cháy, giảm 15 vụ so cùng kỳ; ghi nhận 01 vụ nổ (thị xã Cai Lậy), làm chết 01 người đang điều tra nguyên nhân; tổng giá trị thiệt hại tài sản ước tính trên 34,8 tỷ đồng.

    Lĩnh vực môi trường trong tháng xảy ra 01 vụ vi phạm tăng 01 vụ vi phạm so với cùng kỳ. Nâng tổng số vụ vi phạm từ đầu năm đến nay 24 vụ giảm 13 vụ vi phạm đã xử lý.

    Thiên tai trong tháng xảy ra 01 vụ lốc xoáy, làm tốc mái 10 căn nhà ở huyện Tân Phú Đông, ước tổng giá trị thiệt hại là 200 triệu đồng. Tính từ đầu năm đến nay xảy ra 18 cơn lốc xoáy làm 01 căn nhà bị sập, 229 nhà bị tốc mái, 148 điểm đê sạt lở với tổng giá trị thiệt hại gần 171,7 tỷ đồng.

SL ước tháng 10 - 2022

Các tin cùng chuyên mục:
Hiển thị kết quả 1-10 (của 31)
Trang:1 - 2 - 3 - 4Trang đầu « Lùi · Tới » Trang cuối

Một số chỉ tiêu chủ yếu tháng 02 năm 2024 (tăng/giảm) so với cùng kỳ năm 2023 của tỉnh Tiền Giang (%)

Chỉ số sản xuất công nghiệp(*)

-18,0

Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng

+8,9

Khách quốc tế đến Tiền Giang

+25,9

Thực hiện vốn đầu tư ngân sách nhà nước

-12,3

Chỉ số giá tiêu dùng (*)

+1,05

(*): so với tháng trước.

1. Các chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2024 (xem chi tiết):

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế (theo giá so sánh 2010) tăng từ 7,0 – 7,5% so với năm 2023;

- Cơ cấu kinh tế: khu vực nông lâm nghiệp và thủy sản chiếm 35,1%, khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 29,6%, khu vực dịch vụ (bao gồm thuế sản phẩm) chiếm 35,3%.

- GRDP bình quân đầu người đạt 75,8 - 76,2 triệu đồng/người/năm;

- Tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 5 tỷ USD;

- Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội đạt 50.400 – 50.650 tỷ đồng;

- Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn 8.801 tỷ đồng;

- Tổng chi ngân sách địa phương 14.456 tỷ đồng;

- Số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới đạt 890 doanh nghiệp.

Tìm kiếm thông tin
Thông tin người dùng
User Online: 33
Truy cập: 1.936.105
Truy cập tháng: 49.782
User IP: 3.85.38.100

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ CỤC THỐNG KÊ TỈNH TIỀN GIANG
21 đường 30/4, phường 1, Thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang
ĐT: 0273. 3872582 - Fax: 0273. 3886 952 - Email:tiengiang@gso.gov.vn