Số 21 đường 30/4 - phường 1 - TP Mỹ Tho - tỉnh Tiền Giang               Hotline: 0273 3872 582               Email: tiengiang@gso.gov.vn

"CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, NGƯỜI LAO ĐỘNG CỤC THỐNG KÊ TỈNH TIỀN GIANG SỐNG VÀ LÀM VIỆC THEO HIẾN PHÁP VÀ PHÁP LUẬT"

 

 

Tổng Cục Thống kê

Cổng Thông tin điện tử

tỉnh Tiền Giang

                                                                                     - Hướng dẫn Đăng ký tài khoản (Xem Clip)

                                                                                     - Hướng dẫn tra cứu thông tin (Xem Clip)

                                                                                  - Hướng dẫn đăng ký hộ kinh doanh (Xem Clip)

                                                                                     - Hướng dẫn đăng ký khai sinh (Xem Clip)

Thăm Dò Ý Kiến
Thông tin bạn quan tâm nhất trên trang web này





Năm 2020
Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh Tiền Giang 6 tháng đầu năm 2020 bằng 99,17% so cùng kỳ
Thứ hai, Ngày 29 Tháng 6 Năm 2020

    Sáu tháng đầu năm 2020, tình hình sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh chịu tác động mạnh của hạn, mặn và đại dịch covid 19, đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất, kinh doanh và đời sống của nhân dân trong tỉnh. Lãnh đạo địa phương đã đưa ra nhiều giải pháp theo từng thời điểm, nhằm giảm bớt thiệt hại cho nhân dân, điều hành phát triển kinh tế - xã hội vượt qua khó khăn. Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) 6 tháng đầu năm 2020 ước đạt 28.148 tỷ đồng, (giá so sánh năm 2010) giảm 0,83% so với cùng kỳ, khu vực nông lâm nghiệp và thủy sản giảm 5,54%, khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 4,39% và khu vực dịch vụ tăng 0,43 % (bao gồm thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm); Nếu tách riêng thuế sản phẩm thì khu vực dịch vụ giảm 0,37 % và thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm tăng 4,09% so cùng kỳ. Tuy tốc độ tăng trưởng có giảm nhẹ so cùng, nhưng đạt được kết quả trên là quyết tâm rất lớn của lãnh đạo địa phương, các ngành, các cấp trong chỉ đạo điều hành, cộng với sự  đồng lòng, phấn đấu vượt qua khó khăn của các cơ sở kinh tế và nhân dân trong tỉnh. GRDP nếu tính theo giá hiện hành đạt 46.767 tỷ đồng. 

    Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản: 6 tháng đầu năm 2020 giảm 5,54% so với 6 tháng năm 2019; trong đó nông nghiệp giảm 5,54% (cùng kỳ tăng 3,20%). Trồng trọt trong  6 tháng qua chịu tác động mạnh của hạn, mặn; nhiều khu vực trên địa tỉnh thiếu nước sản xuất, ảnh hưởng đến năng suất, sản lượng, chất lượng sản phẩm nông nghiệp. Lãnh đạo địa phương đã đưa ra nhiều giải pháp cung cấp nước cho sản suất và sinh hoạt nhằm giải bớt thiệt hại cho bà con nông dân như: đắp đập bơm trữ nước ngọt, khoan giếng, thuê xà lan chở nước ... Nhưng năm nay do độ mặn cao và xâm nhập sâu nên có trên 11.675 ha diện tích đất sản xuất nông nghiệp bị thiệt  hại từ 30% trở lên; Trong đó: diện tích trồng lúa 8.568 ha, diện tích rau màu 810 ha, diện tích trồng cây ăn trái 2.297 ha. Trong lĩnh vực chăn nuôi, dịch tả lợn châu Phi tuy được kiểm soát tốt nhưng gần đây ở một số tỉnh đã phát hiện dịch xuất hiện trở lại nên người dân chưa mạnh dạn tái đàn do còn tiềm ẩn nhiều rủi ro. Mặc khác do thiệt hại nặng trong năm 2019 nên nông dân thiếu vốn để đầu tư, con giống có giá cao, nguồn cung hạn chế ... Giá lợn hơi bình quân 6 tháng qua luôn ở mức cao nhưng tổng đàn lợn đến thời điểm hiện tại vẫn thấp hơn so cùng kỳ. Ước tính đến thời điểm hiện tại tổng đàn lợn của tỉnh đạt 293.749 con, giảm 31,1% so cùng kỳ (giảm 132.451 con). Giá cả các sản phẩm nông nghiệp trong kỳ lên xuống thất thường, có những thời điểm khó tiêu thụ sản phẩm, nhất là khi xảy ra dịch bệnh viêm đường ho hấp cấp Covid-19. Ngành thủy sản giảm 5,76% so cùng kỳ, giảm chủ yếu sản lượng nuôi trồng, chỉ bằng 93,6% so cùng kỳ; do thời tiết không thuận lợi nên ngư dân chưa thả nuôi. Thời điểm cuối tháng 02 đầu tháng 3 năm 2020, có khoảng 500 ha nghêu nuôi trên địa bàn huyện Gò Công Đông và Tân Phú Đông đã xảy ra hiện tượng chết với tỷ lệ từ 20 % - 60 %. Sản lượng khai thác 6 tháng đầu năm tăng 9,4% so cùng kỳ.

    Khu vực công nghiệp - xây dựng: tăng 4,39% so với 6 tháng đầu năm 2019; trong đó công nghiệp tăng 3,88%, tăng thấp hơn cùng kỳ 6,1% (cùng kỳ tăng 9,98%). Trong nước  đại  dịch Covid 19 đã được khống chế, Tiền Giang không có ca mắc, nhưng còn diễn biến phức tạp ở các nước trên thế giới, các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp gặp khó khăn trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, nhất là các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu, thiếu nguyên liệu sản xuất,… Doanh nghiệp thu hẹp qui mô sản xuất, có một số doanh nghiệp tạm ngưng hoạt động hoặc chỉ sản xuất cầm chừng. Trước tình hình trên, Tiền Giang đã xây dựng các kịch bản và đề ra các giải pháp cụ thể khắc phục, thúc đẩy sản xuất cho những tháng còn lại. Đồng thời, triển khai thực hiện kịp thời các hoạt động hỗ trợ, giúp các doanh nghiệp tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc; tích cực thăm, hỏi, động viên doanh nghiệp và đã tổ chức Hội nghị trực tuyến với doanh nghiệp; triển khai thực hiện các chính sách của Trung ương hỗ trợ doanh nghiệp như: Nghị định số 41/2020/NĐ-CP của Chính phủ về việc gia hạn thời hạn nộp thuế và tiền thuê đất; Thông tư 01/2020/TT-NHNN ngày 13/3/2020 của Ngân hàng nhà nước Việt Nam quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19... Tính đến thời điểm hiện tại các khu công nghiệp của tỉnh thu hút được 107 dự án đầu tư, trong đó có 76 dự án đầu tư nước ngoài. Diện tích đất cho thuê 540,4 ha/766,7 ha chiếm tỷ lệ 70,48% diện tích các khu công nghiệp của tỉnh. Ngành xây dựng 6 tháng đầu năm tăng 8,40% so cùng kỳ, đây là một trong những ngành có tốc độ tăng trưởng tốt nhất 6 tháng đầu năm 2020. Thu hút đầu tư trên địa bàn tỉnh 6 tháng đầu năm còn gặp nhiều khó khăn, do tác động của hạn, mặn, dịch Covid-19, suy thoái kinh tế toàn cầu. Nhưng với sự tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh, sự phối hợp chặt chẽ các ngành, các cấp, các địa phương và sự cố gắng của các chủ đầu tư, nên công tác đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn tỉnh có những chuyển biến tích cực, nhiều công trình đã hoàn thành đưa vào khai thác sử dụng, các công trình chuyển tiếp tiếp tục thi công theo tiến độ đề ra... Trên địa bàn tỉnh có một số công trình lớn tiếp tục được triển khai như: Dự án đường Cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận, Dự án Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tiền Giang...

    Khu vực dịch vụ: giảm 0,37 % so cùng kỳ. Do chịu ảnh hưởng nặng của dịch bệnh viêm đường ho hấp cấp Covid-19, thực hiện giản cách xã hội theo Chỉ thị 16/CT-TTg ngày 31/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ  và một phần của Nghị định số 100/2019/ NĐ-CP ngày 30/12/2019 của Chính phủ (quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt), hầu hết các ngành trong khu vực này đều có tốc độ tăng thấp hơn hoặc giảm so cùng kỳ. Một số ngành giảm sâu so cùng kỳ như: dịch vụ lưu trú giảm 52,29%, dịch vụ ăn uống giảm 23,63%, du lịch lữ hành và các hoạt động liên quan đến du lịch giảm 64,45%, vận tải kho bãi giảm 10,89%, nghệ thuật vui chơi giải trí giảm 2,49% ... Bên cạnh đó có một số ngành vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng như: thông tin và truyền thông tăng 7,03%, hoạt động tài chính ngân hàng và bảo hiểm tăng 7,27%, hoạt động y tế và hoạt động trợ giúp xã hội tăng 7,15% ... Đến thời điểm hiện tại các ngành trong khu vực này được phép hoạt động bình thường trở lại, doanh số các ngành có tăng so với thời điểm bùng phát dịch. Nếu kiểm soát tốt được dịch Covid 19, tốc độ tăng trưởng của các ngành trong khu vực này sẽ tăng dần trong những tháng cuối năm. Thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm 6 tháng đầu năm tăng 4,09% so cùng kỳ.

    Cơ cấu kinh tế: chuyển dịch theo đúng định hướng, tăng tỷ trọng công nghiệp, xây dựng và giảm tỷ trọng nông nghiệp. Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 39,7% (cùng kỳ 41,2%); khu vực công nghiệp, xây dựng chiếm 26,6% (cùng kỳ 25,7%); khu vực dịch vụ chiếm 27,5% (cùng kỳ 27,2%); thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 6,2% (cùng kỳ 5,9%).

                                                                                                       NVT

 

Các tin cùng chuyên mục:
Hiển thị kết quả 1-10 (của 21)
Trang:1 - 2 - 3Trang đầu « Lùi · Tới » Trang cuối

Một số chỉ tiêu chủ yếu tháng 02 năm 2024 (tăng/giảm) so với cùng kỳ năm 2023 của tỉnh Tiền Giang (%)

Chỉ số sản xuất công nghiệp(*)

-18,0

Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng

+8,9

Khách quốc tế đến Tiền Giang

+25,9

Thực hiện vốn đầu tư ngân sách nhà nước

-12,3

Chỉ số giá tiêu dùng (*)

+1,05

(*): so với tháng trước.

1. Các chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2024 (xem chi tiết):

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế (theo giá so sánh 2010) tăng từ 7,0 – 7,5% so với năm 2023;

- Cơ cấu kinh tế: khu vực nông lâm nghiệp và thủy sản chiếm 35,1%, khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 29,6%, khu vực dịch vụ (bao gồm thuế sản phẩm) chiếm 35,3%.

- GRDP bình quân đầu người đạt 75,8 - 76,2 triệu đồng/người/năm;

- Tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 5 tỷ USD;

- Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội đạt 50.400 – 50.650 tỷ đồng;

- Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn 8.801 tỷ đồng;

- Tổng chi ngân sách địa phương 14.456 tỷ đồng;

- Số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới đạt 890 doanh nghiệp.

Tìm kiếm thông tin
Thông tin người dùng
User Online: 25
Truy cập: 2.001.942
Truy cập tháng: 77.090
User IP: 3.147.104.120

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ CỤC THỐNG KÊ TỈNH TIỀN GIANG
21 đường 30/4, phường 1, Thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang
ĐT: 0273. 3872582 - Fax: 0273. 3886 952 - Email:tiengiang@gso.gov.vn