Số 21 đường 30/4 - phường 1 - TP Mỹ Tho - tỉnh Tiền Giang               Hotline: 0273 3872 582               Email: tiengiang@gso.gov.vn

"CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, NGƯỜI LAO ĐỘNG CỤC THỐNG KÊ TỈNH TIỀN GIANG SỐNG VÀ LÀM VIỆC THEO HIẾN PHÁP VÀ PHÁP LUẬT"

 

 

Tổng Cục Thống kê

Cổng Thông tin điện tử

tỉnh Tiền Giang

                                                                                     - Hướng dẫn Đăng ký tài khoản (Xem Clip)

                                                                                     - Hướng dẫn tra cứu thông tin (Xem Clip)

                                                                                  - Hướng dẫn đăng ký hộ kinh doanh (Xem Clip)

                                                                                     - Hướng dẫn đăng ký khai sinh (Xem Clip)

Thăm Dò Ý Kiến
Thông tin bạn quan tâm nhất trên trang web này





Năm 2020
Tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Tiền Giang 9 tháng đầu năm 2020
Thứ ba, Ngày 29 Tháng 9 Năm 2020

    I. KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÁC CHỈ TIÊU KINH TẾ

    1. Tăng trưởng kinh tế (GRDP):

    Chín tháng đầu năm 2020, tình hình sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh chịu tác động mạnh của hạn, mặn và dịch covid 19, đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất, kinh doanh và đời sống của nhân dân trong tỉnh. Lãnh đạo địa phương đã đưa ra nhiều giải pháp theo từng thời điểm, nhằm giảm bớt thiệt hại cho nhân dân, điều hành phát triển kinh tế - xã hội vượt qua khó khăn. Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) 9 tháng đầu năm 2020 ước đạt 46.401 tỷ đồng, (theo giá so sánh năm 2010) tăng 0,45% so với cùng kỳ, khu vực nông lâm nghiệp và thủy sản giảm 2,83%, khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 3,56% và khu vực dịch vụ tăng 1,74% (bao gồm thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm); Nếu tách riêng thuế sản phẩm thì khu vực dịch vụ tăng 1,36 % và thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm tăng 3,68% so cùng kỳ.

Tốc độ tăng tổng sản phẩm 9 tháng qua hai năm

 

Tốc độ tăng so với cùng kỳ năm trước  (%)

9 tháng đầu năm 2019

9 tháng đầu năm 2020

Tổng số

6,10

0,45

Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản

2,93

-2,83

Khu vực công nghiệp và xây dựng

9,70

3,56

Khu vực dịch vụ

6,62

1,36

Thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm

9,54

3,68

    Cơ cấu kinh tế: chuyển dịch chậm nhưng theo hướng, tăng tỷ trọng công nghiệp, xây dựng và giảm tỷ trọng nông nghiệp. Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 40,6% (cùng kỳ 41%); khu vực công nghiệp, xây dựng chiếm 26,3% (cùng kỳ 26,1%); khu vực dịch vụ chiếm 27,8%, tương đương so cùng kỳ; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 5,3% (cùng kỳ 5,1%).  

    2. Tài chính - Ngân hàng:

    a. Tài chính:

    Thu ngân sách nhà nước: 9 tháng đầu năm 2020 ước thu được 16.084 tỷ đồng, đạt 108,1% kế hoạch, tăng 16,4% so cùng kỳ; trong đó: thu ngân sách trên địa bàn thực hiện 7.915 tỷ đồng, đạt 71,1% dự toán và giảm 5,3% so cùng kỳ; thu nội địa 7.726 tỷ đồng, đạt 71,5% dự toán, giảm 5% so cùng kỳ.

    Chi ngân sách nhà nước: Tổng chi ngân sách 9 tháng đầu năm 2020 là 13.263 tỷ đồng (trong đó: chi cân đối ngân sách 9.789 tỷ đồng); đạt 96,4% dự toán, tăng 62% so cùng kỳ do ảnh hưởng của dịch Covid-19, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 42/NQ-CP hỗ trợ người dân gặp khó khăn, ngân sách địa phương đã kịp thời bổ sung cho các huyện, thành, thị để chi hỗ trợ người dân vượt qua khó khăn, trong đó: chi đầu tư phát triển 4.021 tỷ đồng, đạt 89,3% dự toán, tăng 60,8%; chi hành chính sự nghiệp 5.417 tỷ đồng, đạt 77,1% dự toán và tăng 26,9% so cùng kỳ.

    b. Ngân hàng:

    Đến hết ngày 16/8/2020, vốn huy động đạt 72.681 tỷ đồng, tăng 4,7% so cuối năm 2019; tổng dư nợ toàn tỉnh đạt 59.658 tỷ đồng (trong đó: dư nợ ngắn hạn chiếm 58,6%, trung dài hạn chiếm 41,4%), tăng 5,9% so cuối năm 2019. Ước tính đến cuối tháng 9/2020, nguồn vốn huy động đạt 73.593 tỷ đồng, tăng 6%; tổng dư nợ đạt 59.967 tỷ đồng, tăng 6,5% so cuối năm 2019.

    Lãy suất huy động: nhằm góp phần giảm bớt khó khăn cho hoạt động SXKD của doanh nghiệp và nền kinh tế, trong 9 tháng đầu năm, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNNVN) đã 02 lần điều chỉnh giảm các mức lãi suất điều hành (đợt 1 vào 16/3/2020, đợt 2 vào 13/5/2020) với mức giảm 0,6 - 0,75% trần lãi suất huy động, giảm 1%/năm trần lãi suất cho vay đối với các lĩnh vực ưu tiên. Đến nay mặt bằng lãi suất tại các ngân hàng Thương mại thấp hơn từ 0,5 - 2,5%/năm so với lãi suất trước khi có dịch Covid-19.

    Lãy suất cho vay VNĐ: phổ biến ở mức trên 5 - 9%/năm đối với ngắn hạn (chiếm 68,3% tổng dư nợ ngắn hạn VNĐ); 11 - 13%/năm đối với trung dài hạn (chiếm 51,3% tổng dư nợ trung dài hạn VNĐ); Các TCTD chấp hành nghiêm các mức trần lãi suất theo quy định của NHNNVN nhất là trần lãi suất cho vay ngắn hạn đối với các lĩnh vực ưu tiên theo Thông tư số 39/2016/TT-NHNN là 5%/năm.

    Nợ xấu: đến ngày 16/8/2020, số dư là 638 tỷ đồng, tỷ lệ nợ xấu 1,07%, tăng 0,2% so cuối năm 2019. Ước đến cuối tháng 9/2020, nợ xấu là 695 tỷ đồng, tỷ lệ nợ xấu 1,16%, tăng 0,29% so cuối năm 2019.

    Quỹ tín dụng nhân dân: đến cuối 7/2020, tổng nguồn vốn huy động  1.069 tỷ đồng, tăng 5,1% và dư nợ cho vay 786 tỷ đồng, tăng 3,3% so cuối năm 2019. Nợ xấu: số dư 3 tỷ đồng, so cuối năm 2019 tỷ lệ nợ xấu 0,4%, tăng 0,1%.

    - Kết quả thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho khách hàng bị ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19

    Đến cuối tháng 7/2020, tổng dư nợ bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19 là 4.855 tỷ đồng; trong đó, khách hàng doanh nghiệp bị ảnh hưởng chiếm 56,3%, khách hàng cá nhân bị ảnh hưởng chiếm 43,4%. Ngành nghề bị ảnh hưởng, chủ yếu là công nghiệp chế biến chế tạo 28,2%; bán buôn và bán lẻ 18,3%...  Có 2.776 khách hàng được hỗ trợ thông qua các biện pháp như: (i) cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ cho 409 khách hàng với dư nợ được cơ cấu là 606 tỷ đồng; (ii) miễn giảm lãi cho 296 khách hàng với dư nợ 47 tỷ đồng; (iii) cho vay mới với lãi suất ưu đãi thấp hơn so với lãi suất cho vay trước khi có dịch 2.072 khách hàng với doanh số cho vay mới lũy kế từ ngày 23/01/2020 đạt 13.080 tỷ đồng.

    Thực hiện Nghị quyết số 42/NQ-CP ngày 09/4/2020 của Chính phủ: hiện trên địa bàn tỉnh không phát sinh số liệu theo Nghị quyết số 42.

    - Kết quả hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng của hạn hán, xâm nhập mặn vùng Đồng bằng sông Cửu Long

    Đến cuối tháng 7/2020, tổng dư nợ bị ảnh hưởng gần 81 tỷ đồng, hỗ trợ thông qua các biện pháp như: (i) cơ cấu lại thời hạn trả nợ với dư nợ được cơ cấu 343 triệu, (ii) miễn, giảm lãi vay với dư nợ được miễn giảm lãi 21,6 tỷ đồng (iii) cho vay mới với doanh số cho vay lũy kế 653 tỷ đồng.

    3. Giá cả, lạm phát:

    Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 9/2020 tăng 0,66% so tháng 8/2020 (thành thị tăng 0,77%, nông thôn tăng 0,63%); so cùng kỳ tăng 3,57%.

    So với tháng 8/2020, trong 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ chính có có 8 nhóm hàng tăng: hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 0,66%; đồ uống và thuốc lá tăng 0,32%; may mặc, mũ nón, giày dép tăng 0,48%; nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng tăng 1,1%; thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,15%; thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,05%; giáo dục tăng 4,6% và nhóm hàng hóa dịch vụ khác tăng 0,13%. Có 03 nhóm hàng giảm: giao thông giảm 0,49%; bưu chính viễn thông giảm 0,05% và văn hoá, giải trí và du lịch giảm 0,03%.

    Nguyên nhân chỉ số giá tiêu dùng tháng 9/2020 tăng so tháng 8/2020:

    - Sản lượng thu hoạch vụ lúa Hè Thu của tỉnh giảm 18% so cùng kỳ do diện tích gieo trồng giảm; tình hình xuất khẩu gạo đang thuận lợi, các doanh nghiệp tăng cường thu mua để đáp ứng đủ số lượng gạo đã ký kết hợp đồng ngay từ đầu năm, dẫn đến giá gạo bán lẻ dùng cho tiêu dùng tăng lên tác động làm cho giá gạo tăng 1,27%.

    - Giá học phí năm học 2020 - 2021 điều chỉnh tăng theo lộ trình của Nghị định số 86/2015/NĐ-CP ngày 02/10/2015 của Chính Phủ và Nghị Quyết số 04/2020/NQ-HĐND ngày 10 tháng 7 năm 2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh, dẫn đến nhóm hàng giáo dục tăng 4,6% so với tháng trước, đóng góp vào mức tăng chung CPI khoảng 0,22%.

    - Nhà nước không còn hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng dịch Covid-19 nên giá điện sinh hoạt bình quân trong tháng tăng 3,78%, nước sinh hoạt tăng 1,05%.

    - Lễ Quốc khánh 02/9, nhu cầu ăn uống, vui chơi và giải trí tăng, dẫn đến nhóm hàng thực phẩm tươi sống tăng 0,8% so tháng trước.

    Bên cạnh đó, một số mặt hàng có chỉ số giá giảm nhưng tỷ trọng quyền số nhỏ nên tác động chưa đủ lớn đến chỉ số giá tiêu dùng chung như:

    - Giá thịt lợn giảm 2,65%: do ảnh hưởng dịch tả lợn châu Phi xảy ra trên diện rộng, người dân vẫn còn e ngại khi dùng thịt lợn; mặc khác tháng 9/2020 trùng tháng 7 âm lịch là tháng ăn chay, dẫn đến sức mua giảm.

    - Giá xăng dầu được điều chỉnh vào ngày 27/8/2020 và ngày 11/9/2020, tính bình quân chung: giá xăng A95 trong tháng tăng: 60 đồng/lít, xăng E5 sinh học giảm 140 đồng/lít, dầu diezen 0,05S giảm: 690 đồng/lít, tác động giá nhiên liệu giảm 0,02%.

    - Dịch bệnh Covid-19 kéo dài, ảnh hưởng đến hoạt động ngành du lịch, dẫn đến giá tuor du lịch trọn gói trong nước giảm 0,38% so tháng trước.

    Chỉ số giá tiêu dùng bình quân 9 tháng năm 2020 so cùng kỳ tăng 3,66%. Một số nhóm hàng có chỉ số giá tăng nhiều trong 9 tháng năm 2019 so cùng kỳ như: nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 10,41%; nhóm giáo dục tăng 6,49%; nhóm hàng hóa và dịch vụ khác tăng 3,53%; nhóm đồ uống và thuốc lá tăng 2,44%; nhóm văn hóa, giải trí và du lịch tăng 0,56%... do Trong 9 tháng đầu năm 2020 các dịp lễ, tết nhu cầu tiêu dùng hàng hoá của người dân tăng và đặc biệt bệnh dịch tả lợn Châu Phi diễn ra ở phạm vi rộng, ảnh hưởng đến tâm lý đến người tiêu dùng e ngại dùng thịt lợn nên chuyển sang dùng các loại thực phẩm khác như: thịt bò, gia cầm, thuỷ sản… từ đó tác động nhóm thực phẩm bình quân 9 tháng đầu năm so cùng kỳ tăng 3,8% so với cuối năm 2019 và tăng 12,91% so với bình quân cùng kỳ; giá các mặt hàng đồ uống và thuốc lá và giá các loại quần áo may sẵn tăng cao trong dịp Tết Nguyên Đán, bình quân 9 tháng đầu năm chỉ số giá các nhóm này lần lượt tăng 2,44% và 2,39% so với bình quân cùng kỳ.

    Chỉ số giá vàng 24 kara Ngọc Thẩm trong tháng 9/2020 giảm 1,54% so tháng trước, tăng 30,1% so cùng kỳ; giá vàng bình quân tháng 9/2020 là 5.432 ngàn đồng/chỉ, tăng 1.256 ngàn đồng/chỉ so cùng kỳ.

    Chỉ số giá đô la Mỹ trong tháng 9/2020 tương đương so tháng trước và tăng 0,03% so cùng kỳ; giá bình quân tháng 9/2020 là 23.270 đồng/USD, giảm 6 đồng/USD so cùng kỳ.

    4. Đầu tư và Xây dựng:

    Vốn đầu tư toàn xã hội quý III/2020, ước thực hiện được 9.470 tỷ đồng, đạt 25,4% kế hoạch, tăng 8,5% so cùng kỳ; trong đó: vốn đầu tư của dân cư và tư nhân 5.750 tỷ đồng, chiếm 60,7%; vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 1.130 tỷ đồng, chiếm 11,9%; vốn đầu tư thuộc ngân sách nhà nước 1.961 tỷ đồng, chiếm 20,7%.

    9 tháng đầu năm 2020, vốn đầu tư toàn xã hội ước thực hiện 24.554 tỷ đồng, đạt 65,8% kế hoạch, tăng 5,9% so cùng kỳ; trong đó: vốn đầu tư của dân cư và tư nhân 16.379 tỷ đồng, giảm 1,7%, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 3.180 tỷ đồng, giảm 14,4%, vốn đầu tư thuộc ngân sách nhà nước 3.596 tỷ đồng, tăng 68,2% so cùng kỳ.

    Vốn đầu tư phát triển thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước do địa phương quản lý quý III/2020 là 1.912 tỷ đồng, đạt 50,2% kế hoạch, tăng 95,2% so cùng kỳ; gồm có: vốn ngân sách nhà nước cấp tỉnh 1.384 tỷ đồng, tăng 78,2%; vốn ngân sách nhà nước cấp huyện 366 tỷ đồng, tăng 226,6%; vốn ngân sách nhà nước cấp xã 162 tỷ đồng, tăng 78,2% so cùng kỳ. Chín tháng đầu năm 2020, vốn đầu tư phát triển thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước do địa phương quản lý là 3.461 tỷ đồng, đạt 90,9% kế hoạch, tăng 72% so cùng kỳ; gồm có: vốn ngân sách nhà nước cấp tỉnh 2.568 tỷ đồng, tăng 62,7%; vốn ngân sách nhà nước cấp huyện 647 tỷ đồng, tăng 126,3%; vốn ngân sách nhà nước cấp xã 245 tỷ đồng, tăng 65,9% so cùng kỳ.

      5. Tình hình hoạt động của doanh nghiệp:

    Do dịch Covid-19, trong tháng 04/2020, Tổng cục Thống kê (TCTK) đã thực hiện điều tra lần một đánh giá tác động của dịch Covid-19 đến hoạt động sản xuất kinh doanh (SXKD) trong khu vực doanh nghiệp (DN). Kết quả điều tra đã được tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ và phản ánh khá đầy đủ về mức độ ảnh hưởng của dịch Covid-19 đến DN. Tuy nhiên, đến nay dịch Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp, tiếp tục ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động SXKD của DN. Để có thông tin đánh giá việc triển khai thực hiện Chỉ thị số 11/CT-TTg ngày 04/03/2020 của Thủ tướng Chính phủ về các nhiệm vụ, giải pháp cấp bách tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội ứng phó với dịch Covid-19 và Nghị quyết số 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 về các nhiệm vụ, giải pháp tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh trong bối cảnh đại dịch Covid-19, ngày 07/9/2020 Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KHĐT) đã ký Quyết định số 1369/QĐ-BKHĐT về việc tổ chức điều tra đột xuất đánh giá tác động của dịch Covid-19 tới hoạt động SXKD của DN lần thứ hai, đồng thời giao Tổng cục trưởng TCTK ban hành phương án và tổ chức điều tra, tổng hợp và công bố kết quả trong tháng 9/2020 để Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các cấp, các ngành, các địa phương có căn cứ tiếp tục ban hành các chính sách, giải pháp hỗ trợ DN tháo gỡ khó khăn, giảm thiểu thiệt hại, ổn định và phát triển sản xuất kinh doanh hiệu quả.

     Theo Phương án điều tra, đối tượng, đơn vị điều tra là các doanh nghiệp được thành lập và chịu sự điều tiết của Luật DN (không bao gồm Hợp tác xã) và đang hoạt động tại thời điểm 10/9/2020 trên phạm vi cả nước. Nội dung điều tra phân theo 05 nhóm thông tin cơ bản: (1) Nhận dạng đơn vị điều tra: tên DN, địa chỉ, điện thoại, mã số thuế, loại hình kinh tế, ngành SXKD chính; (2) Tình hình SXKD của DN; (3) Các giải pháp ứng phó của DN trước ảnh hưởng của dịch Covid-19; (4) Đánh giá hiệu quả các giải pháp của Chính phủ hỗ trợ DN tháo gỡ khó khăn, giảm thiểu thiệt hại do dịch Covid-19; (5) Một số câu hỏi về năng lực cạnh tranh của DN (áp dụng cho khoảng 1000 DN được chọn mẫu điều tra). Phương pháp thu thập thông tin trực tuyến qua bảng hỏi Web-form, điều tra viên hướng dẫn DN cung cấp thông tin trên trang thông tin điện tử điều tra trực tuyến của điều tra DN 2020. Thời gian thu thập thông tin từ ngày 10 - 20/9/2020, công bố kết quả điều tra tại cuộc Họp báo tình hình kinh tế - xã hội quý III và 9 tháng năm 2020.

     Theo báo cáo Sở kế hoạch - Đầu tư, tổng số doanh nghiệp thành lập mới từ ngày 01/01/2020 đến 09/9/2020 là 538 doanh nghiệp (trong đó, có 35 doanh nghiệp chuyển đổi từ hộ kinh doanh) với tổng vốn đăng ký 2.990 tỷ đồng, đạt 82,7% so kế hoạch năm 2020; đăng ký 897 đơn vị trực thuộc; đăng ký giải thể 76 doanh nghiệp. Ước thực hiện 9 tháng năm 2020 có 590 doanh nghiệp thành lập mới với tổng số vốn đăng ký là 3.300 tỷ đồng, đạt 90,7% so kế hoạch phát triển doanh nghiệp năm 2020, tăng 25% so năm trước. Có 980 đơn vị trực thuộc đăng ký hoạt động; 84 doanh nghiệp đăng ký giải thể. Tính đến cuối tháng 8/2019, theo Sở Kế hoạch và Đầu tư, toàn tỉnh hiện có khoảng 6.126 doanh nghiệp đăng ký hoạt động. Tổng số hộ kinh doanh đăng ký thành lập mới trên địa bàn tỉnh ước thực hiện 9 tháng 2020 khoảng 3.990 hộ, với tổng vốn đăng ký 820 tỷ đồng; lũy kế  tổng số hộ kinh doanh trên địa bàn toàn tỉnh tính đến nay khoảng 57.200 hộ kinh doanh (số liệu Phòng Tài chính - Kế hoạch các địa phương).

    6. Sản xuất nông - lâm nghiệp và thủy sản:

    a. Nông nghiệp:

    Xâm nhập mặn năm 2020 diễn biến phức tạp, độ mặn tăng cao đột biến, xâm nhập sớm, vượt qua độ mặn lịch sử năm 2016, lấn sâu vào nội đồng và ảnh hưởng đến tất cả các huyện trên địa bàn tỉnh. Công tác ứng phó hạn mặn, cấp nước sinh hoạt cho người dân, hỗ trợ nước ngọt để tưới trên cây ăn trái… cũng được lãnh đạo các cấp, các ngành quan tâm giúp nông dân yên tâm sản xuất, tuy nhiên năng suất và chất lượng sản sản phẩm giảm đáng kể; đồng thời do ảnh hưởng dịch bệnh Covid-19 một số nông sản phụ thuộc thị trường Trung Quốc tiêu thụ gặp khó khăn như: thanh long ruột đỏ, mít, sầu riêng… giá bán thấp hơn cùng kỳ khoảng 50%, thậm chí có nhiều sản phẩm còn giảm sâu hơn.

    * Trồng trọt:

    Cây lương thực có hạt: 9 tháng đầu năm 2020, gieo trồng 139.469 ha, đạt 80,2% kế hoạch, giảm 25,9% so cùng kỳ; sản lượng thu hoạch 687.631 tấn, đạt 65,3% kế hoạch, giảm 30,8% so cùng kỳ; trong đó: câylúa gieo sạ 136.097 ha giảm 26,1%, thu hoạch 109.409 ha (mất trắng 912,6 ha), sản lượng thu hoạch 675.865 tấn, đạt 65,1% kế hoạch, so cùng kỳ giảm 31,9%.

    - Cây lúa:

    Vụ Đông Xuân 2019 - 2020: chính thức xuống giống 57.604, đạt 98% kế hoạch gieo trồng của vụ, giảm 11,2% so cùng kỳ do thực hiện đề án cắt vụ và chuyển đổi cơ cấu cây trồng đối với các vùng sản xuất lúa khó khăn do tình hình hạn, mặn kéo dài ở khu vực phía đông; năng suất thu hoạch 66 tạ/ha, giảm 8,3% so cùng kỳ; sản lượng 373.970 tấn, so cùng kỳ giảm 19,9%. Cơ cấu giống lúa: lúa đặc sản, chất lượng cao chiếm tỉ lệ 75,4%; giống lúa thường như IR 50404 chiếm tỉ lệ 21,1%; các giống lúa khác chiếm 3,5%. Diện tích thu hoạch 56.692 ha, bị mất trắng 912,6 ha (huyện Chợ Gạo 52,6 ha, huyện Gò Công Đông 860 ha) nguyên nhân do ảnh hưởng của hạn mặn, thiếu nước sản xuất. Diện tích gieo sạ trước ngày 15/12/2019 phát triển tốt đạt năng suất từ 65 - 70 tạ/ha nhờ sự chủ động bơm trữ nước của chính quyền địa phương. Đối với diện tích gieo sạ sau ngày 15/12 năng suất bị ảnh hưởng bởi hạn, mặn khi chỉ đạt từ 50 - 60 tạ/ha. Năm nay, một số nông dân thu hoạch sớm trúng mùa, giá lúa tương đối cao, tăng 100 - 300 trăm đồng/kg; những loại lúa có chất lượng gạo tốt hơn thì giá cao hơn 400 - 500 đồng/kg nên lợi nhuận mang lại khá.

    Vụ Hè Thu (gồm Xuân Hè và Hè Thu): gieo sạ 75.844 ha, thu hoạch 52.717 ha, ước năng suất 57,3 tạ/ha, tăng 2,8% so cùng kỳ; sản lượng 301.895 tấn, so cùng kỳ giảm 41,4%. Các huyện phía Đông, do ảnh hưởng nắng nóng kéo dài và lệ thuộc vào nguồn nước như Chợ Gạo giảm 245 ha và Gò Công Tây giảm 579 ha… ngưng gieo sạ chuyển sang trồng màu. Về cơ cấu giống lúa: lúa đặc sản, chất lượng cao như với diện tích 53.087 ha, chiếm tỉ lệ 70%, lúa thường với diện tích 18.476 ha, chiếm tỉ lệ 24,4%, các giống lúa còn lại với diện tích 4.281 ha, chiếm 5,6%.

    Vụ Thu Đông: ước diện tích gieo sạ 2.649 ha (ở 02 huyện Tân Phước và Châu Thành), đạt 11 % kế hoạch; giảm 90,2% so cùng kỳ, do thực thiện theo Công văn số 1922/UBND-KHTC ngày 29/4/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh chấp thuận về mặt chủ trương cắt vụ lúa Thu đông tại các huyện phía Đông theo đề xuất của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Công văn số 1299/SNN&PTNT-TT&BVTV ngày 14/4/2020, chuyển dần diện tích lúa 3 vụ/năm sang sản xuất 2 vụ để đảm bảo sản xuất an toàn, hiệu quả

    - Cây ngô: 9 tháng gieo trồng 3.372 ha, đạt 85,9% kế hoạch, giảm 15% so cùng kỳ, thu hoạch 3.301 ha, năng suất quy thóc 35,7 tạ/ha với sản lượng quy thóc 11.766 tấn, đạt 83,1% kế hoạch, giảm 3,5% so cùng kỳ chủ yếu do năng suất giảm 0,4 tạ/ha.

    Cây rau đậu các loại: 9 tháng gieo trồng 50.625 ha, đạt 87,8% kế hoạch; thu hoạch 44.093 ha với sản lượng 890.088 tấn, đạt 76,6% kế hoạch, giảm 5,4% so cùng kỳ; trong đó: rau các loại 50.418 ha, thu hoạch 43.931 ha với sản lượng 889.603 tấn, giảm 5,4% so cùng kỳ do ảnh hưởng của hạn mặn, thiếu nước sản xuất nên diện tích thu hoạch giảm mặc dù năng suất thu hoạch có tăng.

    Cây lâu năm: toàn tỉnh hiện có 103.328 ha (trong đó: cây ăn quả 82.650 ha), tăng 4,1%, tương ứng tăng 4.087 ha so cùng kỳ, diện tích tăng chủ yếu ở các loại cây: thanh long 767,7 ha, sầu riêng 1.236 ha, mít 2.879 ha, bưởi 199 ha… Ước sản lượng thu hoạch 1.365.765 tấn, tăng 4,7% so cùng kỳ, tương ứng tăng 61.700 tấn; trong đó, sản lượng cây ăn quả 1.202.897 tấn, so cùng kỳ tăng 3,5% tương ứng tăng 40.178 tấn.

    * Chăn nuôi: ước thời điểm 01/9/2020 tổng đàn gia súc, gia cầm của tỉnh như sau: đàn bò 118,2 ngàn con, giảm 1,8%; đàn lợn 289 ngàn con, giảm 30,8%; đàn gia cầm (không kể chim cút) 16,8 triệu con, tăng 12,7% so cùng kỳ. Sản lượng thịt hơi xuất chuồng 9 tháng: thịt bò 17.730 tấn, tăng 27%; thịt lợn 65.820 tấn, giảm 13,2%; thịt gia cầm 42.431 tấn, tăng 23,5% so cùng kỳ (trong đó: sản lượng thịt gà 30.860, tăng 14,9%. 

    Đàn lợn giảm đáng kể so cùng kỳ do dịch bệnh còn nhiều nguy cơ tiềm ẩn và xảy ra trên diện rộng, con giống không đảm bảo; một số hộ nuôi thua lỗ trước đây chuyển sang vật nuôi khác; giá cả thịt lợn hơi thường xuyên liên tục biến động, người chăn nuôi không dự đoán được thị trường nên rất lo lắng khi tái đàn… Thời điểm này, giá lợn hơi trên địa bàn tỉnh cũng như cả nước đã “hạ nhiệt” về mức khoảng 80.000 đồng/kg. Mức giá này vẫn còn khá hấp dẫn với người chăn nuôi. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch tả lợn châu Phi nên người dân vẫn chưa mạnh dạn tái đàn. Hiện Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang xây dựng đề án tái đàn lợn trên địa bàn tỉnh theo hướng vận dụng các chính sách hiện có hỗ trợ để phát triển đàn lợn theo hướng đảm bảo an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh theo chủ trương của UBND tỉnh.

    Tình hình chăn nuôi gia cầm phát triển tương đối ổn định do giá đầu ra luôn có lãi, so với nuôi gia súc thì thời gian nuôi gia cầm ngắn, trong khi vốn đầu tư chuồng trại không cao, dịch bệnh ít phát sinh, lại không tốn nhiều công chăm sóc, người nuôi thu lợi nhuận khá cao nên hộ nuôi sau khi xuất chuồng tiếp tục tái đàn trở lại. Mặc khác, ngoài mô hình chăn nuôi gia cầm thả vườn, người dân chuyển từ nuôi lợn sang nuôi vịt, hiện nay ở huyện Cai Lậy, Châu Thành và Phú Đông đàn vịt phát triển nhiều.

    b. Lâm nghiệp:

    Tổng diện tích đất có rừng trên địa bàn tỉnh đến 01/9/2020 là 1.919,4 ha (không bao gồm diện tích rừng thuộc đất an ninh quốc phòng); gồm: rừng phòng hộ 1.339 ha, rừng sản xuất: 580,50 ha. Lũy kế từ đầu năm đến nay giảm 49 ha. So với năm 2019, diện tích rừng đã giảm 49 ha rừng sản xuất (ở huyện Tân Phước). Nguyên nhân rừng sản xuất do người chuyển đổi sang trồng các loại cây ăn trái như mít, thanh long, chanh, sầu riêng… có giá trị kinh tế cao.

     Chín tháng đầu năm 2020, sản lượng gỗ khai thác đạt 29.779 m3, so cùng kỳ giảm 6,2% do diện tích khai thác từ rừng và cây trồng ít, các loại gỗ được khai thác chủ yếu như: bạch đàn, dầu gió, tràm lanh…; sản lượng củi khai thác được 110.473 ste củi các loại, so với cùng kỳ tăng 1% do các hộ dân ở huyện Cái Bè, Cai Lậy, Tân Phước khai thác những cây ăn quả đã già không cho trái, cho trái ít để chuyển đổi sang trồng cây ăn quả khác như: mít, sapo, bưởi…

     c. Thủy hải sản:

    Chín tháng đầu năm 2020, thả nuôi 14.431 ha, đạt 91,9% kế hoạch, giảm 1,4% so cùng kỳ. Thủy sản nước ngọt nuôi 4.112 ha, giảm 5% so cùng kỳ do thời tiết nắng nóng kéo dài, mực nước trên nội đồng thấp kết hợp với mặn xâm nhập sâu nên người dân chỉ thả nuôi ở một số vùng có điều kiện thuận lợi. Thủy sản nước mặn, lợ nuôi 10.319 ha, tăng 0,2% so cùng kỳ. Nguyên nhân hoạt động nuôi thuỷ sản giảm là do còn bị ảnh hưởng bởi hạn, mặn và dịch bệnh Covid- 19, giá nhiều loại thủy sản vẫn ở mức thấp, trong đó cá tra bị ảnh hưởng nhiều nhất do nhiều doanh nghiệp chế biến hàng xuất khẩu bị hoãn, hủy hoặc không có đơn hàng mới.

    Chín tháng đầu năm 2020 thu hoạch 237.800 tấn, đạt 77,3% kế hoạch, giảm 3,2% so cùng kỳ; trong đó: sản lượng thu hoạch từ nuôi 125.264 tấn, đạt 72,5% kế hoạch, giảm 7,5%; sản lượng khai thác 112.536 tấn, đạt 83,5% kế hoạch, tăng 2,1% do đầu tư cải hoán và đóng mới tàu, thời tiết thuận lợi cho hoạt động khai thác.

    7. Sản xuất công nghiệp:

    Chỉ số sản xuất công nghiệp 9 tháng đầu năm 2020 tăng 1,2% so cùng kỳ; trong đó: ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 0,8% (tập trung ở một số ngành chủ yếu sau: sản xuất trang phục tăng 20,3%, sản xuất kim loại tăng 11,3%, sản xuất thiết bị điện tăng 35,7%, dệt tăng 6%...); ngành sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí tăng 4,6%; ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 10,2%.

    Giá trị sản xuất công nghiệp địa phương 9 tháng đầu năm 2020 theo giá so sánh 2010 thực hiện 64.965 tỷ đồng, tăng 1,4% so cùng kỳ. Trong đó: khu vực kinh tế nhà nước 504 tỷ đồng, tăng 6,4%; khu vực kinh tế ngoài nhà nước 29.866 tỷ đồng, tăng 1%; khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài 34.595 tỷ đồng, tăng 1,6%. Phân theo ngành công nghiệp: chế biến, chế tạo thực hiện 64.066 tỷ đồng, tăng 1,3%; sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí thực hiện 498 tỷ đồng, tăng 8,8%; cung cấp nước, hoạt động quản lý rác thải, nước thải thực hiện 401 tỷ đồng, tăng 13% so cùng kỳ.

    Chỉ số sử dụng lao động của doanh nghiệp công nghiệp cộng dồn từ đầu năm đến cuối tháng 9 năm 2020 giảm 9,5%; trong đó: doanh nghiệp nhà nước giảm 1,2%, doanh nghiệp ngoài quốc doanh giảm 11,4%, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài giảm 9,2%. Chia theo ngành công nghiệp: chế biến, chế tạo giảm 9,7%; sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí tăng 2,8%; cung cấp nước, hoạt động quản lý rác thải, nước thải giảm 2,6%.

    8. Thương mại, dịch vụ:

    a. Tổng doanh thu bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng:

   Chín tháng đầu năm 2020, tổng doanh thu bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng 45.925 tỷ đồng, đạt 67,5% kế hoạch, giảm 0,2% so cùng kỳ. Phân theo ngành kinh tế: thương nghiệp 37.240 tỷ đồng, tăng 2,1%; lưu trú, ăn uống 4.184 tỷ đồng, giảm 14,5%; du lịch lữ hành 26 tỷ đồng, giảm 71,7%; dịch vụ tiêu dùng 4.475 tỷ đồng, giảm 2,4% so cùng kỳ. Nếu trừ yếu tố giá, tổng mức bán lẻ hàng hóa dịch vụ 9 tháng đầu năm 2020 dự kiến giảm 5% so cùng kỳ. Có hai nguyên nhân tác động: thứ nhất do tình hình lưu chuyển hàng hóa trong nền kinh tế giảm và nhất là các ngành dịch vụ hiện nay còn giảm sâu; thứ hai, chỉ số giá tiêu dùng 9 tháng đầu năm 2020 tăng cao tác động kép lên tổng mức bán lẻ hàng hóa dịch vụ 9 tháng giảm.

    Tình hình thực hiện các dự án hạ tầng thương mại trong 9 tháng đầu 2020: tập trung các dự án lớn như dự án Vincom Mỹ Tho tại số 01A đường Hùng Vương, Phường 1, thành phố Mỹ Tho: chủ đầu tư đã thực hiện xong phần nhà ở kinh doanh (Shophouse), hiện nay đang bước vào giai đoạn hoàn thiện trung tâm thương mại, trang trí và xây dựng hệ thống giao thông nội bộ, dự kiến đưa vào hoạt động trong quý IV/2020; dự án Trung tâm Thương mại dịch vụ Lương Phú: đã hoàn thành việc đấu giá, Cty Cổ phần Ôtô Trường Hải đang là đơn vị trúng đấu giá…

    b. Xuất - Nhập khẩu:

    Do ảnh hưởng của Covid-19, Việt Nam cũng như nhiều nước đã hạn chế các chuyến bay đi và đến cũng như giãn cách xã hội, ảnh hưởng đến hoạt động giao dịch, trao đổi giữa doanh nghiệp và đối tác, đặc biệt đối với các giao dịch cần có sự trao đổi trực tiếp; hoạt động thông quan hàng hóa gặp khó khăn làm tăng thêm thời gian và chi phí cho doanh nghiệp. Hiện tại, vẫn tiến hành thông quan hàng hóa nhưng tiến độ chậm do tăng cường kiểm tra dịch bệnh ở cả hai đầu xuất và nhập nên phần lớn giá trị xuất và nhập khẩu đều giảm so cùng kỳ.

    * Xuất khẩu:

    Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa 9 tháng đầu năm 2020 ước đạt 2.196 triệu USD, đạt 64,6% kế hoạch, giảm 4,4% so cùng kỳ; trong đó: kinh tế nhà nước 28 triệu USD, tăng 45,6%; kinh tế ngoài nhà nước 472 triệu USD, giảm 9,9%; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài 1.696 triệu USD, giảm 3,7% so cùng kỳ. Một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực của tỉnh trong 9 tháng như sau:

    - Thủy sản: ước xuất 83.678 tấn, giảm 14,2% so cùng kỳ, về giá trị đạt 200 triệu USD, giảm 23,6% so cùng kỳ; do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, thị trường xuất khẩu đã giảm khoảng 60% - 70

    - Gạo: ước xuất 176.573 tấn, tăng 52,5% so cùng kỳ, về giá trị đạt 91 triệu USD, tăng 71,2% so cùng kỳ, do ảnh hưởng dịch Covid-19, trái ngược với xu hướng giảm của nhiều các mặt hàng thuộc nhóm nông sản, xuất khẩu mặt hàng gạo đã tăng mạnh sau khi Chính phủ cho xuất khẩu gạo bình thường trở lại từ ngày 1/5.

    Ngoài các mặt hàng chủ yếu, trị giá xuất khẩu một số mặt hàng trong 9 tháng năm 2020 như: hàng rau quả xuất 17 triệu USD, giảm 48,2%; sản phẩm mây, tre, cói, thảm xuất 6 triệu USD, giảm 5,6%; xơ, giày dép các loại 42 triệu USD, giảm 5,83%... so cùng kỳ.

    * Nhập khẩu:

    Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa 9 tháng đầu năm 2020 thực hiện 1.154 triệu USD, đạt 57,7% kế hoạch, giảm 30,2% so cùng kỳ; trong đó: kinh tế ngoài nhà nước 77 triệu USD, giảm 17,2%; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài 1.077 triệu USD, giảm 30,9% so cùng kỳ. Nguyên liệu nhập khẩu chủ yếu các mặt hàng như vải các loại 169 triệu USD, tăng 14%; nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày 161 triệu USD, giảm 46,7%; chất dẻo nguyên liệu 57 triệu USD, tăng 8,7% so cùng kỳ...

    c. Vận tải:

    9 tháng đầu năm 2020, doanh thu vận tải, kho bãi và dịch vụ hỗ trợ vận tải thực hiện 1.495 tỷ đồng, giảm 16,9% so cùng kỳ; trong đó: doanh thu vận tải hành khách thực hiện 426 tỷ đồng, giảm 26,3% so cùng kỳ; vận tải hàng hóa thực hiện 916 tỷ đồng, giảm 13,3% so cùng kỳ. Vận tải đường bộ thực hiện 720 tỷ đồng, giảm 17,9%; vận tải đường thủy thực hiện 621 tỷ đồng, giảm 12,8%; kho bãi, dịch vụ hỗ trợ vận tải 154 tỷ đồng, giảm 7,1% so cùng kỳ.

    9 tháng đầu năm 2020, vận chuyển hành khách đạt 26.083 ngàn hành khách, giảm 23,4% và luân chuyển 449.274 ngàn hành khách.km, giảm 27,3% so cùng kỳ; trong đó: vận chuyển đường bộ 11.073 ngàn hành khách, giảm 17% và luân chuyển 427.673 ngàn hành khách.km, giảm 26,3% so cùng kỳ; vận chuyển đường thủy 15.010 ngàn hành khách, giảm 27,5% và luân chuyển 21.601 ngàn hành khách.km, giảm 42,3% so cùng kỳ.

     9 tháng đầu năm 2020, vận tải hàng hóa đạt 8.586 ngàn tấn, giảm 16,6% và luân chuyển 1.114.977 ngàn tấn.km, giảm 17% so cùng kỳ; trong đó: vận tải đường bộ thực hiện 1.880 ngàn tấn, giảm 21% và luân chuyển được 228.570 ngàn tấn.km, giảm 26,1% so cùng kỳ; vận tải đường thủy thực hiện 6.706 ngàn tấn, giảm 15,3% và luân chuyển 886.407 ngàn tấn.km, giảm 14,3% so cùng kỳ.

     Chín tháng đầu năm 2020, doanh thu, khối lượng vận chuyển và luân chuyển hành khách, hàng hóa đều giảm so cùng kỳ, nguyên nhân chính là do ảnh hưởng dịch bệnh Covid-19 xảy ra trên diện rộng, thời gian kéo dài, gây ảnh hưởng đến quá trình sản xuất hàng hoá và dịch vụ của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, trong đó có ngành hoạt động vận tải, kho bãi.

     d. Du lịch:

     Chín tháng đầu năm 2020, lượng khách du lịch đến tỉnh 602,2 ngàn lượt, đạt 27,4% kế hoạch, giảm 60% so cùng kỳ; trong đó khách quốc tế 96,1 ngàn lượt, giảm 79,9%. Doanh thu hoạt động lưu trú, ăn uống và du lịch lữ hành 4.210 tỷ đồng, giảm 15,5% so cùng kỳ; trong đó: doanh thu dịch vụ lưu trú và ăn uống chiếm 99,4%.

    e. Bưu chính - Viễn thông:

    9 tháng doanh thu 2.282 tỷ đồng, đạt 91,3% so kế hoạch và tăng 9,4% so cùng kỳ; trong đó: doanh thu bưu chính 190 tỷ đồng, tăng 28,9% so cùng kỳ và đạt 95% so kế hoạch, doanh thu viễn thông 2.092 tỷ đồng, tăng 7,9% so cùng kỳ và đạt 90,9% so kế hoạch.

     Tổng số thuê bao điện thoại có trên mạng ước tính đến cuối tháng 9 năm 2020 là 106.947 thuê bao, mật độ bình quân đạt 6,1 thuê bao/100 dân (chỉ tính thuê bao cố định và di động trả sau). Chín tháng đầu năm 2020 số thuê bao internet phát triển 48.162 thuê bao. Tổng số thuê bao internet trên mạng ước tính đến tháng 9 năm 2020 là 250.045 thuê bao, mật độ internet bình quân ước đạt 14,2 thuê bao/100 dân.

    II. MỘT SỐ VẤN ĐỀ XÃ HỘI

     1. Lao động, giải quyết việc làm:  

     Theo kết quả sơ bộ điều tra lao động việc làm quý III/2020 cho thấy, trong tổng số 1.580 lao động đang làm việc của tỉnh đã có 143 lao động thiếu việc làm, chiếm tỷ lệ 9,1%, tăng 4,1 điểm phần trăm so cùng kỳ năm 2019 (từ 5,0% năm 2019 lên 9,1% năm 2020), đã làm cho tỷ lệ thiếu việc làm khu vực thành thị từ 5,4% lên 12,4%  và khu vực nông thôn từ 4,8% lên 7,6%. Tỷ lệ thất nghiệp của tỉnh quý III năm 2020 tăng 0,6 điểm phần trăm so với cùng kỳ (tăng từ 1,8% năm 2019 lên 2,4% vào năm 2020), tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị giảm 1,2 điểm phần trăm (từ 4,1% xuống 2,8%), tỷ lệ thất nghiệp khu vực nông thôn tăng 1,4 điểm phần trăm (từ 0,8% năm 2019 lên 2,2% năm 2020. Tương tự với tình hình thiếu việc làm và thất nghiệp của quý III năm 2020; trong 9 tháng đầu năm 2020 tỷ lệ lao động thiếu việc làm tăng 3 điểm phần trăm so cùng kỳ năm 2019 (từ 4,4% lên 7,4%). Về tỷ lệ lao động thất nghiệp của tỉnh tăng 0,4 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm 2019 (từ 1,6% lên 2,0%) và tỷ lệ lao động thất nghiệp khu vực thành thị giảm 1,1 điểm phần trăm so với cùng kỳ từ 3,1% năm 2019 xuống còn 2,0% năm 2020; tỷ lệ thất nghiệp khu vực nông thôn tăng 1,1 điểm phần trăm (từ 1,0% năm 2019 lên 2,0% năm 2020).

    Sở dĩ, tỷ lệ thất nghiệp chung của toàn tỉnh cũng như tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực nông thôn và tỷ lệ số lao động thiếu việc làm quý III và 9 tháng đầu năm 2020 đều tăng so cùng kỳ năm 2019, phần lớn là do ảnh hưởng của dịch Covid-19 đã tác động làm thiệt hại đến nền kinh tế, đến các mặt đời sống, xã hội, các hoạt động dịch vụ du lịch, giao thông vận tải, sản xuất, kinh doanh, các hoạt động vui chơi, giải trí... bị ngưng trệ. Đã làm cho số lao động ở khu vực thành thị không tìm được việc làm nên di chuyển về khu vực nông thôn sinh sống .Vì vậy, tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực này tăng cao so với cùng kỳ.

     2. Đời sống dân cư và an sinh xã hội:

    Từ đầu năm đến thời điểm 15/06/2020,  toàn tỉnh đã cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí cho người nghèo 33.882 thẻ và 51.496 thẻ dành cho người cận nghèo, trẻ em dưới 6 tuổi 150.711 thẻ. Đồng thời, hỗ trợ cho hộ bãi ngang ở các huyện (Thị xã Gò Công, Gò Công Đông, Tân Phú Đông) có điều kiện khó khăn 93.560 thẻ. Quỹ Bảo trợ trẻ em vận động được lũy kế từ đầu năm đến tháng 8 vận động được khoảng 2 tỷ đồng, trong đó tiền mặt là 1,9 tỷ đồng; hỗ trợ cho khoảng 500 trẻ em có hoàn cảnh, đặc biệt, khó khăn thông qua các chương trình trao tặng học bổng, chương trinh “Tiếp sức đến trường”, “Mái ấm Khuyến học”…

    Thực hiện chính sách do ảnh hưởng Covid-19 cho đối tượng chính sách được hỗ trợ là người có công, đối tượng bảo trợ xã hội, người thuộc hộ nghèo, cận nghèo: (1) Chi hỗ trợ cho nhóm đối tượng người có công: 14.837/15.986 người (có 1.149 người bị trùng đối tượng, chết), đạt 100%, với tổng kinh phí đã chi hỗ trợ 22,2 tỷ đồng; (2) Chi hỗ trợ cho nhóm đối tượng bảo trợ xã hội 68.140/68.209 người (có 69 người trùng đối tượng), đạt 100%, với tổng kinh phí đã chi hỗ trợ 102,2 tỷ đồng; (3) Chi hỗ trợ cho nhóm đối tượng là người thuộc hộ nghèo, cận nghèo 104.513/105.268 người (có 755 người trùng đối tượng), đạt 100%, tổng kinh phí chi hỗ trợ 78,4 tỷ đồng.

       3. Hoạt động giáo dục:

    Kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia 2019 - 2020 diễn ra an toàn, nghiêm túc với 13.790 học sinh đạt tốt nghiệp/tổng số 13.897 học sinh dự xét, đạt tỷ lệ 99,23%, tăng 2,83% so với năm học trước.

     Năm học 2020-2021, học sinh tỉnh Tiền Giang chính thức tựu trường từ ngày 01/9/2020 và đồng loạt khai giảng năm học mới vào ngày 05/9. Các khối lớp từ mầm non đến THPT bắt đầu chương trình học từ ngày 07/9. Những ngày qua, rộ lên thông tin khan hiếm sách giáo khoa vào đầu năm học mới, đặc biệt là sách giáo khoa chương trình giáo dục phổ thông mới ở khối lớp 1. Theo lãnh đạo ngành Giáo dục và Đào tạo Tiền Giang, năm học 2020 - 2021 diễn ra với nhiều thuận lợi, nhưng cũng có không ít khó khăn do ảnh hưởng của tình hình dịch bệnh Covid-19. Đến thời điểm này học sinh ở tất cả các bậc học của các trường trên địa bàn tỉnh Tiền Giang đã được trang bị đầy đủ sách giáo khoa

     4. Hoạt động y tế:

     Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh Covid-19 của tỉnh đã thống nhất chọn Khu cách ly y tế tại Tiểu đoàn Ấp Bắc, Trung đoàn BB924 làm nơi cách ly tập trung cho các chuyên gia nước ngoài vào làm việc tại Tiền Giang. Trong quá trình cách ly y tế, các đơn vị liên quan chuẩn bị đầy đủ và đảm bảo tốt nhất về điều kiện ăn, ở, nghỉ ngơi và cơ sở vật chất; phục vụ đón tiếp các chuyên gia nước ngoài chu đáo. Theo đó, trong đợt 1 có 212 chuyên gia nước ngoài đến làm việc tại Tiền Giang được Thủ tướng Chính phủ cho phép nhập cảnh, trong đó có 40 người đã đến tỉnh. Việc nhập cảnh vào Tiền Giang làm việc của các chuyên gia nước ngoài tuân thủ yêu cầu phòng, chống dịch Covid-19 của Việt Nam. Tính đến ngày 15/9/2020, tổng số người cách ly tập trung tại Tiểu đoàn Ấp Bắc, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh và cách ly tại các cơ sở y tế trong tỉnh là 1.538 người; công dân Việt Nam trở về từ các nước Hàn Quốc, Úc, Campuchia, Ấn Độ, Singapo (03 đợt); đơn vị cách ly tập trung luôn đảm bảo tổ chức an toàn, chăm sóc chu đáo cho công dân. Đặc biệt là toàn bộ những công dân cách ly y tế tại Tiền Giang đều được xét nghiệm và cho kết quả âm tính với SARS-CoV-2. Tiền Giang chưa ghi nhận trường hợp nhiễm Covid-19

     Công tác phòng chống dịch bệnh được ngành y tế trang bị đầy đủ các phương tiện, vật tư, hóa chất, nhân lực... 9 tháng đầu năm có 17/44 bệnh truyền nhiễm được ghi nhận. So cùng kỳ, về số mắc: có 03 bệnh tăng (liên cầu lợn, lao phổi, viêm gan siêu vi A); 18 bệnh giảm; 23 bệnh tương đương và hoặc không xảy ra ca mắc. Không ghi nhận tử vong do bệnh truyền nhiễm (cùng kỳ có 02 ca tử vong do bệnh sốt xuất huyết).

    Công tác vệ sinh an toàn thực phẩm luôn được ngành y tế quan tâm, 9 tháng thực hiện kiểm tra 10.003 lượt cơ sở sản xuất chế biến, kinh doanh thực phẩm, đạt vệ sinh là 9.801 lượt, tỷ lệ 98%; không ghi nhận trường hợp ngộ độc thực phẩm.

     5. Hoạt động văn hóa - thể thao:

    Trong tháng ngành Văn hoá, Thể thao và Du lịch Tiền Giang đã tập trung tổ chức các hoạt động trọng tâm như sau: trang trí pano, khẩu hiệu, băng rôn và cờ phướn chào mừng Đại hội Đảng các cấp, tiến tới Đại hội Đảng bộ tỉnh Tiền Giang lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025.

    Trong 9 tháng đầu năm 2020, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh ký ban hành Chỉ thị về việc tăng cường quản lý các di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh và tổ chức các ngày kỷ niệm: Hội nghị “Kiều bào chung sức xây dựng quê hương, hội nhập và phát triển”, Lễ công bố Quyết định thành lập Trung tâm phục vụ hành chính công, Hội nghị tuyên dương điển hình tiên tiến năm 2019, Lễ kỷ niệm 90 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam; tổ chức chợ hoa đường hoa Xuân Canh Tý 2020 tại Quảng trường tỉnh; theo dõi, đốn đốc thực hiện đường hoa, hội xuân tại các huyện, thành, thị và các xã điểm. Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh các giải pháp phòng, chống dịch bệnh covid-19 và gặp gỡ các doanh nghiệp bị ảnh hưởng của dịch covid-19 trên lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch. Phối hợp với các địa phương tổ chức Lễ công nhận thành phố Mỹ Tho hoàn thành xây dựng nông thôn mới năm 2019; Lễ công nhận thị xã Cai Lậy là đô thị loại III trực thuộc tỉnh; Lễ công nhận thị xã Gò Công hoàn thành xây dựng nông thôn mới năm 2020 và đạt chuẩn văn minh đô thị giai đoạn 2016 - 2020; Lễ công nhận huyện Gò Công Đông đạt chuẩn huyện nông thôn mới; Lễ hội Anh hùng dân tộc Trương Định năm 2020.

    6. Tình hình trật tự an toàn xã hội: (Theo báo cáo của ngành Công an):

    Tội phạm về trật tự xã hội xảy ra 989 vụ (so cùng kỳ tăng 397 vụ), làm chết 17 người, bị thương 87 người, tài sản thiệt hại trị giá khoảng 31 tỷ đồng. Điều tra khám phá bước đầu tỷ lệ đạt 48,2%, bắt xử lý 553 đối tượng, thu hồi tài sản trị giá khoảng 3,4 tỷ đồng.

    Tội phạm và vi phạm pháp luật về ma túy, kinh tế, môi trường: phát hiện, 205 vụ với 237 đối tượng phạm tội về ma túy và xử lý vi phạm hành chính 1.614 đối tượng sử dụng trái phép chất ma túy; 82 trường họp vi phạm pháp luật trên lĩnh vực kinh tế và 121 trường họp vi phạm pháp luật về môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm và khai thác cát trái phép.

    7. Trật tự an toàn giao thông: (Theo báo cáo của ngành Công an).

    Giao thông đường bộ: tai nạn giao thông trong tháng xảy ra 31 vụ, giảm 5 vụ so tháng trước và giảm 18 vụ so cùng kỳ; làm chết 26 người, tăng 5 người so tháng trước và tăng 3 người so cùng kỳ; bị thương 10 người, giảm 10 người so tháng trước và giảm 25 người so cùng kỳ. Nâng tổng số vụ từ đầu năm đến nay 265 vụ, tăng 34 vụ so cùng kỳ; làm chết 170 người, tăng 17 người so cùng kỳ; bị thương 133 người, giảm 2 người so cùng kỳ.

     Vi phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ trong tháng xảy ra 5.809 vụ giảm 502 vụ so tháng trước và giảm 1.945 vụ so cùng kỳ; đã xử lý phạt tiền 1.325 vụ với số tiền phạt 4.521 triệu đồng. Nâng tổng số vụ vi phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ từ đầu năm đến nay 53.527 vụ, giảm 3.057 vụ so cùng kỳ; đã xử lý phạt tiền 17.784 vụ với số tiền phạt 34.538 triệu đồng.

    Giao thông đường thủy: trong tháng không phát sinh vụ tai nạn. Nâng tổng số vụ tai nạn từ đầu năm đến nay là 5 vụ, tăng 02 vụ so cùng kỳ (không phát sinh số người chết và bị thương). Tài sản thiệt hại chung trị giá khoảng 1.832 triệu đồng, tăng 1.762 triệu đồng so cùng kỳ.

    Vi phạm trật tự an toàn giao thông đường thủy trong tháng xảy ra 2.041 vụ, tăng 208 vụ so tháng trước và tăng 45 vụ so cùng kỳ; đã xử lý vi phạm: lập biên bản tạm giữ giấy tờ 399 vụ và phạt tiền tại chỗ 1.642 vụ với số tiền phạt 567 triệu đồng. Nâng tổng số vụ vi phạm trật tự an toàn giao thông đường thủy từ đầu năm đến nay 13.529 vụ giảm 628 vụ so cùng kỳ; đã xử lý vi phạm: lập biên bản tạm giữ giấy tờ 2.375 vụ và phạt tiền 11.154 vụ với số tiền phạt 3.627 triệu đồng.

    8. Tình hình cháy nổ, môi trường:

    Trong tháng không xảy ra cháy; cộng dồn từ đầu năm đến nay toàn tỉnh xảy ra 24 vụ cháy, 01 vụ nổ, làm bị thương 03 người, chết 04 người. Tổng giá trị tài sản thiệt hại khoảng 75,1 tỷ đồng. Tính từ đầu năm đến nay, tổng số vụ vi phạm môi trường được phát hiện và xử lý 40 vụ với tổng số tiền xử phạt trên 617,8 triệu đồng. Nội dung vi phạm chủ yếu phát hiện qua kiểm tra là do khoan thăm dò và khai thác nước dưới đất không giấy phép; xả nước thải vào nguồn nước khi giấy phép hết hạn; khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường không giấy phép.

SL ước tháng 9

Các tin cùng chuyên mục:
Hiển thị kết quả 1-10 (của 21)
Trang:1 - 2 - 3Trang đầu « Lùi · Tới » Trang cuối

Một số chỉ tiêu chủ yếu tháng 02 năm 2024 (tăng/giảm) so với cùng kỳ năm 2023 của tỉnh Tiền Giang (%)

Chỉ số sản xuất công nghiệp(*)

-18,0

Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng

+8,9

Khách quốc tế đến Tiền Giang

+25,9

Thực hiện vốn đầu tư ngân sách nhà nước

-12,3

Chỉ số giá tiêu dùng (*)

+1,05

(*): so với tháng trước.

1. Các chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2024 (xem chi tiết):

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế (theo giá so sánh 2010) tăng từ 7,0 – 7,5% so với năm 2023;

- Cơ cấu kinh tế: khu vực nông lâm nghiệp và thủy sản chiếm 35,1%, khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 29,6%, khu vực dịch vụ (bao gồm thuế sản phẩm) chiếm 35,3%.

- GRDP bình quân đầu người đạt 75,8 - 76,2 triệu đồng/người/năm;

- Tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 5 tỷ USD;

- Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội đạt 50.400 – 50.650 tỷ đồng;

- Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn 8.801 tỷ đồng;

- Tổng chi ngân sách địa phương 14.456 tỷ đồng;

- Số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới đạt 890 doanh nghiệp.

Tìm kiếm thông tin
Thông tin người dùng
User Online: 8
Truy cập: 2.004.895
Truy cập tháng: 75.786
User IP: 3.145.69.255

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ CỤC THỐNG KÊ TỈNH TIỀN GIANG
21 đường 30/4, phường 1, Thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang
ĐT: 0273. 3872582 - Fax: 0273. 3886 952 - Email:tiengiang@gso.gov.vn