Số 21 đường 30/4 - phường 1 - TP Mỹ Tho - tỉnh Tiền Giang               Hotline: 0273 3872 582               Email: tiengiang@gso.gov.vn

"CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, NGƯỜI LAO ĐỘNG CỤC THỐNG KÊ TỈNH TIỀN GIANG SỐNG VÀ LÀM VIỆC THEO HIẾN PHÁP VÀ PHÁP LUẬT"

 

 

Tổng Cục Thống kê

Cổng Thông tin điện tử

tỉnh Tiền Giang

                                                                                     - Hướng dẫn Đăng ký tài khoản (Xem Clip)

                                                                                     - Hướng dẫn tra cứu thông tin (Xem Clip)

                                                                                  - Hướng dẫn đăng ký hộ kinh doanh (Xem Clip)

                                                                                     - Hướng dẫn đăng ký khai sinh (Xem Clip)

Thăm Dò Ý Kiến
Thông tin bạn quan tâm nhất trên trang web này





Năm 2020
Tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Tiền Giang tháng 5 năm 2020
Thứ sáu, Ngày 29 Tháng 5 Năm 2020

    I. SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP VÀ THỦY SẢN

    1. Nông nghiệp

    Để chủ động ứng phó và kịp thời chỉ đạo phát triển sản xuất, các cấp các ngành có liên quan thường xuyên theo dõi diễn biến thời tiết, nguồn nước sản suất, tình hình dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi nhằm kịp thời khuyến cáo nông dân chủ động phòng - chống, hạn chế thấp nhất thiệt hại, ổn định sản xuất.

    Cây lương thực có hạt: trong tháng gieo trồng 9.062 ha, sản lượng thu hoạch 24.275 tấn; ước tính đến cuối tháng 5/2020, gieo trồng 91.753 ha, đạt 52,7% kế hoạch, giảm 18,5% so cùng kỳ, sản lượng thu hoạch 404.387 tấn; trong đó: cây lúa gieo sạ 89.367 ha, thu hoạch 60.776 ha, sản lượng 397.482 tấn.

    - Cây lúa:

    Vụ Hè Thu (gồm Xuân Hè và Hè Thu): gieo trồng 31.763 ha, đạt 36,4% kế hoạch. Vụ Xuân Hè chủ yếu ở các huyện phía tây, còn vụ Hè Thu đang xuống giống. Trà lúa đang giai đoạn đẻ nhánh, đứng cái - làm đồng. Do đặc điểm lúa Xuân Hè sinh trưởng trong điều kiện nắng nóng, nền nhiệt cao, có thể thiếu nước ở đầu vụ, nhưng lại thu hoạch vào thời điểm có mưa đầu mùa, nên ngành nông nghiệp khuyến cáo nông dân quan tâm chọn gieo trồng các giống lúa chất lượng cao nhưng có thời gian sinh trưởng ngắn ngày và tuân thủ nghiêm ngặt lịch xuống giống né rầy, né lũ đảm bảo cho việc sản xuất vụ lúa tiếp theo.

    - Cây ngô: trong tháng gieo trồng 212 ha, thu hoạch 227 ha với sản lượng 763 tấn. Năm tháng gieo trồng 2.386 ha, đạt 60,8% kế hoạch, giảm 4,9% so cùng kỳ, thu hoạch 1.937 ha, năng suất quy thóc 35,6 tạ/ha với sản lượng quy thóc 6.905 tấn, đạt 48,7% kế hoạch, giảm 5,2% so cùng kỳ chủ yếu do năng suất đạt thấp hơn.

    Cây rau đậu các loại: trong tháng gieo trồng 2.763 ha, thu hoạch 2.262 ha với sản lượng 29.665 tấn. Năm tháng gieo trồng 32.913 ha, đạt 57,1% kế hoạch, giảm 14,5% so cùng kỳ, thu hoạch 30.060 ha với sản lượng 566.360 tấn, đạt 48,8% kế hoạch, giảm 10,3% so cùng kỳ (trong đó: rau các loại 32.767 ha, thu hoạch 29.945 ha với sản lượng 566.016 tấn). Ước thiệt hại về diện tích gieo trồng rau màu do ảnh hưởng của xâm nhập mặn khoảng 748 ha (352 ha thiệt hại 30-70% và 395 ha thiệt hại >70%), chủ yếu tại huyện Châu Thành, Gò Công Tây và Gò Công Đông.

    Chăn nuôi: ước thời điểm 01/5/2020 tổng đàn gia súc, gia cầm của tỉnh như sau: đàn bò 118,1 ngàn con, tăng 0,1%; đàn lợn 323 ngàn con, giảm 38%; đàn gia cầm (không kể chim cút) 15,9 triệu con, tăng 11,5% so cùng kỳ. Đàn lợn giảm đáng kể so cùng kỳ do dịch bệnh còn nhiều nguy cơ tiềm ẩn và xảy ra trên diện rộng, con giống không đảm bảo; một số hộ nuôi thua lỗ trước đây chuyển sang vật nuôi khác; giá cả thịt lợn hơi thường xuyên liên tục biến động, người chăn nuôi không dự đoán được thị trường nên rất lo lắng khi tái đàn…

    2. Lâm nghiệp:

    Tổng diện tích đất có rừng trên địa bàn tỉnh đến 01/5/2020 là 1.949 ha (không bao gồm diện tích rừng thuộc đất an ninh quốc phòng), bao gồm: rừng phòng hộ 1.339 ha, rừng sản xuất 610 ha.

    Ước tháng 5/2020, toàn tỉnh thực hiện trồng mới được 3,6 ngàn cây phân tán, nâng tổng số cây trồng 11,6 ngàn cây các loại, so cùng kỳ giảm 59,9%. Hiện nay thời tiết trời nắng nóng, khô chưa phù hợp cho việc trồng cây phân tán (chủ yếu là do hộ dân trồng). Trong tháng không xảy ra cháy rừng.

    3. Thủy hải sản:

    Trong tháng, thủy sản các loại thả nuôi 1.745 ha, tăng 7,1% so cùng kỳ, chủ yếu tăng diện tích nuôi tôm ở huyện Gò Công Đông và Tân Phú Đông; năm tháng thả nuôi 12.320 ha, đạt 78,5% kế hoạch và giảm 0,3% so cùng kỳ. Thủy sản nước ngọt nuôi 3.248 ha, giảm 7,8% so cùng kỳ do thời tiết bất thường kết hợp với mực nước nội đồng thấp nên các hộ nuôi nhỏ lẽ chưa tiến hành thả nuôi. Thủy sản nước mặn, lợ nuôi 9.072 ha, tăng 2,7% so cùng kỳ, diện tích tăng chủ yếu là nuôi tôm sú nuôi quảng canh.

    Sản lượng thủy sản trong tháng ước tính thu hoạch 24.142 tấn, tăng 4,9% so cùng kỳ. Năm tháng thu hoạch 125.163 tấn, đạt 40,7% kế hoạch, tăng 1,6% so cùng kỳ; trong đó: sản lượng thu hoạch từ nuôi 71.341 tấn, đạt 41,3% kế hoạch, giảm 3,3% so cùng kỳ; sản lượng khai thác 53.822 tấn, đạt 40% kế hoạch, tăng 9% so cùng kỳ. Thời tiết trong tháng thuận lợi cho hoạt động khai thác.

    II. SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP

    Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 5/2020 giảm 0,7% so với tháng trước, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 làm cho một số ngành sản xuất công nghiệp chủ yếu của tỉnh như: sản xuất thực phẩm, đồ uống, dệt, sản xuất da, sản xuất sản phẩm từ cao su plastic, sản xuất kim loại... giảm so với tháng trước (ngành công nghiệp chế biến, chế tạo giảm 1%, sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí tăng 5,3%; cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải giảm 4,8%) và giảm 8,8% so cùng kỳ do các ngành chiếm tỷ trọng lớn trong giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh sản xuất giảm, trong đó: sản xuất chế biến thực phẩm giảm 3,9%, đồ uống giảm 3,6%, sản xuất trang phục giảm 23,2%… (ngành công nghiệp chế biến, chế tạo giảm 10,1%; sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí tăng 11,2%; cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải giảm 3,9%).

    Chỉ số sản xuất công nghiệp 5 tháng năm 2020 tăng 0,4% so cùng kỳ; trong đó: ngành công nghiệp chế biến, chế tạo giảm 0,3%; sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí tăng 8,2%; cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 10%.

    * Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo:

    - Chỉ số tiêu thụ tháng 5/2020 so với tháng trước tăng 0,7% và giảm 39,2% so cùng kỳ. Chỉ số tiêu thụ cộng dồn từ đầu năm đến cuối tháng 5/2020 giảm 28,6%. Một số ngành có chỉ số tiêu thụ tăng cao: sản xuất đồ uống tăng 2,7%, trong đó sản xuất bia tăng 2,7%; dệt tăng 6,1%, trong đó sản xuất sợi tăng 13,8%; sản xuất kim loại tăng 6,8%; sản xuất thiết bị điện tăng 13,1%... Bên cạnh đó một số ngành có chỉ số tiêu thụ giảm so cùng kỳ: sản xuất chế biến thực phẩm giảm 42,3%, trong đó chế biến, bảo quản thủy sản và các sản phẩm từ thủy sản giảm 62,5%; sản xuất trang phục giảm 1,9%; sản xuất da giảm 30,7%; chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ giảm 16,9%; sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy giảm 51,7%; sản xuất thuốc, hoá dược và dược liệu giảm 16,9%; sản xuất sản phẩm cao su và plastic giảm 4,8%...

    - Chỉ số tồn kho tháng 5/2020 so với tháng trước tăng 13,6% và so với cùng kỳ tăng 40,3%. Một số ngành có chỉ số tồn kho tăng cao so với cùng kỳ là: sản xuất đồ uống bằng gấp 7,4 lần, trong đó sản xuất bia bằng gấp 7,4 lần; dệt tăng 124,2%; sản xuất trang phục bằng gấp 5 lần; sản xuất da tăng 46,6%; sản xuất kim loại tăng 82,7%; công nghiệp chế biến chế tạo khác tăng 27,8%... Bên cạnh đó một số ngành có chỉ số tồn kho giảm so cùng kỳ là: sản xuất chế biến thực phẩm giảm 21,4%, trong đó chế biến, bảo quản thuỷ sản và các sản phẩm từ thuỷ sản giảm 68,5%; sản xuất thuốc, hoá dược và dược liệu giảm 32,8%; ản xuất sản phẩm từ cao su và plastic giảm 52,6%...

    III. ĐẦU TƯ - XÂY DỰNG

    Trong tháng tình hình thực hiện vốn đầu tư phát triển thuộc nguồn vốn nhà nước do địa phương quản lý tăng do nguồn vốn theo kế hoạch năm 2020 tăng, chủ đầu tư tập trung điều kiện đẩy nhanh tiến độ đối với các công trình chuyển tiếp để bàn giao và đưa vào sử dụng. Tổng vốn đầu tư thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước do địa phương quản lý thực hiện trong tháng là 336 tỷ đồng, tăng 57,6% so cùng kỳ. Năm tháng đầu năm 2020 thực hiện 1.057 tỷ đồng, đạt 27,8% kế hoạch, tăng 35,7% so cùng kỳ.

    Nguồn vốn ngân sách nhà nước cấp tỉnh thực hiện 829 tỷ đồng, đạt 27,9% kế hoạch, tăng 37,3% so cùng kỳ, chiếm 78,4% tổng số; trong đó: vốn trung ương hỗ trợ đầu tư theo mục tiêu thực hiện 141 tỷ đồng, tăng 33,1%, vốn xổ số kiến thiết thực hiện 404 tỷ đồng, tăng 41,4% so cùng kỳ... Các ngành các cấp yêu cầu các ban quản lý chủ đầu tư tập trung với cường độ cao hơn trong tổ chức thực hiện sau thời điểm kết thúc dịch bệnh, hạn mặn, trong đó, ưu tiên đẩy nhanh tiến độ đầu tư công, kể cả tiến độ giải ngân nhằm phát triển kinh tế xã hội do ảnh hưởng của dịch Covid-19.

    Nguồn vốn ngân sách nhà nước cấp huyện thực hiện 189 tỷ đồng, đạt 41,7% kế hoạch, tăng 31,2% so cùng kỳ, chiếm 17,9% tổng số; trong đó: vốn tỉnh hỗ trợ đầu tư theo mục tiêu thực hiện 95 tỷ đồng, tăng 49,6% so cùng kỳ... Năm 2020 các địa phương có nguồn vốn đầu tư cao như huyện Cái bè, Thành phố Mỹ Tho và huyện Châu Thành, ban quản lý dự án huyện hoàn thành hồ sơ, khẩn trương thi công các công trình xây dựng cơ bản năm 2020, nhất là công trình trọng điểm nhằm phục vụ, chào mừng Đại hội Đảng các cấp.

    Nguồn vốn ngân sách nhà nước cấp xã thực hiện 39 tỷ đồng, đạt 10,1% kế hoạch, tăng 24,1% so cùng kỳ, chiếm 3,7% tổng số; trong đó: vốn huyện hỗ trợ đầu tư theo mục tiêu thực hiện 23 tỷ đồng, tăng 26,2% so cùng kỳ... Các xã tập trung điều kiện đẩy nhanh tiến độ thực hiện các công trình xây dựng nông thôn mới năm 2020 nhằm phục vụ đi lại và vận chuyển hàng hóa của người dân đồng thời phục vụ ra mắt xã nông thôn mới.

    IV. THƯƠNG MẠI - GIÁ CẢ - DỊCH VỤ

    1. Tổng doanh thu bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng:

    Tổng doanh thu bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng trong tháng thực hiện 4.634 tỷ đồng, tăng 15,6% so tháng trước và giảm 6,4% so cùng kỳ do dịch bệnh Covid-19 đã tác động doanh thu giảm. Năm tháng đầu năm 2020, tổng doanh thu bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng thực hiện 23.643 tỷ đồng, đạt 34,8% kế hoạch, giảm 5,3% so cùng kỳ. Phân theo ngành kinh tế: thương nghiệp 19.524 tỷ đồng, giảm 1%; lưu trú 29 tỷ đồng, giảm 49%; ăn uống 1.780 tỷ đồng, giảm 31,5%; du lịch lữ hành 16 tỷ đồng, giảm 69,5%; dịch vụ tiêu dùng khác 2.294 tỷ đồng, giảm 9,5% so cùng kỳ.

    Công tác xúc tiến thương mại trong tháng: do ảnh hưởng của dịch Covid-19, Sở Công thương tỉnh đang đề xuất UBND tỉnh Ban hành Quyết định Điều chỉnh giảm giá dịch vụ sử dụng diện tích bán hàng tại chợ được đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước trên địa bàn tỉnh Tiền Giang (theo dự thảo Giảm 30% giá dịch vụ sử dụng diện tích bán hàng tại chợ đối với tất cả các chợ do Nhà nước đầu tư được quy định theo Quyết định số 10/2018/QĐ-UBND ngày 04/6/2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang ban hành giá dịch vụ sử dụng diện tích bán hàng tại chợ trên địa bàn tỉnh Tiền Giang). Dự kiến thời gian điều chỉnh giảm giá là 3 tháng, từ tháng 5 đến tháng 7/2020.

    2. Xuất - Nhập khẩu:

    a. Xuất khẩu:

    Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa trong tháng thực hiện 181 triệu USD; trong đó: kinh tế ngoài nhà nước 47 triệu USD, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài 133 triệu USD. Năm tháng xuất khẩu 1.037 triệu USD, đạt 30,5% kế hoạch, giảm 12,7% so cùng kỳ; trong đó: kinh tế nhà nước 2 triệu USD, giảm 85,4%; kinh tế ngoài nhà nước 241 triệu USD, giảm 14,1%; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài 794 triệu USD, giảm 11,2% so cùng kỳ.

    Tình hình xuất khẩu các mặt hàng chủ lực của tỉnh như sau:

    - Thủy sản: ước tính tháng 5/2020 xuất 7.703 tấn, về trị giá đạt 17,6 triệu USD. Năm tháng xuất 40.434 tấn, giảm 24,5%; về trị giá đạt 99,7 triệu USD, giảm 35,9% so cùng kỳ.

    - Gạo: ước tính tháng 5/2020 xuất 20.812 tấn, về giá trị đạt 10,2 triệu USD. Năm tháng xuất 82.938 tấn, tăng 86,2%, về trị giá đạt 39,2 triệu USD, tăng 81,5% so cùng kỳ.

    - May mặc: ước tính tháng 5/2020 xuất 7.651 ngàn sản phẩm, về giá trị xuất đạt 38 triệu USD. Năm tháng xuất 43.709 ngàn sản phẩm, tăng 21,8%, về giá trị đạt 190 triệu USD, giảm 14,9% so cùng kỳ.

    Ngoài các mặt hàng chủ yếu, trị giá xuất khẩu một số mặt hàng trong 5 tháng năm 2020 như: hàng rau quả xuất 7,9 triệu USD, tăng 49,9%; sản phẩm mây, tre, cói, thảm xuất 5,4 triệu USD, tăng 3,5%; xơ, sợi dệt các loại 34,9 triệu USD, tăng 45,7%... so cùng kỳ.

    b. Nhập khẩu:

    Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa trong tháng 5/2020 đạt 133,5 triệu USD. Năm tháng, kim ngạch nhập khẩu 682 triệu USD, đạt 34,1% kế hoạch, giảm 2,9% so cùng kỳ; trong đó: kinh tế ngoài nhà nước nhập 47 triệu USD, giảm 6,5%, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài nhập 635 triệu USD, giảm 2,6% so cùng kỳ. Nguyên liệu nhập khẩu 5 tháng chủ yếu các mặt hàng như vải các loại 74,7 triệu USD, giảm 1,8%; nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày 80,5 triệu USD, giảm 49,9%; kim loại thường khác 327 triệu USD, tăng 135%... so cùng kỳ.

    3. Chỉ số giá:

    Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 5/2020 tăng 0,55% so tháng 4/2020 (thành thị tăng 0,45%, nông thôn tăng 0,58%); so cùng kỳ tăng 2,42%.

    So với tháng 4/2020, trong 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ chính có 8 nhóm tăng: hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 1,59%; đồ uống và thuốc lá tăng 0,35%; may mặc, mũ nón, giày dép tăng 0,13%; nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng tăng 0,95%; thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,07%; thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,03%; văn hóa, giải trí và du lịch tăng 0,38% và hàng hóa dịch vụ khác tăng 0,21%. Có 2 nhóm giảm: giao thông giảm 2,58%; bưu chính viễn thông giảm 0,14%. Riêng nhóm giáo dục chỉ số giá ổn định.

    Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 5/2020 tăng so tháng 4/2020 do:

    - Tình trạng xâm nhập mặn trong mùa khô đến sớm hơn mọi năm, nguồn nước phục vụ sản xuất khan hiếm làm ảnh hưởng đến năng suất cây trồng; tình hình bệnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, một số nước tăng cường thu mua gạo để dự trữ, dẫn đến giá gạo bán lẻ cho người tiêu dùng trong nước tăng 1,13%, tác động đến nhóm lương thực tăng 1,02%, góp phần làm tăng CPI chung khoảng 0,06%.

    - Hết thời gian thực hiện giãn cách xã hội do dịch bệnh, mọi sinh hoạt hầu như trở lại bình thường dẫn đến nhu cầu tiêu dùng các mặt hàng thực phẩm tươi sống tăng, tác động đến chỉ số giá một số nhóm hàng thực phẩm tươi sống tăng theo. Cụ thể như: thịt gia súc tươi sống tăng 6,52%, thịt gia cầm tươi sống tăng 2,18%, thịt chế biến tăng 2,77%, thuỷ sản tươi sống tăng 1,53%, rau tươi, khô và chế biến tăng 2,04%... tác động đến nhóm hàng thực phẩm tăng 2,17%, góp phần làm tăng CPI chung khoảng 0,48%.

     - Giá một số loại thuốc lá ngoại nhập (thuốc lá hiệu 555) tăng 0,51%, giá thuốc tây ngoại nhập tăng 0,23%. Nguyên nhân do tình hình dịch bệnh Covid-19 nên thủ tục nhập khẩu bị ràng buộc bởi những điều kiện về phòng chống dịch.

    - Trong tháng 05/2020, mặc dù giá điện sinh hoạt của người dân sử dụng được nhà nước hỗ trợ giá bởi dịch bệnh Covid-19, nhưng do thời tiết tại tỉnh Tiền Giang nắng nóng kéo dài, dẫn đến nhu cầu sử dụng điện làm mát của người dân tăng cao, tác động đến giá điện sinh hoạt bình quân tăng 1,09%.

    - Ngày 01/5/2020, giá gas trong nước tăng 34.000 đồng/bình 12 kg, tăng 14,98%, tác động nhóm gas và các loại chất đốt khác tăng 11,37%, đóng góp làm CPI chung tăng ở mức 0,11%.

     Bên cạnh đó, một số mặt hàng có chỉ số giá tăng nhưng tỷ trọng quyền số nhỏ nên tác động chưa đủ lớn đến chỉ số giá tiêu dùng chung như:

     - Ngày 13/5, giá xăng điều chỉnh tăng, xăng A5-III tăng 600 đồng/lít, xăng E5 sinh học tăng 580 đồng/lít, nhưng do giá xăng dầu tháng trước giảm mạnh, nên tính bình quân chung trong tháng này chỉ số giá nhóm xăng, dầu giảm 5,01%. Góp phần kiềm hãm tốc độ tăng CPI chung ở mức 0,22%.

    - Hàng năm vào thời điểm này, do nhu cầu xây dựng dẫn đến giá vật liệu xây dựng tăng. Riêng năm nay thì ngược lại, do dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, nhu cầu xây dựng giảm, dẫn đến giá một số mặt hàng xây dựng giảm nhẹ như: xi măng, sắt thép...

    Chỉ số giá tiêu dùng bình quân 5 tháng năm 2020 so cùng kỳ tăng 3,98%; một số nhóm hàng có giá tăng nhiều trong 5 tháng năm 2020 so cùng kỳ như: nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 9,89%; nhóm giáo dục tăng 6,8%; nhóm hàng hóa và dịch vụ khác tăng 4,02%; thuốc và dịch vụ y tế tăng 1,79%; nhóm đồ uống và thuốc lá tăng 2,21%; nhóm văn hóa, giải trí và du lịch tăng 1,04%...

    Chỉ số giá vàng 24 kara Ngọc Thẩm trong tháng 5/2020 tăng 3,15% so tháng trước, giá bình quân tháng 5/2020 là 4.683 ngàn đồng/chỉ, tăng 1.046 ngàn đồng/chỉ so cùng kỳ.

    Chỉ số giá đô la Mỹ trong tháng 5/2020 giảm 0,43% so tháng trước, giá bình quân 23.484 đồng/USD, tăng 129 đồng/USD so cùng kỳ.

    4. Du lịch:

    Khách du lịch đến trong tháng 5/2020 được 46,3 ngàn lượt khách, tăng 46% so tháng trước và giảm 73,1% so cùng kỳ; trong đó: khách du lịch quốc tế 5,2 ngàn lượt khách, giảm 90,5% so cùng kỳ. Doanh thu lưu trú, ăn uống, du lịch lữ hành và dịch vụ tiêu dùng khác trong tháng 5 đạt 1.020 tỷ đồng, tăng 97,3% so tháng trước và giảm 0,7% so cùng kỳ.

    Tính chung năm tháng đầu năm 2020, lượt khách du lịch đến Tiền Giang là 373,8 ngàn lượt khách, đạt 34,8% kế hoạch, tăng 46% so tháng trước và giảm 63,1% so cùng kỳ; trong đó: khách quốc tế 97,3 ngàn lượt khách, đạt 10,8% kế hoạch, giảm 69,9% so cùng kỳ. Tổng doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống, dịch vụ lữ hành và hoạt động hỗ trợ du lịch đạt 4.119 tỷ đồng, giảm 21,4% so cùng kỳ; trong đó: doanh thu dịch vụ ăn uống chiếm tỷ trọng 43,2%, ước đạt 1.780 tỷ đồng, giảm 31,5%, lưu trú đạt 29 tỷ đồng, giảm 49% so cùng kỳ...

    5. Vận tải:

    Doanh thu vận tải, kho bãi và dịch vụ hỗ trợ vận tải trong tháng thực hiện 148 tỷ đồng, tăng 28,6% so tháng trước và giảm 30,2% so cùng kỳ. Năm tháng thực hiện 831 tỷ đồng, giảm 14,4% so cùng kỳ; trong đó: doanh thu vận tải hành khách thực hiện 228 tỷ đồng, giảm 24,4%; doanh thu vận tải hàng hóa thực hiện 513 tỷ đồng, giảm 10,1% so cùng kỳ. Doanh thu vận tải đường bộ thực hiện 391 tỷ đồng, giảm 21%; doanh thu vận tải đường thủy thực hiện 350 tỷ đồng, giảm 7,3%; doanh thu kho bãi, dịch vụ hỗ trợ vận tải 90 tỷ đồng, giảm 8,5% so cùng kỳ.

    Vận tải hành khách trong tháng đạt 2.300 ngàn hành khách, tăng 59% so tháng trước và giảm 34,5% so cùng kỳ; luân chuyển 38.707 ngàn hành khách.km, tăng 133,6% so tháng trước và giảm 39,8% so cùng kỳ. Năm tháng, vận chuyển 13.072 ngàn hành khách, giảm 36% so cùng kỳ; luân chuyển 235.046 ngàn hành khách.km, giảm 32,5% so cùng kỳ; trong đó: vận tải đường bộ 5.714 ngàn hành khách, giảm 22,3% và luân chuyển 221.961 ngàn hành khách.km, giảm 32,4% so cùng kỳ; vận tải đường thủy 7.358 ngàn hành khách, giảm 43,7% và luân chuyển 13.085 ngàn hành khách.km, giảm 35,5% so cùng kỳ.

    Vận tải hàng hóa trong tháng đạt 948 ngàn tấn, tăng 17,8% so tháng trước và giảm 19,7% so cùng kỳ; luân chuyển 118.235 ngàn tấn.km, tăng 15,6% so tháng trước và giảm 26,4% so cùng kỳ. Năm tháng, vận tải 4.803 ngàn tấn hàng hóa, giảm 15,3% so cùng kỳ; luân chuyển 622.138 ngàn tấn.km, giảm 12,4% so cùng kỳ; trong đó: vận tải đường bộ 1.065 ngàn tấn, giảm 20,8% và luân chuyển 131.274 ngàn tấn.km, giảm 24,6% so cùng kỳ; vận tải đường thủy 3.738 ngàn tấn, giảm 13,6% và luân chuyển 490.864 ngàn tấn.km, giảm 8,5% so cùng kỳ.

    6. Bưu chính viễn thông:

    Doanh thu trong tháng 5/2020 đạt 254 tỷ đồng, tăng 1,8% so tháng trước và tăng 9,9% so cùng kỳ; trong đó: doanh thu bưu chính đạt 22 tỷ đồng, tăng 5,3% và viễn thông 232 tỷ đồng, tăng 1,4% so tháng trước. Năm tháng doanh thu dịch vụ bưu chính, viễn thông đạt 1.240 tỷ đồng, tăng 8% so cùng kỳ; trong đó: doanh thu bưu chính đạt 100 tỷ đồng, tăng 24,2% và viễn thông 1.140 tỷ đồng, tăng 6,8% so cùng kỳ.

    Tổng số thuê bao điện thoại có trên mạng đến cuối tháng 5/2020 là 107.620 thuê bao, mật độ bình quân đạt 6,1 thuê bao/100 dân (chỉ tính thuê bao cố định và di động trả sau). Thuê bao internet có trên mạng cuối tháng 5/2020 là 238.932 thuê bao, mật độ internet bình quân đạt 13,5 thuê bao/100 dân. Số lượng điện thoại cố định có dây, không dây tiếp tục giảm, do thị trường phát triển thuê bao dần bảo hòa dẫn đến khách hàng dần chuyển sang sử dụng điện thoại di động, trong đó chủ yếu là điện thoại di động trả trước. Số thuê bao điện thoại di động có sử dụng internet (3G, 4G) đến cuối tháng 4 năm 2020 là 1.299.065 thuê bao.

    V. TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG

    1. Tài chính:

    Tổng thu ngân sách nhà nước trong tháng thực hiện 748 tỷ đồng; trong đó: thu ngân sách trên địa bàn 550 tỷ đồng, thu từ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 210 tỷ đồng. Năm tháng, thu 11.885 tỷ đồng, đạt 79,9% kế hoạch, tăng 46,6% so cùng kỳ; trong đó: thu ngân sách trên địa bàn thực hiện 4.424 tỷ đồng, đạt 39,8% dự toán và giảm 11,1% so cùng kỳ; thu nội địa 4.326 tỷ đồng, đạt 40% dự toán, giảm 10,9% so cùng kỳ (trong thu ngân sách trên địa bàn: thu từ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 1.464 tỷ đồng, đạt 34,7% dự toán, giảm 14,2% so cùng kỳ; thu từ khu vực kinh tế ngoài quốc doanh đạt 528 tỷ đồng, đạt 37,7% dự toán, giảm 12,2% so cùng kỳ...).

    Tổng chi ngân sách nhà nước trong tháng 1.330 tỷ đồng; trong đó: chi đầu tư phát triển 700 tỷ đồng. Năm tháng, chi 8.661 tỷ đồng, đạt 62,9% dự toán, tăng 103,5% so cùng kỳ; trong đó: chi đầu tư phát triển 2.534 tỷ đồng, đạt 56,3% dự toán, tăng 139,3% so cùng kỳ; chi hành chính sự nghiệp 2.780 tỷ đồng, đạt 39,6% dự toán và tăng 20,4% so cùng kỳ. Trong đó: tạm ứng ngân sách chi trả tiền thuốc, vật tư y tế trực thuộc với tổng số tiền là 33 tỷ đồng; chi phục vụ hoạt động của Bệnh viện dã chiến phòng, chống dịch bệnh Covid-19 với tổng số tiền là 15,1 tỷ đồng; ủy nhiệm chi cho Trung tâm Y tế các huyện thanh toán chi phí cho nhà cung cấp với tổng số tiền là 4,4 tỷ đồng...

    2. Ngân hàng:

    Đến cuối tháng 4/2020, vốn huy động đạt 70.311 tỷ đồng, tăng 1,2% so cuối năm 2019, cao hơn so với mức chung của toàn ngành (toàn ngành tăng 0,31%), có 10/29 NHTM tăng trưởng vốn huy động giảm; tổng dư nợ toàn tỉnh đạt 57.369 tỷ đồng (ngắn hạn chiếm 57,9%, trung dài hạn chiếm 42,1%), tăng 1,9% so cuối năm 2019, cao hơn so với mức tăng của toàn ngành (toàn ngành tăng 1,2%), có 13/29 NHTM tăng trưởng dư nợ giảm. So với cùng kỳ năm trước, vốn huy động giảm 3,9%, dư nợ giảm 3,1%. Có 21/29 ngân hàng thương mại tăng trưởng dư nợ giảm so cùng kỳ. Ước tính đến cuối tháng 5/2020, nguồn vốn huy động đạt 70.579 tỷ đồng, tăng 1,6%; tổng dư nợ đạt 57.395 tỷ đồng, tăng 1,92% so cuối năm 2019.

    Nợ xấu: cuối tháng 4/2020, số dư là 508,6 tỷ đồng, tỷ lệ nợ xấu 0,9%, tăng 0,02% so cuối năm 2019, tăng 0,3% so với cùng kỳ năm trước. Trong tổng nợ xấu thì nợ nhóm 3 chiếm 25%, nhóm 4 chiếm 49,17%, nhóm 5 chiếm 25,7%. Có 6 NHTM không phát sinh nợ xấu, 3 NHTM có tỷ lệ nợ xấu trên 3%, 7 NHTM có tỷ lệ nợ xấu từ 1,8-2,8%, 13 NHTM còn lại có tỷ lệ nợ xấu rất thấp.

    VI. KHOA HỌC CÔNG NGHỆ

    Trong tháng, Hội đồng tư vấn tuyển chọn đánh giá hồ sơ tuyển chọn, giao trực tiếp thực hiện 4 nhiệm vụ khoa học và công nghệ (KH và CN); trong đó có 1 nhiệm vụ cấp tỉnh và 3 nhiệm vụ cấp cơ sở. Đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quyết định số 851/QĐ-UBND ngày 30/3/2020 về việc phê duyệt danh mục nhiệm vụ KH và CN triển khai năm 2020 với đề tài: Nghiên cứu xây dựng các mô hình vườn sầu riêng ứng dụng công nghệ cao phục hồi sau hạn mặn và thích ứng với xâm nhập mặn ở xã Tam Bình và xã Ngũ Hiệp, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang. Đến tháng 5/2020, thẩm định nội dung 8 nhiệm vụ; nghiệm thu kết thúc 6 nhiệm vụ; nghiệm thu giai đoạn 3 nhiệm vụ; triển khai 3 nhiệm vụ cấp tỉnh, 3 nhiệm vụ cấp cơ sở; công nhận kết quả 9 nhiệm vụ cấp tỉnh, 1 nhiệm vụ cấp cơ sở.

    VII. CÁC VẤN ĐỀ XÃ HỘI

    1. Lao động việc làm:

    Trong tháng, tư vấn 1.834 lượt lao động, đạt 82,6% so cùng kỳ và đạt 9,2% kế hoạch, trong đó: tư vấn nghề cho 19 lượt lao động, tư vấn việc làm 81 lượt lao động, tư vấn việc làm cho 1.707 lượt lao động thất nghiệp; giới thiệu việc làm cho 64 lượt lao động, giảm 37,3% so cùng kỳ và đạt 2,7% kế hoạch; và đã giới thiệu cho 33 lao động có được việc làm ổn định. Từ đầu năm đến nay, đã tư vấn 7.849 lượt lao động, giảm 0,4% so cùng kỳ và đạt 39,2% kế hoạch, trong đó: tư vấn nghề cho 259 lượt lao động, tư vấn việc làm 984 lượt lao động, tư vấn việc làm cho 6.325 lượt lao động thất nghiệp; giới thiệu việc làm cho 665 lượt lao động, giảm 6,6% so cùng kỳ và đạt 26,6% kế hoạch; đã giới thiệu cho 339 lao động có được việc làm ổn định.

    2. Chính sách xã hội:

    Sở Tài chính trình UBND tỉnh dự thảo điều chỉnh giảm giá tiêu thụ nước sạch sinh hoạt trên địa bàn tỉnh do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Theo dự thảo, sẽ giảm 10% giá tiêu thụ nước sạch sinh hoạt đô thị cho các hộ dân cư và nước sạch sinh hoạt nông thôn theo thực tế sử dụng nhưng không quá 10 m3/tháng được UBND tỉnh quy định đơn giá tiêu thụ nước sạch sinh hoạt trên địa bàn tỉnh. Thời gian điều chỉnh giảm giá trong thời gian 3 tháng, từ tháng 4 đến tháng 6/2020, áp dụng cho chu kỳ hóa đơn tháng 5, 6 và 7/2020.

    Tính đến 15 giờ ngày 12/5/2020, theo báo cáo tình hình chi trả hỗ trợ người dân gặp khó khăn của UBND cấp huyện, đối tượng người có công 15.585/15.931 người, đạt 97,8% (bao gồm danh sách người có công được phê duyệt đợt 2); đối tượng bảo trợ xã hội: 39.293/39.469 người, đạt 99,6%; đối tượng hộ nghèo, cận nghèo: 71.565/72.003 người, đạt 99,4%. Với tổng kinh phí chi hỗ trợ trên 127 tỷ đồng. Bên cạnh đó, đợt 2 trong giai đoạn 1, UBND tỉnh cũng đã bổ sung ngân sách chi gần 10 tỷ đồng hỗ trợ cho thân nhân người có công đang hưởng trợ cấp ưu đãi hằng tháng, thương binh đang hưởng mất sức lao động hằng tháng với 6.526 người. Song song đó, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) phối hợp UBND cấp huyện và các đơn vị liên quan tiếp tục rà soát, bổ sung đối tượng, trình UBND tỉnh phê duyệt danh sách hỗ trợ 33.117 người thuộc hộ nghèo, cận nghèo và 28.144 đối tượng bảo trợ xã hội trong đợt 2 với kinh phí trên 67 tỷ đồng.

    Vận động quỹ đền ơn đáp nghĩa 2,5 tỷ đồng, đạt 25% kế hoạch, giảm 10% so cùng kỳ; xây dựng 34 ngôi nhà tình nghĩa với tổng kinh phí 1.360 triệu đồng, đạt 28% kế hoạch, tăng 18% so cùng kỳ; sửa chữa 9 ngôi nhà tình nghĩa với tổng kinh phí 180 triệu đồng, đạt 18% kế hoạch, tăng 15,2% so cùng kỳ.

    3. Hoạt động y tế:

    Đến thời điểm này, trên địa bàn tỉnh chưa ghi nhận trường hợp mắc bệnh Covid-19. Tỉnh đã hoàn thành tổ chức 2 đợt cách ly y tế tập trung với 629 người về từ nước ngoài. Việc theo dõi cách ly tại nhà đối với 243 người có tiếp xúc với ca nhiễm và ca nghi nhiễm Covid-19 được thực hiện tốt và đến nay đã hoàn tất cách ly. Tính đến 13 giờ ngày 15/4/2020, Sở Y tế Tiền Giang cho biết, tỉnh không còn ca nghi nhiễm, cách ly.

    10 giờ sáng ngày 20/5/2020, Tiền Giang đã tiếp nhận 170 người về từ Ấn Độ để cách ly phòng ngừa dịch Covid-19. Thành phần người cách ly đợt này gồm 5 trẻ em, còn lại là người cao tuổi, người ốm đau, phụ nữ có thai, du học sinh không có nơi lưu trú do trường học và ký túc xá đóng cửa, các  tăng ni, phật tử tham gia khóa tu ở các viện Phật giáo tại Ấn Độ, người đi du lịch bị kẹt lại, người lao động hết hạn thị thực và hợp đồng lao động… Toàn bộ chi phí phục vụ ăn uống, nhu yếu phẩm của công dân trong thời gian cách ly đều được ngân sách nhà nước chi trả. So với 2 đợt cách ly trước, đợt cách ly này có những điểm mới trong công tác tổ chức, trong đó, các phòng cách ly được bố trí, sắp xếp lại với quy mô tối đa 6 người 1 phòng và đảm bảo khoảng cách an toàn giữa các giường là trên 2 mét. Về chế độ ăn uống, nhà bếp cung cấp thức ăn phù hợp với nhu cầu, lứa tuổi của người cách ly, trong đó bố trí trên 60 suất ăn chay mỗi ngày theo đăng ký. Ngay sau khi các công dân ổn định nơi nghỉ, Trung tâm sẽ tiến hành lấy mẫu xét nghiệm Covid-19 lần 1 cho toàn bộ người cách ly nhằm phát hiện sớm và cách ly kịp thời những ca dương tính với SARS-CoV-2.

    Đẩy mạnh công tác tuyên truyền  cho nhân dân nâng cao ý thức phòng, ngừa dịch bệnh. So với cùng kỳ có 3 bệnh tăng (lao phổi, thương hàn, viêm gan siêu vi A); 14 bệnh giảm (ho gà, quai bị, tay chân miệng, thủy đậu...); các bệnh khác tương đương và không xảy ra cas mắc. Tính đến thời điểm hiện nay, tổng số cas nhiễm HIV là 22.027 người, tổng số cas AIDS là 7.102 người, tử vong 3.846 người…

    4. Hoạt động giáo dục:

    Sáng ngày 4/5/2020, tất cả các trường Tiểu học, THCS và THPT trên địa bàn tỉnh đã đồng loạt đón học sinh trở lại trường sau thời gian nghỉ phòng chống dịch Covid-19. Tại trường, các em được đo thân nhiệt, đeo khẩu trang và rửa tay sát khuẩn trước khi vào lớp học. Trong buổi đầu tiên, học sinh các trường được giáo viên hướng dẫn ngồi học theo sơ đồ giãn cách; các biện pháp phòng chống dịch bệnh Covid-19 trong thời gian đến trường cũng như ở nhà. Giáo viên các trường thường xuyên liên lạc với gia đình để nắm bắt thông tin về học sinh, nếu có vấn đề gì bất thường như học sinh có biểu hiện nóng, sốt… thì cần báo cáo ngay để có biện pháp xử lý kịp thời. Sở Giáo dục đề xuất giảm học phí 2 tháng cho học sinh các cấp học, tức chỉ thu học phí 7 tháng của năm học 2019 - 2020 (thay vì 9 tháng như hằng năm); đồng thời, có chính sách miễn, giảm học phí cho học sinh là con các gia đình bị ảnh hưởng bởi hạn, mặn và dịch Covid-19. Riêng các lớp mầm non đã học trợ lại từ 18/5, tuần lễ đầu đi học trở lại các cơ sở mầm non không tổ chức ăn sáng cho các cháu.

    5. Hoạt động văn hóa - thể thao:

    Trong tháng 5/2020, Ngành Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh tiếp tục tuyên truyền phòng, chống dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn tỉnh bằng hình thức cổ động trực quan, xe loa cổ động; tuyên truyền cổ động trực quan các ngày lễ 30/4, 01/5 và 19/5. Đồng thời triển khai tổ chức các hoạt động sau khi được Ủy ban nhân dân tỉnh được cho phép. Do tình hình dịch bệnh, Thường trực Ban Tổ chức các ngày lễ lớn tỉnh đã tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh không tổ chức Lễ kỷ niệm 130 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, chuyển hình thức tuyên truyền, giáo dục theo hướng dẫn của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy. Trung tâm Văn hóa Nghệ thuật tỉnh: tổ chức 60 lượt tuyên truyền phòng, chống dịch bệnh bằng xe loa cổ động trên toàn tỉnh. Thực hiện tuyên truyền cổ động trực quan kỷ niệm các ngày lễ 30/4, 01/5 và 19/5 trên địa bàn thành phố Mỹ Tho. Tổ chức mở cửa phục vụ du lịch kể từ ngày 09/5/2020, thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch, an toàn phòng chống cháy nổ và an toàn vệ sinh thực phẩm.

    Đội kiểm tra liên ngành của tỉnh, Thanh tra Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Nhóm 2 tổ Kiểm tra công vụ và Đội Kiểm tra liên ngành của các huyện, thị, thành và phường, xã tiếp tục thực hiện công tác kiểm tra sau khi hết giản cách xã hội, nhất là hơn 600 cơ sở karaoke, bar clup trên địa bàn tỉnh. Qua kiểm tra, lập biên bản xử lý vi phạm hành chính 1 cơ sở kinh doanh karaoke không thực hiện quyết định áp dụng biện pháp tạm đình chỉ hoạt động kinh doanh karaoke để phòng dịch Covid-19 theo quy định tại điểm c khoản 4 Điều 11 Nghị định 176/2013/NĐ-CP của Chỉnh phủ. Tạm giữ 01 giấy phép kinh doanh karaoke.

    6. Tình hình an ninh trật tự và an toàn xã hội: (Theo báo cáo của Ngành công an).

    Lực lượng Công an chủ động bố trí lực lượng bảo đảm an ninh, trật tự khu cách ly; bảo vệ tuyệt đối an toàn hoạt động của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các mục tiêu trọng điểm của tỉnh. Kịp thời triển khai đảm bảo an ninh, trật tự, vận động 69 lượt người khiếu kiện tập trung đến cơ quan cấp tỉnh về nơi cư trú. Phối hợp các ngành liên quan tiếp tục triển khai có hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch bệnh Covid-19.

    Tội phạm về trật tự xã hội xảy ra 106 vụ (so với tháng 4/2020, giảm 18 vụ vụ), làm chết 2 người, bị thương 7 người, tài sản thiệt hại trị giá khoảng 2,6 tỷ đồng; đã xảy ra 1 vụ giết người, 9 vụ cố ý gây thương tích, cướp giật tài sản 8 vụ, trộm cắp 72 vụ... Điều tra khám phá bước đầu tỷ lệ đạt 46,2%, bắt xử lý 62 đối tượng, thu hồi tài sản trị giá khoảng 424 triệu đồng.

    Tội phạm và vi phạm pháp luật về ma túy, kinh tế, môi trường: phát hiện, xử lý 28 vụ - 32 đối tượng có hành vi vận chuyển, mua bán, tàng trữ trái phép chất ma túy và xử lý vi phạm hành chính 290 đối tượng sử dụng trái phép chất ma túy; 7 trường họp vi phạm pháp luật về trật tự quản lý kinh tế và 17 trường họp vi phạm pháp luật về môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm, tài nguyên. Phát hiện, xử lý 63 tụ điểm, 402 đối tượng tham gia cờ bạc, đã khởi tố 2 vụ với 15 bị can.

     7. Trật tự an toàn giao thông: Theo báo cáo của Ngành công an

    Giao thông đường bộ: trong tháng tai nạn giao thông xảy ra 48 vụ, làm chết 22 người, bị thương 28 người; so tháng trước tai nạn tăng 23 vụ, số người chết tăng 5 người, số người bị thương tăng 16 người; so cùng kỳ tai nạn tăng 21 vụ, số người chết tăng 4 người, số người bị thương tăng 16 người. Từ đầu năm đến nay, tai nạn giao thông xảy ra 129 vụ, tăng 28 vụ so cùng kỳ; làm chết 81 người, tăng 9 người so cùng kỳ; bị thương 67 người, tăng 14 người so cùng kỳ. Ước thiệt hại tài sản chung trị giá khoảng 1.484 triệu đồng.

    Vi phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ, trong tháng xảy ra 5.937 vụ, giảm 1.994 vụ so tháng trước và giảm 1.559 vụ so cùng kỳ. Đã xử lý tạm giữ giấy tờ và phương tiện 3.844 vụ, tước giấy phép lái xe 304 vụ, phạt tiền 2.093 vụ với số tiền phạt 3.508 triệu đồng. Tổng số vụ vi phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ từ đầu năm đến nay 26.775 vụ, giảm 1.636 vụ so cùng kỳ; trong đó không giấy phép lái xe 2.425 vụ, không đội mũ bảo hiểm 5.030 vụ, uống rượu điều khiển phương tiện 894 vụ… Đã xử lý tạm giữ giấy tờ và phương tiện 15.275 vụ, tước giấy phép lái xe 1.025 vụ, phạt tiền 11.500 vụ với số tiền phạt 14.663 triệu đồng, tăng 4.589 triệu đồng so cùng kỳ.

    Giao thông đường thủy: trong tháng xảy ra 02 vụ tai nạn, không có người chết và bị thương. Từ đầu năm đến nay trên địa bàn tỉnh xảy ra 03 vụ tai nạn, tăng 03 vụ so với cùng kỳ, không phát sinh số người chết và bị thương. Ước thiệt hại tài sản khoảng 1.667 triệu đồng, tăng 1.340 triệu đồng so cùng kỳ.

    Vi phạm trật tự an toàn giao thông đường thủy trong tháng xảy ra 1.678 vụ giảm 290 vụ, đã xử lý vi phạm tạm giữ giấy tờ 286 vụ và phạt tiền tại chỗ 1.392 vụ với số tiền phạt 395,3 triệu đồng. Tổng số vụ vi phạm trật tự an toàn giao thông đường thủy từ đầu năm đến nay 6.421 vụ, giảm 81 vụ so cùng kỳ; trong đó không bằng cấp chuyên môn 9 vụ, chở quá vạch mớn nước an toàn 5.417 vụ; đã xử lý vi phạm tạm giữ giấy tờ 1.043 vụ và phạt tiền 5.378 vụ với số tiền phạt 1.706 triệu đồng.

    8. Tình hình cháy nổ, môi trường:

    Trong tháng trên địa bàn tỉnh xảy ra 5 vụ cháy, làm chết 2 người, bị thương 1 người, tài sản thiệt hại ước tính trên 48 tỷ đồng; nguyên nhân do sự cố điện 1 vụ, do đốt 2 vụ, bất cẩn trong sử dụng lửa gây cháy 2 vụ. Từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh xảy ra 15 vụ cháy, tổng giá trị tài sản thiệt hại trên 64,2 tỷ đồng.

    Trong tháng Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường đã tiến hành kiểm tra, phát hiện và xử lý 4 vụ, tổng số tiền nộp vào ngân sách nhà nước trên 19 triệu đồng. Từ đầu năm đến nay, tổng số vụ vi phạm môi trường được phát hiện và xử lý 20 vụ với tổng số tiền xử phạt trên 353,6 triệu đồng. Nội dung vi phạm chủ yếu phát hiện qua kiểm tra là do khoan thăm dò và khai thác nước dưới đất không giấy phép; xả nước thải vào nguồn nước khi giấy phép hết hạn; khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường không giấy phép.

Số liệu ước tháng 5-2020

Các tin cùng chuyên mục:
Hiển thị kết quả 1-10 (của 21)
Trang:1 - 2 - 3Trang đầu « Lùi · Tới » Trang cuối

Một số chỉ tiêu chủ yếu tháng 02 năm 2024 (tăng/giảm) so với cùng kỳ năm 2023 của tỉnh Tiền Giang (%)

Chỉ số sản xuất công nghiệp(*)

-18,0

Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng

+8,9

Khách quốc tế đến Tiền Giang

+25,9

Thực hiện vốn đầu tư ngân sách nhà nước

-12,3

Chỉ số giá tiêu dùng (*)

+1,05

(*): so với tháng trước.

1. Các chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2024 (xem chi tiết):

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế (theo giá so sánh 2010) tăng từ 7,0 – 7,5% so với năm 2023;

- Cơ cấu kinh tế: khu vực nông lâm nghiệp và thủy sản chiếm 35,1%, khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 29,6%, khu vực dịch vụ (bao gồm thuế sản phẩm) chiếm 35,3%.

- GRDP bình quân đầu người đạt 75,8 - 76,2 triệu đồng/người/năm;

- Tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 5 tỷ USD;

- Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội đạt 50.400 – 50.650 tỷ đồng;

- Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn 8.801 tỷ đồng;

- Tổng chi ngân sách địa phương 14.456 tỷ đồng;

- Số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới đạt 890 doanh nghiệp.

Tìm kiếm thông tin
Thông tin người dùng
User Online: 2
Truy cập: 1.987.422
Truy cập tháng: 70.116
User IP: 3.144.252.140

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ CỤC THỐNG KÊ TỈNH TIỀN GIANG
21 đường 30/4, phường 1, Thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang
ĐT: 0273. 3872582 - Fax: 0273. 3886 952 - Email:tiengiang@gso.gov.vn