Số 21 đường 30/4 - phường 1 - TP Mỹ Tho - tỉnh Tiền Giang               Hotline: 0273 3872 582               Email: tiengiang@gso.gov.vn

"CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, NGƯỜI LAO ĐỘNG CỤC THỐNG KÊ TỈNH TIỀN GIANG SỐNG VÀ LÀM VIỆC THEO HIẾN PHÁP VÀ PHÁP LUẬT"

 

 

Tổng Cục Thống kê

Cổng Thông tin điện tử

tỉnh Tiền Giang

                                                                                     - Hướng dẫn Đăng ký tài khoản (Xem Clip)

                                                                                     - Hướng dẫn tra cứu thông tin (Xem Clip)

                                                                                  - Hướng dẫn đăng ký hộ kinh doanh (Xem Clip)

                                                                                     - Hướng dẫn đăng ký khai sinh (Xem Clip)

Thăm Dò Ý Kiến
Thông tin bạn quan tâm nhất trên trang web này





Năm 2020
Báo cáo tóm tắt tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Tiền Giang năm 2020
Thứ ba, Ngày 29 Tháng 12 Năm 2020

    I. TÌNH HÌNH CHUNG THẾ GIỚI VÀ TRONG NƯỚC

    1. Thế giới:

    Đại dịch Covid-19 bùng phát và lan rộng khắp toàn cầu đã khiến bức tranh kinh tế thế giới năm 2020 hết sức u ám. Tại thời điểm cuối tháng 6/2020, các tổ chức quốc tế và thể chế tài chính đều đồng loạt nhận định tăng trưởng kinh tế toàn cầu suy thoái sâu trong năm 2020. Tuy nhiên, đến thời điểm giữa tháng 12, khi phần lớn các nền kinh tế tái khởi động sau phong tỏa do dịch Covid-19, dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới có những dấu hiệu khả quan hơn. Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế cho rằng kinh tế toàn cầu có xu hướng phục hồi sau khi nới lỏng các biện pháp hạn chế nghiêm ngặt và các doanh nghiệp mở cửa trở lại. Theo đó, tổ chức này dự báo GDP thế giới giảm 4,2% trong năm 2020, điều chỉnh tăng 0,3 điểm phần trăm so với dự báo đưa ra vào tháng 9 năm 2020. Một số tổ chức khác như Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Tổ chức xếp hạng tín dụng quốc tế Fitch Ratings (FR), đều điều chỉnh tăng dự báo tăng trưởng toàn cầu trong năm 2020 so với các dự báo trước đây. Cụ thể, IMF và FR dự báo GDP thế giới năm 2020 ở mức -4,4%, và -3,7%, tăng 0,5 và 0,7 điểm phần trăm. Theo Ngân hàng Phát triển châu Á ADB, dự báo tăng trưởng của Trung Quốc đạt 2,1%, Hoa Kỳ giảm -3,5%, Khu vực đồng Euro giảm 7,4%, Nhật Bản giảm 5,4%, In-đô-nê-xi-a giảm 2,2%, Ma-lai-xi-a giảm 6,0%, Thái Lan giảm 7,8%, Phi-li-pin giảm 8,5% và Xin-ga-po giảm 6,2%.

    2. Trong nước

    Tốc độ tăng sản phẩm trong nước (GDP) - Tổng Cục Thống kê công bố ngày 27/12/2020

    Tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2020 ước tính tăng 2,91% so với năm trước, tuy là mức tăng thấp nhất của các năm trong giai đoạn 2011-2020 nhưng trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, ảnh hưởng tiêu cực tới mọi lĩnh vực kinh tế - xã hội thì đây là thành công lớn của Việt Nam với mức tăng trưởng năm 2020 thuộc nhóm cao nhất thế giới.

    GDP năm 2020 tăng 2,91% (Quý I tăng 3,68%; quý II tăng 0,39%; quý III tăng 2,69%; quý IV tăng 4,48%) trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, ảnh hưởng tiêu cực tới mọi lĩnh vực kinh tế – xã hội là thành công lớn của Việt Nam. Điều này cho thấy tính đúng đắn trong chỉ đạo, điều hành khôi phục kinh tế, phòng chống dịch bệnh và sự quyết tâm, đồng lòng của toàn bộ hệ thống chính trị, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, sự nỗ lực, cố gắng của người dân và cộng đồng doanh nghiệp để thực hiện có hiệu quả mục tiêu “vừa phòng chống dịch bệnh, vừa phát triển kinh tế – xã hội”. Trong mức tăng chung của toàn nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,68%, đóng góp 13,5% vào tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 3,98%, đóng góp 53%; khu vực dịch vụ tăng 2,34%, đóng góp 33,5%.

    II. KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÁC CHỈ TIÊU KINH TẾ CỦA TỈNH

    1. Tăng trưởng kinh tế (GRDP):

     Năm 2020, tình hình sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh chịu tác động mạnh của hạn, mặn và dịch covid 19, đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất, kinh doanh và đời sống của nhân dân trong tỉnh. Lãnh đạo tỉnh nhà đã đưa ra nhiều giải pháp theo từng thời điểm, nhằm giảm bớt thiệt hại cho nhân dân, điều hành phát triển kinh tế - xã hội vượt qua khó khăn.

    Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) năm 2020 ước đạt 59.549 tỷ đồng (giá so sánh năm 2010), tăng 0,69% ([1]) so với cùng kỳ, khu vực nông lâm nghiệp và thủy sản giảm 2,1%, khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 3,48% và khu vực dịch vụ tăng 1,52% (bao gồm thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm); Nếu tách riêng thuế sản phẩm thì khu vực dịch vụ tăng 1,27 % và thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm tăng 2,69% so cùng kỳ.

    GRDP nếu tính theo giá thực tế năm 2020 đạt 100.192 tỷ đồng; tổng sản phẩm bình quân đầu người đạt 56,5 triệu đồng/người/năm, tăng 1,6 triệu đồng/người/năm so năm 2019 (năm 2019 đạt 54,9 triệu đồng/người/năm). Tính theo giá USD, GRDP bình quân đầu người năm 2020 đạt 2.423 USD/người/năm, tăng 2,8%, tương đương tăng 66 USD so năm 2019 (năm 2019 đạt 2.357 USD/người/năm).

    Cơ cấu kinh tế: chuyển dịch chậm theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp, xây dựng và giảm tỷ trọng nông nghiệp. Năm 2020 khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 39,3% giảm 0,3% (cùng kỳ 39,6%); khu vực công nghiệp, xây dựng chiếm 26,0%, tăng 0,2% (cùng kỳ 25,8%); khu vực dịch vụ chiếm 28,7%, tương đương so cùng kỳ; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 6,0%, tăng 0,1% (cùng kỳ 5,9%).

    2. Tài chính - Ngân hàng:

    a. Tài chính:

    Thu ngân sách nhà nước: năm 2020 ước thu được 19.326 tỷ đồng, giảm 1,7% so cùng kỳ; trong đó: thu ngân sách trên địa bàn 10.843 tỷ đồng, đạt 97,5% dự toán và giảm 3,7% so cùng kỳ; thu nội địa 10.613 tỷ đồng, đạt 98,2% dự toán, giảm 3,3% so cùng kỳ. Nếu loại trừ số thu tiền sử dụng đất thì có 05/11 huyện, thành thị có tỷ lệ thu cả năm đạt và vượt dự toán năm, cụ thể là huyện Tân Phước đạt 116,2%, huyện Cái Bè đạt 111,2%, huyện Gò Công Đông đạt 109,9%, Thành phố Mỹ Tho đạt 102,3%, huyện Tân Phú Đông đạt 100,3% so dự toán.

    Chi ngân sách nhà nước: năm 2020 ước chi 19.917 tỷ đồng, đạt 144,7% dự toán, tăng 7,8% so cùng kỳ. Ủy ban nhân dân tỉnh đã huy động tất cả nguồn lực hiện có của địa phương để kịp thời bố trí kinh phí cho các đơn vị, địa phương như nguồn dự phòng, nguồn cải cách tiền lương của ngân sách cấp tỉnh... Ngoài ra, kinh phí phục vụ cho phòng, chống hạn, mặn phát sinh khá lớn khoảng 388 tỷ đồng; kinh phí hỗ trợ người dân gặp khó khăn do dịch Covid-19 khoảng 250 tỷ đồng; kinh phí phòng, chống dịch Covid-19 khoảng 242 tỷ đồng.

    b. Ngân hàng:

    Về huy động vốn: đến cuối tháng 10/2020, tổng vốn huy động 73.875 tỷ đồng, đạt 96,7% so kế hoạch, tốc độ tăng 6,4% so với cuối năm trước, tốc độ tăng bình quân là 0,6%/ tháng. Ước đến cuối năm 2020, vốn huy động 76.391 tỷ đồng, tăng 10% so cuối năm 2019.

    Về dư nợ: cuối tháng 10/2020, tổng dư nợ 62.289 tỷ đồng, đạt 97% so kế hoạch, tăng trưởng là 10,6% so với năm trước, mức tăng bình quân là 1,02%/ tháng. Ước đến cuối năm 2020, dư nợ tín dụng 64.198 tỷ đồng, tăng 14% so cuối năm 2019. Lãi suất cho vay Việt Nam đồng phổ biến ở mức trên 5 - 9%/năm đối với ngắn hạn; 11-13%/năm đối với trung dài hạn; lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa đối với 5 lĩnh vực ưu tiên ở mức 4,5%/năm, giảm 1,5%/năm so cuối năm 2019.

    Nợ xấu: đến cuối tháng 10/2020, nợ xấu là 991 tỷ đồng, tỷ lệ là 1,6%, tăng 0,7% so cuối năm 2019. Ước đến cuối năm 2020, nợ xấu là 1.013 tỷ đồng, chiếm 1,6% trên tổng dư nợ, so đầu năm tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ tăng 0,8%, số dư nợ xấu so với đầu năm tăng 524 tỷ đồng.

    3. Giá, lạm phát: (Số liệu có khác so BC gửi các đơn vị ngày 19/12 do mới cập nhật chỉ số giá tháng 12)

    Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 12/2020 tăng 0,29% so tháng 11/2020 (thành thị tăng 0,27%, nông thôn tăng 0,3%); so cùng kỳ tăng 1,5%.

    Chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm 2020 so cùng kỳ tăng 3,35%. Do Thực hiện lộ trình tăng học phí theo Nghị định số 86/2015/NĐ-CP ngày 02/10/2015 của Chính phủ, tỉnh đã áp dụng khung giá mới tăng giá học phí các cấp học, tác động chỉ số giá nhóm giáo dục năm 2020 tăng 5,34% so với cuối năm 2019 và tăng 6,55% so với bình quân cùng kỳ; dịch bệnh Covid-19 kéo dài, tác động đến tâm lý người dân thu mua gạo dự trữ, dẫn đến giá tăng 7,63% so cuối năm 2019 và tăng 4,41% so với bình quân cùng kỳ; nhu cầu tiêu dùng thực phẩm tươi sống như: rau xanh, thịt gia súc, thịt chế biến tăng trong các dịp lễ, tết, dẫn đến giá nhóm thực phẩm tăng 11,83% so với cùng kỳ; giá các mặt hàng đồ uống và thuốc lá và giá các loại quần áo may sẵn tăng cao trong dịp Tết Nguyên Đán, bình quân năm 2020 chỉ số giá các nhóm này lần lượt tăng 2,56% và 2,41% so với cùng kỳ năm 2019; giá vật liệu bảo dưỡng nhà ở bình quân vào mùa nắng tháng 4, tháng 5 và thời gian cận Tết nguyên đán... nhu cầu xây dựng năm 2020 tăng 0,51% so cùng kỳ.

    4. Đầu tư và Xây dựng:

    Năm 2020, vốn đầu tư toàn xã hội ước thực hiện 36.740 tỷ đồng, đạt 98,5% kế hoạch, tăng 11,4% so cùng kỳ; trong đó: vốn đầu tư của dân cư và tư nhân 22.700 tỷ đồng, giảm 2,8%, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 4.468 tỷ đồng, giảm 10,9%, vốn đầu tư thuộc ngân sách nhà nước 6.010 tỷ đồng, tăng 69,2% so cùng kỳ.

    Dự kiến cả năm tỉnh thu hút được 37 dự án, với tổng vốn đầu tư đăng ký 17.779 tỷ đồng, tăng 33,4% so cùng kỳ; nâng tổng vốn đầu đăng ký mới và vốn tăng thêm đạt 18.889 tỷ đồng, tăng 33,5% so với năm 2019. Các dự án lớn thu hút đầu tư như: Nhà máy điện gió Tân Phú Đông 1 vốn đầu tư 4.464 tỷ đồng, Nhà máy điện gió Tân Phú Đông 2 vốn đầu tư 2.242, Dự án Bến cảng - Tổng kho xăng dầu - Khí hóa lỏng và các sản phẩm sau dầu mỏ DKC Tiền Giang vốn đầu tư 3.646 tỷ đồng...

    Đến nay các KCN thu hút được 108 dự án (trong đó có 77 dự án FDI) với tổng vốn đầu tư trên 2,3 tỷ USD và 5.080 tỷ đồng; diện tích thuê 561,5/758,3 ha, chiếm 74%, giải quyết việc làm cho 87.667 lao động.

    Về cụm công nghiệp, đến nay, có 9 CCN được tỉnh chấp thuận chủ trương đầu tư, trong đó có 5 cụm công nghiệp đã mời gọi được nhà đầu tư. Tính đến thời điểm hiện tại đã thu hút được 79 dự án thứ cấp (trong đó có 6 dự án FDI), với tổng vốn đầu tư đăng ký 5.626,6 tỷ đồng, giải quyết việc làm cho 16.418 lao động.

    5. Tình hình hoạt động của doanh nghiệp:

    Theo báo cáo Sở kế hoạch - Đầu tư, tính đến ngày 02/11/2020 có 650 doanh nghiệp thành lập mới (kế hoạch là 650 - 700 doanh nghiệp), đạt kế hoạch trước 02 tháng. Lũy kế 11 tháng, có 701 doanh nghiệp thành lập mới, vượt kế hoạch đề ra. Ước đến cuối tháng 12/2020, được 770 doanh nghiệp, tăng 14,9% so cùng kỳ; tổng vốn đăng ký là 5.500 tỷ đồng; số đơn vị trực thuộc đăng ký thành lập mới được 1.200 đơn vị (tăng 98% so năm 2019). Tính đến cuối năm 2020, tổng số doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn tỉnh là 6.280 doanh nghiệp, vượt mục tiêu Nghị quyết 06-NQ/TU của Tỉnh ủy đề ra (đến năm 2020, toàn tỉnh có trên 5.000 doanh nghiệp).

    6. Sản xuất nông - lâm nghiệp và thủy sản:

    a. Nông nghiệp:

    * Trồng trọt:

    Cây lương thực có hạt: năm 2020, gieo trồng 139.440 ha, đạt 80,1% kế hoạch, giảm 25,9%; sản lượng thu hoạch 813.386 tấn, đạt 77,3% kế hoạch, giảm 28,5% so cùng kỳ. Cụ thể:

    - Cây lúa:

    Gieo sạ 136.032 ha, đạt 80% kế hoạch, giảm 26,2%, thu hoạch 135.088 ha (mất trắng 944 ha), sản lượng thu hoạch 801.122 tấn, đạt 77,2% kế hoạch, so cùng kỳ giảm 28,7%.

     Vụ Đông Xuân 2019 - 2020: chính thức xuống giống 57.604, giảm 11,2% so cùng kỳ do thực hiện đề án cắt vụ và chuyển đổi cơ cấu cây trồng đối với các vùng sản xuất lúa khó khăn do tình hình hạn, mặn kéo dài ở khu vực phía đông; năng suất thu hoạch 66 tạ/ha, giảm 8,3% so cùng kỳ; sản lượng 373.970 tấn, so cùng kỳ giảm 19,9%.

    Vụ Hè Thu (gồm Xuân Hè và Hè Thu): gieo sạ 75.844 ha, thu hoạch 75.812 ha (mất trắng 32 ha); năng suất 54,6 tạ/ha, giảm 2%; sản lượng 413.895 tấn, so cùng kỳ giảm 19,6%.

    Vụ Thu Đông: gieo sạ 2.584 ha, đạt 10,7 % kế hoạch; giảm 90,4% so cùng kỳ, do thực thiện theo Công văn số 1922/UBND-KHTC ngày 29/4/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh chấp thuận về mặt chủ trương cắt vụ lúa Thu đông tại các huyện phía Đông chuyển dần diện tích lúa 3 vụ/năm sang sản xuất 2 vụ để đảm bảo sản xuất an toàn, hiệu quả. Cơ cấu giống lúa: lúa đặc sản, chất lượng cao diện tích 2.274 ha, chiếm tỉ lệ 88%; lúa thường với diện tích 157 ha, chiếm tỉ lệ 6,1%; các giống lúa còn lại diện tích 153 ha, chiếm tỉ lệ 5,9%.

     - Cây ngô: gieo trồng 3.385 ha, đạt 86,2% kế hoạch, giảm 14% so cùng kỳ, năng suất thu hoạch quy thóc 36,1 tạ/ha với sản lượng quy thóc 12.206 tấn, giảm 13,5% so cùng kỳ chủ yếu do diện tích gieo trồng giảm.

    Cây rau đậu các loại: gieo trồng 54.607 ha, đạt 94,7% kế hoạch, giảm 5,5%; sản lượng 1.146.547 tấn, đạt 98,7% kế hoạch, giảm 0,2% so cùng kỳ; trong đó: rau các loại 54.329 ha, sản lượng 1.145.711 tấn. Hiện có khoảng 90% diện tích các giống rau màu lai F1 được đưa vào sản xuất với thời gian sinh trưởng ngắn, kháng sâu bệnh, giúp tăng năng suất, sản lượng và chất lượng sản phẩm.

    Cây lâu năm: toàn tỉnh hiện có 102.779 ha, đạt 101,2% kế hoạch, tăng 3,5% so cùng kỳ; trong đó: cây ăn quả 81.785 ha, tăng 4% so cùng kỳ. Sản lượng thu hoạch ước 1.707.701 tấn, tăng 3,3% so cùng kỳ; trong đó, sản lượng cây ăn quả 1.522.750 tấn, tăng 2,5% so cùng kỳ.

    * Chăn nuôi: ước thời điểm 01/12/2020 tổng đàn gia súc, gia cầm của tỉnh như sau: đàn bò 119,5 ngàn con, tương đương cùng kỳ; đàn lợn 268 ngàn con, tăng 1,2%; đàn gia cầm (không kể chim cút) 17,7 triệu con, tăng 8,9% so cùng kỳ. Sản lượng thịt hơi xuất chuồng năm 2020: thịt bò 22.600 tấn, giảm 0,9%; thịt lợn 86.551 tấn, giảm 8,6%; thịt gia cầm 55.739 tấn, tăng 17% so cùng kỳ (trong đó: sản lượng thịt gà 42.283 tấn, tăng 15,1%). 

    b. Lâm nghiệp:

    Tổng diện tích đất có rừng trên địa bàn tỉnh đến 01/12/2020 là 1.896 ha không bao gồm diện tích rừng thuộc đất an ninh quốc phòng. So với năm 2019, diện tích rừng đã giảm 72,4 ha; trong đó: giảm 60 ha rừng sản xuất ở huyện Tân Phước và 12,4 ha rừng phòng hộ ven biển do sạt lở. Năm 2020, cây phân tán trồng mới 648,6 ngàn cây, tăng 1,6% so cùng kỳ. Sản lượng gỗ khai thác 39.051 m3, giảm 7,5% so cùng kỳ; sản lượng củi khai thác 135.635 ste củi các loại, giảm 11,2% so cùng kỳ.

    b. Thủy hải sản:

    Năm 2020, thả nuôi 16.067 ha, đạt 102,3% kế hoạch, giảm 3% so cùng kỳ. Thủy sản nước ngọt nuôi 5.311 ha, đạt 101,9% kế hoạch, giảm 9%; thủy sản nước mặn, lợ nuôi 10.756 ha, đạt 102,5% kế hoạch, tăng 0,3% so cùng kỳ.

    Năm 2020, thu hoạch 316.367 tấn, đạt 102,9% kế hoạch, tăng 2% so cùng kỳ; trong đó: sản lượng thu hoạch từ nuôi 174.702 tấn, đạt 101,1% kế hoạch, giảm 3%; sản lượng khai thác 141.665 tấn, đạt 105,2% kế hoạch, tăng 8,9% do ngư dân đầu tư cải hoán và đóng mới tàu, thời tiết thuận lợi cho hoạt động khai thác.

    7. Sản xuất công nghiệp:

    Chỉ số sản xuất công nghiệp năm 2020 tăng 1,6% so cùng kỳ; trong đó: ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 1,2%; ngành sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí tăng 5%; ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 7,3%.

    Giá trị sản xuất công nghiệp địa phương năm 2020 theo giá so sánh 2010 thực hiện 85.085 tỷ đồng, tăng 1,3% so cùng kỳ. Trong đó: khu vực kinh tế ngoài nhà nước 35.640 tỷ đồng, tăng 0,5%; khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài 48.344 tỷ đồng, tăng 1,8%.

    Chỉ số sử dụng lao động của doanh nghiệp công nghiệp năm 2020 giảm 11,1% so cùng kỳ; trong đó: doanh nghiệp nhà nước giảm 1,5%, doanh nghiệp ngoài quốc doanh giảm 12,4%, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài giảm 11,1%. Chia theo ngành công nghiệp: chế biến chế tạo giảm 11,4%; sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí tăng 1,8%; cung cấp nước, hoạt động quản lý rác thải, nước thải giảm 3,4%.

    8. Thương mại, dịch vụ:

    a. Tổng doanh thu bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng:

    Năm 2020, tổng doanh thu bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng 65.025 tỷ đồng, đạt 95,6% kế hoạch, tăng 4,9% so cùng kỳ. Phân theo ngành kinh tế: thương nghiệp 52.899 tỷ đồng, tăng 7,7%; lưu trú, ăn uống 5.815 tỷ đồng, giảm 11,7%; du lịch lữ hành 29 tỷ đồng, giảm 78%; dịch vụ tiêu dùng 6.281 tỷ đồng, tăng 1,6% so cùng kỳ.

    Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021, UBND tỉnh Tiền Giang vừa ban hành Kế hoạch 325/KH-UBND ngày 24/11/2020 về dự trữ, cung ứng hàng hóa thiết yếu phục vụ Tết, có 8 doanh nghiệp và hợp tác xã tham gia với tổng trị giá vốn hơn 444 tỷ đồng, trong đó hàng hóa thiết yếu hơn 98,4 tỷ đồng…

    b. Xuất - Nhập khẩu:

    Do ảnh hưởng của Covid-19, Việt Nam cũng như nhiều nước đã hạn chế các chuyến bay đi và đến cũng như giãn cách xã hội, ảnh hưởng đến hoạt động giao dịch. Hiện tại, vẫn tiến hành thông quan hàng hóa nhưng tiến độ chậm do tăng cường kiểm tra dịch bệnh ở cả hai đầu xuất và nhập nên phần lớn giá trị xuất và nhập khẩu đều giảm so cùng kỳ.

    * Xuất khẩu:

    Năm 2020, kim ngạch xuất khẩu 3 tỷ USD, đạt 88,5% kế hoạch, giảm 1,4% so cùng kỳ. Một trong những nguyên nhân chính ảnh hưởng đến tình hình xuất khẩu của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Tiền Giang là do tác động của dịch Covid-19. Một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực của tỉnh trong năm 2020 như sau:

    - Thủy sản: xuất 118.144 tấn, giảm 12,4%, về giá trị đạt 278 triệu USD, giảm 20,8% so cùng kỳ. Do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, thị trường xuất khẩu đã giảm khoảng 60 - 70%. Giá bán buôn cá tra tại đồng bằng sông Cửu Long 9 tháng đầu năm dao động trong khoảng 18.000 - 18.500 đồng/kg đối với cá tra loại 1, đây là mức giá thấp nhất trong 10 năm qua, từ tháng 10 đến nay giá 22.000 - 24.000 đồng/kg.

    - Gạo: ước xuất 222.098 tấn, tăng 54,9%, về giá trị 134 triệu USD, tăng 95,3% so cùng kỳ. Do ảnh hưởng dịch Covid-19, trái ngược với xu hướng giảm của nhiều các mặt hàng thuộc nhóm nông sản, xuất khẩu mặt hàng gạo đã tăng mạnh sau khi Chính phủ cho xuất khẩu gạo bình thường trở lại từ ngày 1/5. Đây chính là tiền đề để nhiều doanh nghiệp lúa gạo khôi phục sản xuất, đàm phán hợp đồng và tăng xuất khẩu.

    - May mặc: ước xuất 555 triệu USD, giảm 3,1% so cùng kỳ. Ngành may mặc chịu ảnh hưởng trực tiếp của dịch bệnh Covid-19 rất lớn  như việc nhập nguyên liệu cũng như xuất hàng gặp khó khăn. Để duy trì hoạt động sản xuất, doanh nghiệp đã tìm các đơn hàng sản xuất sản phẩm trong mùa dịch như may khẩu trang, đồ bảo hộ phục vụ y tế… để công nhân có thể tiếp tục làm việc.

    * Nhập khẩu:

    Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa năm 2020 thực hiện 1.523 triệu USD, đạt 76,2% kế hoạch, giảm 23,4% so cùng kỳ; trong đó: kinh tế ngoài nhà nước 103 triệu USD, giảm 20,1%; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài 1.420 triệu USD, giảm 23,6% so cùng kỳ. Nguyên liệu nhập khẩu chủ yếu các mặt hàng như vải các loại 183 triệu USD, tăng 1,3%; nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày 266 triệu USD, giảm 28,2%; chất dẻo nguyên liệu 90 triệu USD, tăng 34,6% so cùng kỳ...

    c. Vận tải:

    Doanh thu vận tải, kho bãi và dịch vụ hỗ trợ vận tải năm 2020 thực hiện 2.008 tỷ đồng, giảm 17,4% so cùng kỳ; trong đó: doanh thu vận tải hành khách thực hiện 575 tỷ đồng, giảm 26,4%; vận tải hàng hóa thực hiện 1.217 tỷ đồng, giảm 14,9% so cùng kỳ. Vận tải đường bộ thực hiện 975 tỷ đồng, giảm 21,6%; vận tải đường thủy thực hiện 818 tỷ đồng, giảm 15,5%; kho bãi, dịch vụ hỗ trợ vận tải 215 tỷ đồng, giảm 2,2% so cùng kỳ.

    Vận chuyển hành khách năm 2020 vận chuyển 34.410 ngàn hành khách, giảm 21,3% và luân chuyển 621.425 ngàn hành khách.km, giảm 24,6% so cùng kỳ; trong đó: vận chuyển đường bộ 15.147 ngàn hành khách, giảm 14,1% và luân chuyển 593.910 ngàn hành khách.km, giảm 23,3%; vận chuyển đường thủy 19.263 ngàn hành khách, giảm 26,1% và luân chuyển 27.515 ngàn hành khách.km, giảm 44,2% so cùng kỳ.

    Năm 2020, vận tải hàng hóa 11.534 ngàn tấn, giảm 16,4% và luân chuyển 1.478.536 ngàn tấn.km, giảm 18,7% so cùng kỳ; trong đó: vận tải đường bộ thực hiện 2.639 ngàn tấn, giảm 16,8% và luân chuyển được 302.914 ngàn tấn.km, giảm 26,6%; vận tải đường thủy thực hiện 8.895 ngàn tấn, giảm 16,3% và luân chuyển 1.175.622 ngàn tấn.km, giảm 16,4% so cùng kỳ.

    Năm 2020, doanh thu, khối lượng vận chuyển và luân chuyển hành khách, hàng hóa đều giảm so cùng kỳ, nguyên nhân chính là do: dịch bệnh Covid-19 bùng phát kéo dài mặc dù giá xăng dầu bình quân năm 2020 giảm 21,9% so cùng kỳ, dẫn đến các đơn vị kinh doanh vận chuyển hành khách không tăng giá vé xe cơ bản (tăng 40%) trong các ngày nghỉ lễ 30/4 - 01/5 và lễ Quốc Khánh 02/9 như thông lệ hàng năm.

    d. Du lịch:

    Năm 2020, dịch vụ lưu trú và du lịch lữ hành tiếp tục bị ảnh hưởng mạnh bởi dịch Covid-19. Tình hình dịch bệnh trên thế giới hiện nay vẫn còn diễn biến khá phức tạp, khách quốc tế hiện nay chưa được nhập cảnh du lịch bình thường, đợt dịch thứ 2 hiện đã được kiểm soát, tuy nhiên tâm lý đi tham quan du lịch của người dân đã giảm.

    Năm 2020, lượng khách du lịch đến tỉnh 748 ngàn lượt, đạt 34% kế hoạch, giảm 63,1% so cùng kỳ; trong đó khách quốc tế 98,9 ngàn lượt, đạt 11% kế hoạch, giảm 84,8%. Doanh thu hoạt động lưu trú, ăn uống và du lịch lữ hành 5.845 tỷ đồng, giảm 13% so cùng kỳ; trong đó: doanh thu dịch vụ lưu trú và ăn uống chiếm 99,5%.

    e. Bưu chính - Viễn thông:

    Năm 2020, doanh thu bưu chính - viễn thông 2.983 tỷ đồng, đạt 119,3% kế hoạch và tăng 5,3% so cùng kỳ; trong đó: doanh thu bưu chính 236 tỷ đồng, đạt 118% kế hoạch, tăng 5,6% so cùng kỳ, doanh thu viễn thông 2.747 tỷ đồng, đạt 119,4% kế hoạch, tăng 5,3% so cùng kỳ.

    Tổng số thuê bao điện thoại trên mạng ước đến cuối năm 2020 là 103.597 thuê bao, mật độ bình quân đạt 5,9 thuê bao/100 dân (chỉ tính thuê bao cố định và di động trả sau). Số thuê bao điện thoại di động có sử dụng internet (3G, 4G) đến cuối tháng 12 năm 2020 là 1.291.296 thuê bao. Năm 2020 số thuê bao internet phát triển 66.224 thuê bao; tổng số thuê bao internet trên mạng đến cuối năm 2020 là 259.250 thuê bao, mật độ internet bình quân ước đạt 14,7 thuê bao/100 dân.

    III. MỘT SỐ VẤN ĐỀ XÃ HỘI CỦA TỈNH

    1. Lao động, giải quyết việc làm:  

    Theo kết quả sơ bộ điều tra lao động việc làm quý IV/2020 cho thấy, trong tổng số 1.590 lao động đang làm việc của tỉnh đã có 118 lao động thiếu việc làm, chiếm tỷ lệ 7,4%, tăng 1,8 điểm phần trăm so cùng kỳ năm 2019 (từ 5,6% năm 2019 lên 7,4% năm 2020), đã làm cho tỷ lệ thiếu việc làm khu vực thành thị và nông thôn cũng tăng lần lượt là 6,5% lên 7,0% đối với khu vực thành thị và 5,2% lên 7,6% đối với khu vực nông thôn. Tình trạng thiếu việc làm vẫn phổ biến ở khu vực nông thôn (chiếm 70,3% trong tổng số số lao động thiếu việc làm của tỉnh). Sở dĩ, tỷ lệ thất nghiệp chung của toàn tỉnh tăng so cùng kỳ, phần lớn là do ảnh hưởng của dịch Covid-19 đã tác động làm thiệt hại đến nền kinh tế, đến các mặt đời sống... bị ngưng trệ.

    Năm 2020, đã tư vấn việc làm 32.702 lượt lao động, đạt 164% kế hoạch, tăng 53,9%; giới thiệu việc làm cho 3.402 lượt lao động, đạt 85% kế hoạch, tăng 52,4% và đã giới thiệu cho 1.735 lao động có được việc làm ổn định, tăng 49,6% so cùng kỳ.

    2. Đời sống dân cư và an sinh xã hội:

    Theo tổng hợp sơ bộ kết quả điều tra rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo cuối năm 2020, toàn tỉnh có 3.456 hộ thoát nghèo; hộ nghèo phát sinh là 256 hộ; toàn tỉnh còn 9.429 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 1,87% so tổng số hộ toàn tỉnh (505.625 hộ); hộ thoát cận nghèo là 3.732 hộ; hộ cận nghèo phát sinh là 2.791 hộ (hộ thoát nghèo rơi vào cận nghèo 1.681 hộ. Toàn tỉnh có 16.736  hộ cận nghèo, chiếm tỷ lệ 3,32% so tổng số hộ toàn tỉnh.

    Năm 2020, vận động Quỹ “Vì người nghèo” các cấp trong tỉnh đã vận động được 15,4 tỷ đồng. Xây dựng và sửa chữa 467 căn nhà cho hộ nghèo và đoàn viên, hội viên, công đoàn viên khó khăn với số tiền 18,1 tỷ đồng. Vận động quỹ đền ơn đáp nghĩa lũy kế từ đầu năm vận động được 10,8 tỷ đồng đạt 108% kế hoạch; lũy kế từ đầu năm xây dựng được 127 căn nhà tình nghĩa với tổng kinh phí 5,1 tỷ đồng đạt, 103% kế hoạch năm; lũy kế từ đầu năm sửa chữa 118 căn nhà tình nghĩa với tổng kinh phí 2,4 tỷ đồng, đạt 236% kế hoạch.

    Từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh đã cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí cho người nghèo là 33.881 thẻ và 51.640 thẻ dành cho người cận nghèo, trẻ em dưới 6 tuổi là 150.809 thẻ.

    Thực hiện Quyết Định số 22/2013/QĐ-TTg ngày 26/4/2013 của Thủ tướng chính phủ về hỗ trợ nhà ở cho người có công và Nghị quyết số 63/NQ-CP ngày 25/7/2017 của Chính phủ về việc thực hiện chính sách hỗ trợ nhà ở đối với người có công với cách mạng theo Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg. Tỉnh Tiền Giang có 5.719 hộ (xây mới: 2.910 căn; sửa chữa: 2.809 căn) gia đình người có công với cách mạng có khó khăn về nhà ở cần được hỗ trợ. Đến nay, công tác hỗ trợ kinh phí cho người có công với cách mạng để xây dựng, sửa chữa nhà ở theo tinh thần trên đã hoàn thành, với số lượng 5.147 căn.

    3. Hoạt động giáo dục:

    Tỷ lệ trẻ mầm non đến trường duy trì mức 95%; giáo dục thường xuyên 87,2%, các cấp học phổ thông đạt khoảng 98 - 99%.

    Kết thúc năm học 2019-2020, xét hoàn thành chương tiểu học đạt 100%; cấp THCS có 21.876 học sinh được xét tốt nghiệp, đạt 99,97% (tăng 0,84% so với năm học trước). Kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia diễn ra an toàn, nghiêm túc với 13.790 học sinh đạt tốt nghiệp/ tổng số 13.897 học sinh dự xét, đạt tỷ lệ 99,23% (tăng 2,83% so với năm học trước).

    4. Hoạt động y tế:

    Trong năm 2020: có 18/44 bệnh truyền nhiễm được ghi nhận. So với cùng kỳ: về số mắc, có 5 bệnh tăng; 19 bệnh giảm; 23 bệnh tương đương và hoặc không xảy ra ca mắc. Không ghi nhận tử vong do bệnh truyền nhiễm. Công tác vệ sinh an toàn thực phẩm luôn được ngành y tế quan tâm, thực hiện kiểm tra An toàn vệ sinh thực phẩm các cơ sở sản xuất chế biến, kinh doanh thực phẩm trong năm 2020 với 12.975 lượt, đạt vệ sinh là 12.726 lượt, tỷ lệ 98%; Không ghi nhận xảy ra ngộ độc thực phẩm trên địa bàn.

    Về công tác khám chữa bệnh tại các tuyến tương đối ổn định. Công suất sử dụng giường bệnh bình quân trong năm 2020 đạt 92,2%. Ngoài ra so cùng kỳ năm 2019, tổng số lần khám bệnh người dân tăng 27,8%, tổng số người điều trị nội trú tăng 8,2%, tổng số ngày điều trị nội trú giảm 19,5%.

    Dịch Covid-19: Tính đến ngày 15/12/2020, tổ chức cách ly tập trung cho người có nguy cơ lây bệnh, người từ vùng dịch trở về trong 11 đợt là 2.616 người. Đến thời điểm hiện tại, tỉnh Tiền Giang có 2 ca dương tính với SARS-CoV-2 đã được điều trị khỏi xuất viện và được hướng dẫn cách ly theo quy định.

    5. Hoạt động văn hóa - thể thao:

    Toàn tỉnh hiện có 459.105 hộ/459.990 hộ trên địa bàn toàn tỉnh đăng ký xây dựng Gia đình văn hóa, đạt tỷ lệ 99,8%, đến cuối năm qua bình xét có 425.031 hộ đạt Gia đình văn hoá, đạt tỷ lệ 92,6%; 998/1005 ấp, khu phố văn hóa, đạt tỷ lệ 99,3%; 152/172 xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới và phường, thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị (125 xã, 21 phường, 6 thị trấn); 59 chợ văn hóa; 17 công viên văn hóa; 729 con đường văn hóa, 537 cơ sở thờ tự văn hóa.

    6. Tình hình trật tự an toàn xã hội: (Theo báo cáo của ngành Công an):

    Tội phạm về trật tự xã hội xảy ra 1.149 vụ, làm chết 21 người, bị thương 107 người, thiệt hại tài sản trị giá khoảng 33.018 triệu đồng; đặc biệt trộm cắp tài sản đã xảy ra 570 vụ, chiếm trên 67% tổng số vụ tội phạm về trật tự xã hội. Bên cạnh đó xảy ra 01 vụ, có 31 học viên ở Cơ sở cai nghiện tỉnh lợi dụng sơ hở nhân viên chuyển cơm, trực cổng đã xô ngã nhân viên, sau đó trốn khỏi cơ sở cai nghiện; Công an tỉnh, huyện đã triển khai lực lượng đảm bảo an ninh, trật tự và truy bắt số học viên bỏ trốn. Phát hiện, xử lý 226 tụ điểm, 1.451 đối tượng tham gia cờ bạc.

    7. Trật tự an toàn giao thông: (Theo báo cáo của ngành Công an).

    Giao thông đường bộ: từ đầu năm đến nay, tai nạn giao thông xảy ra 428 vụ, tăng 102 vụ so cùng kỳ, làm chết 259 người, tăng 39 người so cùng kỳ, bị thương 245 người, tăng 63 người so cùng kỳ. Ước thiệt hại tài sản 6.223 triệu đồng, tăng 2.472 triệu đồng so cùng kỳ. Vi phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ từ đầu năm đến nay 67.030 vụ, giảm 13.745 vụ so cùng kỳ; đã xử lý phạt tiền 21.094 vụ với số tiền 43.572 triệu đồng, tăng 13.629 triệu đồng so với cùng kỳ.

    Giao thông đường thủy: tổng số vụ tai nạn từ năm đến nay 6 vụ, tương đương so với cùng kỳ, không phát sinh số người chết, bị thương; thiệt hại tài sản khoảng 2.232 triệu đồng, tăng 1.872 triệu đồng so cùng kỳ. Vi phạm trật tự an toàn giao thông đường thuỷ từ đầu năm đến nay 19.404 vụ, giảm 919 vụ so cùng kỳ; đã xử lý phạt tiền 16.026 vụ với số tiền phạt 5.033 triệu đồng.

    8. Tình hình cháy nổ, môi trường:

    Năm 2020, toàn tỉnh xảy ra 28 vụ cháy, 1 vụ nổ, làm bị thương 3 người, chết 4 người; tổng giá trị tài sản thiệt hại khoảng 75,4 tỷ đồng. Tổng số vụ vi phạm môi trường được phát hiện và xử lý 49 vụ với tổng số tiền xử phạt trên 864,4 triệu đồng. Nội dung vi phạm chủ yếu phát hiện qua kiểm tra là do khoan thăm dò và khai thác nước dưới đất không giấy phép; khai thác nước dưới đất, xả nước thải vào nguồn nước khi giấy phép hết hạn; khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường không giấy phép.

    9. Thiệt hại do thiên tai:

    Từ đầu năm đến nay trên địa bàn tỉnh xảy ra 283 điểm sạt lở, chiều dài sạt lở 28.448 m, ước kinh phí xử lý trên 167,118 tỷ đồng. Bên cạnh đó, sạt lở đã làm thiệt hại về nhà ở và vật kiên trúc của 45 hộ, thiệt hại về đất ở, đất cây trồng lâu năm của 44 hộ, thiệt hại cây ăn quả, hoa màu 19 hộ.

    Ngoài ra, Năm 2020 đã xảy ra mưa to, lốc xoáy làm sập hoàn toàn 23 căn nhà, 02 khu nhà xưởng và tốc mái 215 căn nhà, 02 khu nhà ăn, 01 nhà kho. Tổng giá trị thiệt hại ước tính khoảng 10,460 tỷ đồng. Đồng thời làm ngã đỗ 4.126 cây ăn quả, ước giá trị thiệt hại là 4,85 tỷ đồng. Ngay sau khi xảy ra sự việc, đã rà soát mức độ thiệt hại của các hộ dân, lập danh sách đề nghị nhận hỗ trợ từ quỹ Phòng chống thiên tai của địa phương với mức 5 triệu/nhà sập hoàn toàn, 2 triệu/nhà bị tốc mái.



([1])Theo công văn số 1621/TCTK-TKQG ngày 30/11/2020 của Tổng cục Thống kê

Sl ước tháng 12

 

Các tin cùng chuyên mục:
Hiển thị kết quả 1-10 (của 21)
Trang:1 - 2 - 3Trang đầu « Lùi · Tới » Trang cuối

Một số chỉ tiêu chủ yếu tháng 02 năm 2024 (tăng/giảm) so với cùng kỳ năm 2023 của tỉnh Tiền Giang (%)

Chỉ số sản xuất công nghiệp(*)

-18,0

Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng

+8,9

Khách quốc tế đến Tiền Giang

+25,9

Thực hiện vốn đầu tư ngân sách nhà nước

-12,3

Chỉ số giá tiêu dùng (*)

+1,05

(*): so với tháng trước.

1. Các chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2024 (xem chi tiết):

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế (theo giá so sánh 2010) tăng từ 7,0 – 7,5% so với năm 2023;

- Cơ cấu kinh tế: khu vực nông lâm nghiệp và thủy sản chiếm 35,1%, khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 29,6%, khu vực dịch vụ (bao gồm thuế sản phẩm) chiếm 35,3%.

- GRDP bình quân đầu người đạt 75,8 - 76,2 triệu đồng/người/năm;

- Tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 5 tỷ USD;

- Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội đạt 50.400 – 50.650 tỷ đồng;

- Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn 8.801 tỷ đồng;

- Tổng chi ngân sách địa phương 14.456 tỷ đồng;

- Số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới đạt 890 doanh nghiệp.

Tìm kiếm thông tin
Thông tin người dùng
User Online: 24
Truy cập: 2.002.326
Truy cập tháng: 75.548
User IP: 18.191.228.88

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ CỤC THỐNG KÊ TỈNH TIỀN GIANG
21 đường 30/4, phường 1, Thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang
ĐT: 0273. 3872582 - Fax: 0273. 3886 952 - Email:tiengiang@gso.gov.vn