Số 21 đường 30/4 - phường 1 - TP Mỹ Tho - tỉnh Tiền Giang               Hotline: 0273 3872 582               Email: tiengiang@gso.gov.vn

"CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, NGƯỜI LAO ĐỘNG CỤC THỐNG KÊ TỈNH TIỀN GIANG SỐNG VÀ LÀM VIỆC THEO HIẾN PHÁP VÀ PHÁP LUẬT"

 

 

Tổng Cục Thống kê

Cổng Thông tin điện tử

tỉnh Tiền Giang

                                                                                     - Hướng dẫn Đăng ký tài khoản (Xem Clip)

                                                                                     - Hướng dẫn tra cứu thông tin (Xem Clip)

                                                                                  - Hướng dẫn đăng ký hộ kinh doanh (Xem Clip)

                                                                                     - Hướng dẫn đăng ký khai sinh (Xem Clip)

Thăm Dò Ý Kiến
Thông tin bạn quan tâm nhất trên trang web này





Năm 2016
Tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Tiền Giang năm 2016
Thứ năm, Ngày 29 Tháng 12 Năm 2016

Tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Tiền Giang năm 2016  

    I. KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÁC CHỈ TIÊU KINH TẾ:

    1. Tăng trưởng kinh tế:

    Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) năm 2016 ước đạt 52.431 tỷ đồng, (giá so sánh năm 2010) tăng 8,5% so với năm 2015, khu vực nông lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,6%, khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 16,9% và khu vực dịch vụ tăng 7,9% (bao gồm thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm); Nếu tách riêng thuế sản phẩm thì khu vực dịch vụ tăng 6,6% và thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm tăng 16,2% so cùng kỳ. Trong 8,5% tăng trưởng thì khu vực nông lâm nghiệp và thủy sản đóng góp 1,5%, khu vực công nghiệp và xây dựng đóng góp 4,3%, khu vực dịch vụ đóng góp 1,9% và thuế là 0,8%; mức đóng góp của các khu vực cùng kỳ năm 2015 lần lược là 1,9%, 3,9%, 1,6% và 0,8%.

    GRDP nếu tính theo giá thực tế đạt 68.097 tỷ đồng; tổng sản phẩm bình quân đầu người năm 2016 đạt 39,1 triệu đồng/người/năm, tăng 3,6 triệu đồng so với năm 2015 (năm 2015 đạt 35,6 triệu đồng). Tính theo giá USD, GRDP bình quân đầu người năm 2016 đạt 1.750 USD/người/năm, tăng 125 USD so năm 2015 (năm 2015 đạt 1.625 USD/người/năm).

    Cơ cấu kinh tế: chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp, xây dựng và giảm tỷ trọng nông nghiệp. Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 38,7% (kế hoạch 38,4%); khu vực công nghiệp, xây dựng chiếm 26,8% (kế hoạch 26,9%); khu vực dịch vụ và thuế sản phẩm chiếm 34,5% (kế hoạch 34,7%), trong đó thuế sản phẩm chiếm 5,2%. So với năm 2015 tỷ trọng trong GRDP của khu vực nông lâm nghiệp và thủy sản giảm 1,6%, khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 1,8%, khu vực dịch vụ giảm 0,5%, thuế sản phẩm tăng 0,3%. Với tình hình hiện nay, sản xuất của tỉnh chủ yếu là trong nước, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài chỉ chiếm 13% trên tổng GRDP, nhưng có xu hướng tăng dần (năm 2015 chiếm 11%).

    2. Tài chính - ngân hàng:

    a. Tài chính:

    Tổng thu ngân sách năm 2016 đạt 11.539 tỷ đồng, trong đó thu từ kinh tế địa phương thực hiện được 6.590 tỷ đồng, đạt 112,6% so dự toán và tăng 18,2% so cùng kỳ. Một số khoản thu có tỷ trọng lớn thực hiện trong năm như sau: thu doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 1.955 tỷ đồng, đạt 132,1% dự toán, tăng 51,1% so cùng kỳ; thu từ khu vực công thương nghiệp ngoài quốc doanh 900 tỷ đồng, đạt 105,9% dự toán, tăng 18,5% so cùng kỳ; thu thuế thu nhập cá nhân được 440 tỷ đồng, đạt 110% dự toán, tăng 21,1% so cùng kỳ; thu phí lệ phí trước bạ được 205 tỷ đồng, đạt 115,2% so dự toán và tăng 17,3% so cùng kỳ... Riêng thuế xuất nhập khẩu chỉ đạt 50% dự toán và bằng 60,5% so năm 2015, số thu trong năm đạt 350 tỷ đồng. Có 10/11 huyện, thành, thị thu đạt dự toán năm, riêng huyện Cái Bè chỉ đạt 92,1% dự toán. Các đơn vị thu đạt cao so dự toán như thị xã Gò Công đạt 121,1%, huyện Gò Công Tây đạt 119,8%, thị xã Cai Lậy đạt 110,5%...

    Tổng chi ngân sách nhà nước năm 2016 ước đạt 10.417,8 tỷ đồng, trong đó chi trong cân đối ngân sách địa phương là 9.041 tỷ đồng (chiếm 86,8%), đạt 138,7% dự toán và tăng 36,4% so cùng kỳ. Một số khoản chi vượt dự toán cao là do thực hiện các khoản chi chuyển nguồn năm 2015 chuyển sang, thực hiện từ nguồn Trung ương bổ sung có mục tiêu năm 2016 như kinh phí thực hiện công tác bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp năm 2016, chi thực hiện khắc phục hậu quả hạn hán, xâm nhập mặn vụ Đông Xuân năm 2015-2016...

    b. Ngân hàng:

    Tổng thu tiền mặt ước thực hiện được 207.688 tỷ đồng, giảm 2% so cùng kỳ; tổng chi tiền mặt thực hiện được 208.044 tỷ đồng, giảm 3,2% so cùng kỳ. Tổng vốn huy động dự kiến đến cuối năm đạt 48.750 tỷ đồng, tăng 10.644 tỷ đồng so đầu năm, tỷ lệ tăng 28%; so với kế hoạch đạt 114,3%. Với tốc độ tăng trưởng tín dụng bình quân trong năm đạt 1,54%/tháng, so cùng kỳ năm nước tuy tốc độ có chậm hơn (năm 2015 đạt 1,62%/tháng) nhưng đã đáp ứng kịp thời nhu cầu về vốn cho các thành phần kinh tế, góp phần tích cực vào việc tăng trưởng GRDP của tỉnh. Dư nợ cho vay đến cuối năm đạt 34.566 tỷ đồng, tăng 5.762 tỷ đồng so đầu năm (tăng 20%); trong đó: dư nợ cho vay ngắn hạn 20.044 tỷ đồng, tăng 15,4% so đầu năm 2016 và chiếm 58% tổng dư nợ, dư nợ cho vay trung dài hạn 14.522 tỷ đồng, chiếm 42%, tăng 26,9% so đầu năm 2016.

    3. Giá cả:

    Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 11 năm 2016 tăng 0,61% so với tháng trước (thành thị giảm 0,69%, nông thôn giảm 0,59%); tăng 3,58% so cùng tháng năm trước; tăng 3,65% so tháng 12 năm trước. Chỉ số giá tiêu dùng bình quân 11 tháng năm 2016 so cùng kỳ năm trước tăng 2,44%.

    So với tháng trước có 9/11 nhóm hàng có chỉ số tăng, tăng cao nhất là nhóm giao thông 1,88%; kế đến là nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 1,01% nhóm nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng tăng 0,45%; các nhóm hàng còn lại tăng từ 0,01 - 0,21%... Nhóm có chỉ số giá ổn định so tháng trước là nhóm giáo dục. Có một nhóm hàng có chỉ số giá giảm so tháng trước là nhóm bưu chính viễn thông giảm 0,04%.

    Chỉ số giá vàng 24 kara tháng 11 giảm 1,46%, mức giá bình quân 3.452 ngàn đồng/chỉ. Chỉ số giá đô la Mỹ tháng 10 tăng 0,21%, mức giá bình quân 22.386 đồng/USD.

    Dự ước trong tháng 12/2016 giá gạo trong nước ổn định; giá rau xanh, củ, quả tăng nhẹ do thời tiết lạnh khó trồng, năng suất, sản lượng thu hoạch giảm; nhóm thủy hải tươi sống giá tăng do đánh bắt khó khăn vì giá dầu tăng... nên chỉ số giá tiêu dùng tháng 12/2016 tăng 0,12% so tháng 11/2016, tăng 3,78% so tháng 12 năm trước và bình quân 12 tháng năm 2016 tăng 2,56% so cùng kỳ.

    4. Đầu tư và xây dựng:

    Vốn đầu tư phát triển toàn xã hội ước thực hiện 26.919 tỷ đồng, đạt 101,2% kế hoạch, tăng 10,3% so cùng kỳ; khu vực nhà nước 3.134 tỷ đồng, tăng 4,1%; khu vực ngoài nhà nước 17.255 tỷ đồng, tăng 7,1%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài 6.530 tỷ đồng, tăng 23,8%.

    Vốn đầu tư từ Ngân sách nhà nước do địa phương quản lý thực hiện 2.085 tỷ đồng, đạt 101% kế hoạch, tăng 14,2 so cùng kỳ; trong đó: vốn ngân sách nhà nước cấp tỉnh thực hiện 1.580 tỷ đồng, tăng 18,2%; vốn ngân sách nhà nước cấp huyện thực hiện 335 tỷ đồng, giảm 5,3%; vốn ngân sách nhà nước cấp xã thực hiện 170 tỷ đồng, tăng 25,6%.

    5. Tình hình hoạt động của doanh nghiệp:

    Tổng số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới trong năm 2016 là 560 doanh nghiệp, với tổng số vốn đăng ký mới 3.466 tỷ đồng, so với năm 2015 tăng 13,6% về số doanh nghiệp và tăng 1,9 lần về vốn đăng ký. Quy mô thành lập mới tăng lên từ quy mô 3,7 tỷ đồng/doanh nghiệp năm 2015 lên quy mô 6,2 tỷ đồng/ doanh nghiệp năm 2016. Có khoảng 200 doanh nghiệp đăng ký thay đổi vốn với số vốn bổ sung thêm là 2.800 tỷ đồng, so với năm 2015 tăng 8,7% về số doanh nghiệp và 59,1% về vốn đăng ký; có 121 doanh nghiệp giải thể, tăng 36% so năm 2015.

    Hoạt động của kinh tế tập thể: toàn tỉnh có một liên minh hợp tác xã và 94 hợp tác xã, quỹ tín dụng nhân dân (với 47.512 thành viên, tạo việc làm thường xuyên cho 10.218 lao động) và 577 tổ hợp tác với 72.131 tổ viên (trong đó có 419 tổ hợp tác kinh tế đang hoạt động trên các lĩnh vực theo đúng Nghị định 151/NĐ-CP ngày 10/10/2007 của Chính phủ

    6. Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản:

    a. Nông nghiệp:

    - Cây lương thực có hạt: toàn tỉnh gieo trồng 219.544 ha, đạt 103,1% kế hoạch và giảm 4,2% so cùng kỳ, tương ứng giảm 9.590 ha do chuyển đổi cây trồng. Sản lượng thu hoạch 1.283.072 tấn, đạt 103,2% kế hoạch và giảm 5,7% so cùng kỳ, nguyên nhân chủ yếu do diện tích gieo trồng giảm. Trong đó:

    Cây lúa: toàn tỉnh xuống giống 215.413 ha, đạt 103,3% kế hoạch, giảm 4,2% so cùng kỳ, tương ứng giảm 9.333 ha. Năng suất thu hoạch bình quân 59,7 tạ/ha, đạt 101,5% kế hoạch và giảm 0,2% so cùng kỳ, tương ứng giảm 0,1 tạ/ha vì có 3.785 ha lúa vụ Đông Xuân bị thiệt hại (trong đó có 2.624 ha thiệt hại trên 70%) do ảnh hưởng của hạn, xâm nhập mặn dẫn đến thiếu nước sản xuất. Sản lượng thu hoạch 1.268.179 tấn, đạt 103,4% kế hoạch và giảm 5,7% so cùng kỳ, tương ứng giảm 76.208 tấn chủ yếu là do diện tích gieo trồng giảm.

    Cây ngô: trên địa bàn tỉnh gieo trồng và thu hoạch được 4.111 ha, đạt 93,1% kế hoạch, giảm 6% so cùng kỳ; năng suất bình quân 36,1 tạ/ha, đạt 100,3% kế hoạch, tăng 0,1 tạ/ha so cùng kỳ; sản lượng 14.843 tấn, đạt 93,4% kế hoạch và giảm 5,8% so cùng kỳ.

    - Cây chất bột có củ: trồng được 1.224 ha, đạt 132,5% kế hoạch, giảm 17,2% so cùng kỳ; trong đó diện tích khoai mỡ là 588 ha trồng nhiều ở huyện Tân Phước, so cùng kỳ giảm 26,4%, tương ứng giảm 211 ha do diện tích đất trồng khoai mỡ trước đây đã được đê bao nên người dân chuyển sang trồng dứa, thanh long… có hiệu quả kinh tế và ổn định hơn.

    - Cây công nghiệp hàng năm: diện tích gieo trồng 684 ha, giảm 58 ha so cùng kỳ do giảm diện tích cây mía trồng ở thị xã Gò Công giá bán không cao, hiệu quả kinh tế mang lại thấp nên người dân chuyển sang trồng các loại.

    - Cây rau, đậu, gia vị các loại: tổng diện tích gieo trồng 53.934 ha, đạt 105,6% kế hoạch, tăng 7,2% so cùng kỳ tương ứng tăng 3.615,2 ha, sản lượng 1.056.852 tấn, đạt 115% kế hoạch, tăng 8,6% so cùng kỳ; trong đó chủ yếu là rau các loại với diện tích 53.733 ha, tăng 3.617 ha so cùng kỳ do ảnh hưởng hạn, mặn, mùa mưa đến trễ nên một số địa phương cuối nguồn không kịp mùa vụ đã chuyển đổi trồng lúa, ngô sang trồng màu và chuyển đổi cây hàng năm từ cây dài ngày sang ngắn ngày để mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn.

    - Cây lâu năm, cây ăn quả: toàn tỉnh hiện có 89.637 ha, đạt 102,1% kế hoạch, tăng 1,9% so cùng kỳ tương ứng 1.698 ha. Sản lượng ước thu hoạch đạt 1,46 triệu tấn, đạt 101,7% kế hoạch, tăng 0,4% so cùng kỳ; trong đó:

    + Cây ăn quả chuyên canh: diện tích 72.243 ha (trong đó diện tích một số cây chủ lực của tỉnh như:  xoài 4.693 ha, thanh long 5.042 ha, dứa 15.470 ha), tăng 1.654 ha so cùng kỳ, chủ yếu ở cây thanh long tăng 548 ha, cây dứa tăng 385 ha, na (mãng cầu) tăng 216 ha và sapoche tăng 243 ha. Sản lượng thu hoạch ước đạt 1,34 triệu tấn, đạt 101,4% KH, tăng 0,2% so cùng kỳ do một số cây như: thanh long, dứa, na, ổi, vú sữa... mở rộng diện tích trồng trong những năm trước, nay đã tới mùa cho quả cộng với việc xử lý cho quả trái vụ là 2 yếu tố chính làm tăng sản lượng cây ăn quả.

    + Cây dừa: diện tích 16.207 ha, tăng 302 ha so cùng kỳ; sản lượng 121.207 tấn. Hiện nay, dừa trái có giá trung bình từ 60-70 ngàn đồng/chục (12 trái); giá dừa uống nước các loại có giá từ 40 - 50 ngàn đồng/chục (12trái). Trên diện tích trồng dừa người dân ở các huyện Chợ Gạo, Gò Công Tây còn trồng xen cây ca cao với diện tích khoảng 1.014 ha và các loại cây trồng khác

    Thiệt hại do hạn, mặn:

    Do thời tiết năm 2016 diễn biến phức tạp mặn đến sớm xâm nhập sâu, hạn kéo dài đã làm thiệt hại 6.251 ha; trong đó diện tích lúa bị thiệt hại 5.405 ha thiệt hại từ 30% trở lên, diện tích rau màu bị thiệt hại 718 ha các mức độ khác nhau, diện tích cây ăn trái bị thiệt hại 128 ha dưới 30%. Toàn bộ diện tích bị thiệt hại đã được hỗ trợ theo đúng qui định Thông tư số 187/2010/TT-BTC ngày 22/11/2010 bộ Tài chính.

    - Chăn nuôi: chuyển dịch theo hướng chăn nuôi tập trung, vệ sinh an toàn sản xuất từ đó đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn. Theo kết quả điều tra chăn nuôi, tại thời điểm 01/10/2016, đàn trâu có 273 con, giảm 14,4% so cùng kỳ; đàn bò có 123,7 ngàn con, đạt 141,7% kế hoạch, tăng 40,1% so cùng kỳ, tương ứng tăng 35.438 con; đàn lợn có 715,9 ngàn con, đạt 119% kế hoạch, tăng 18,8% so cùng kỳ, tương ứng tăng gần 113 ngàn con, chủ yếu tăng ở loại hình nuôi trang trại, do chuẩn bị cung ứng cho thị trường lượng thịt hơi trong dịp tết 2017; đàn gia cầm 13 triệu con, đạt 148,5% kế hoạch, tăng 45,9% so cùng kỳ, tương ứng tăng 4,1 triệu con, trong đó đàn gà 10,6 triệu con.

    Tình hình dịch bệnh: từ đầu năm đến nay bệnh lở mồm long móng trên gia súc xảy ra 3 hộ nuôi lợn ở huyện Cái Bè, đã tiêu hủy 59 con với trọng lượng 2.376 kg, 1 hộ nuôi bò tại huyện Cai Lậy đã tiêu hủy 16 con với trọng lượng 4.180 kg; bệnh tai xanh xảy ra một ổ dịch trên lợn huyện Châu Thành, số lợn bệnh 107 con/tổng đàn 117 con, tiêu hủy 57 con, theo dõi và điều trị phụ nhiễm 50 con; bệnh cúm gia cầm xảy ra một ổ dịch trên gà tại huyện Gò Công Đông với số gà bệnh 1.900 con, đã tiêu hủy 1.540 con. Nguyên nhân do đa số hộ nuôi mua giống không rõ nguồn gốc, chủ yếu là qua trung gian thương lái, hầu hết các đàn gia súc, gia cầm trong ổ dịch đều chưa được tiêm phòng vắc xin hoặc có tiêm phòng nhưng đã hết thời gian miễn dịch; mới nhập về nuôi hoặc đã nuôi nhưng chưa đến thời gian được tiêm phòng.

    b. Lâm nghiệp:

    Năm 2016 trồng mới 10 ha rừng phòng hộ ven biển tại huyện Tân Phú Đông với kinh phí 511 triệu đồng. Toàn tỉnh hiện có 1.048 ha rừng được giao khoán bảo vệ, tăng 12% so cùng kỳ. Cây lâm nghiệp trồng phân tán được 2.695 ngàn cây, giảm 1,4% so với cùng kỳ do hiện nay mật độ trồng đã gần như phủ kín, các loại cây trồng chủ yếu là ở đường giao thông nông thôn, các trục đường đô thị để tạo vẽ mỹ quan. Sản lượng khai thác gỗ ước tính đạt 50.194 m3, so với cùng kỳ giảm 13,5%. Công tác phòng và bảo vệ rừng được đảm bảo, trong năm trên địa bàn tỉnh không xảy ra hỏa hoạn cháy rừng.

    c. Thủy hải sản:

    Diện tích nuôi trồng thủy sản đạt 15.782 ha, đạt 100,6% kế hoạch, tăng 1,3% so cùng kỳ, tương ứng tăng 89 ha; trong đó, diện tích nuôi thủy sản nước ngọt 6.295 ha, giảm 0,4% so cùng kỳ do thời tiết nắng nóng kéo dài, mực nước trên các sông ngòi, kênh rạch thấp, tình hình xâm nhập mặm sâu vào đất liền nên đã ảnh hưởng đến việc thả nuôi, nhất là các huyện phía Đông; diện tích nuôi thủy sản mặn, lợ 9.487 ha, tăng 2,5% so với cùng kỳ, tăng chủ yếu ở lĩnh vực nuôi tôm sú thâm canh do hiện nay tình hình xuất khẩu tăng.

    Sản lượng thủy sản đạt 249.686 tấn, đạt 103,1% kế hoạch, tăng 2,8% so với cùng kỳ do lĩnh vực nuôi nghêu, nuôi lồng bè và nuôi nuôi cá thâm canh với qui mô lớn vẫn ổn định nên sản lượng thu hoạch đạt khá; trong đó, sản lượng nuôi trồng 150.623 tấn, tăng 3,9%; sản lượng khai thác 99.063 tấn, tăng 1,3%.

    Tình hình dịch bệnh trên tôm: có 140,9 ha tôm nuôi thâm canh và bán thâm canh ở 2 huyện Gò Công Đông và Tân Phú Đông bị thiệt hại, chiếm 5,1% diện tích thả nuôi (2.786,9 ha). Trong đó, Ngành chuyên môn đã xác minh 171 hộ/58,8 ha/36,9 triệu con; đã sử dụng 13.730 kg Chlorine/103 hộ/34,51 ha và 4.100 kg TCCA/64 hộ/21,8 ha, đã thông báo kết quả đến các đơn vị liên quan và địa phương, đồng thời có khuyến cáo về việc cấp lấy nước vào ao nuôi tôm, thường xuyên kiểm tra sức khỏe, tình hình sinh trưởng và tăng cường bổ sung thêm vitamin, khoáng chất vào khẩu phần ăn của các loài thủy sản này.

    * Kết quả tổng hợp sơ bộ Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản 2016:

    Theo báo cáo của Thường trực BCĐ Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản của tỉnh: số địa bàn điều tra là 3.358 địa bàn, tăng 90 địa bàn so với 2011; với tổng số hộ là 412.017 tăng hơn 25.000 hộ so với năm 2011; có 453 trang trại; trong đó, có 388 trang trại chăn nuôi (237 trang trại nuôi lợn), chiếm 86% tổng số trang trại, 42 trang trại thuỷ sản (24 trang trại nuôi tôm), chiếm 9%, còn lại là trang trại trồng trọt.

    * Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới 2016:

    Kết quả thực hiện Bộ tiêu chí Quốc gia về xây dựng nông thôn mới đến ngày 22/11/2016 như sau:

    - Nhóm 1 (đạt 19/19 tiêu chí): có 17/139 xã đạt, chiếm 12,23% (trong đó có 12 xã đã được công nhận đạt chuẩn);

    - Nhóm 2 (đạt từ 15-18 tiêu chí): có 10/139 xã đạt, chiếm 7,19%;

    - Nhóm 3 (đạt từ 10-14 tiêu chí): 79/139 xã chiếm 56,83%;

    - Nhóm 4 (đạt từ 5- 9 tiêu chí): 33/139 xã chiếm 23,74%;

    Dự kiến đến 31/12/2016 trên địa bàn tỉnh có 24/139 xã (chiếm 17,3%) đạt chuẩn nông thôn mới.

    7. Sản xuất công nghiệp:

    Chỉ số sản xuất công nghiệp năm 2016 tăng 14,8% so cùng kỳ, trong đó: ngành khai khoáng giảm 75,7%; ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 15,1%; ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí tăng 14,3%; ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý rác thải, nước thải tăng 7,3%.

    Chỉ số tồn kho ngành công nghiệp chế biến, chế tạo giảm 32,5% so cùng kỳ. Các ngành có chỉ số tồn kho giảm là: sản xuất ống và ống dẫn bằng đồng giảm 75,6%, thức ăn cho gia súc giảm 70,8%, màn bằng vải khác giảm 60,4%, sản xuất thức ăn cho thủy sản giảm 48,4%, sản phẩm bia đóng chai giảm 45,3%, sản phẩm bia đóng lon giảm 38,9%... Bên cạnh đó cũng có một số ngành có chỉ số tồn kho tăng cao so với cùng kỳ năm trước là: sản phẩm gạo xay xát tăng 7,4%, sản phẩm sản xuất dược phẩm khác tăng 3,2%, thuốc chứa pênixilin hoặc kháng sinh dạng bột, cốm tăng 2,1%...

    8. Hoạt động thương mại, dịch vụ:

    a. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng xã hội:

    Tổng mức hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội thực hiện 52.611,3 tỷ đồng, đạt 94,8% kế hoạch, tăng 13% so cùng kỳ; kinh tế nhà nước thực hiện 4.461,1 tỷ đồng, tăng 3,9%; kinh tế ngoài nhà nước thực hiện 47.843,4 tỷ đồng, tăng 13,8%; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện 306,8 tỷ đồng, tăng 45,4%. Phân theo ngành kinh tế: thương nghiệp 42.777,4 tỷ đồng, tăng 14,5%; lưu trú 81,9 tỷ đồng, tăng 9%; ăn uống 4.617,3 tỷ đồng, tăng 12,1%; du lịch lữ hành đạt 63,7 tỷ đồng, tăng 3,7%; dịch vụ 5.071 tỷ đồng, tăng 2,5% so cùng kỳ.

    Thực hiện Kế hoạch số 660/KH-UBND ngày 25/12/2015 của UBND tỉnh về dự trữ, cung ứng hàng hóa thiết yếu phục vụ Tết Nguyên đán Bính Thân 2016 cho các doanh nghiệp, HTX tham gia, trên địa bàn tỉnh có 5 doanh nghiệp tham gia dự trữ, cung ứng hàng hóa tết. Các doanh nghiệp, hợp tác xã thực hiện đúng theo kế hoạch, lượng hàng đủ khả năng đáp ứng thị trường, sản phẩm, mẫu mã đa dạng hơn so năm trước, nhưng giá cả các mặt hàng thiết yếu không tăng, đảm bảo cân đối cung cầu, bình ổn thị trường, an sinh xã hội.

     b. Hoạt động xuất, nhập khẩu:

    * Xuất khẩu:

    Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt 2.106,4 triệu USD, đạt 100,3% kế hoạch, tăng 5% so cùng kỳ; trong đó: kinh tế nhà nước thực hiện 11,1 triệu USD, giảm 71,8%; kinh tế ngoài nhà nước 590,4 triệu USD, giảm 12,6%; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đạt 1.504,9 triệu USD, tăng 16,6%. Kim ngạch tập trung chủ yếu ở ngành công nghiệp chế biến chế tạo đạt 2.050,7 triệu USD, chiếm 97,4% kim ngạch xuất khẩu, tăng 2,2% so cùng kỳ. Tình hình xuất khẩu các mặt hàng chủ lực của tỉnh như sau:

    - Gạo: xuất 119.217 tấn với giá trị đạt 55,7 triệu USD, giảm 48,8% so cùng kỳ, tương ứng giảm 145.959 tấn với trị giá tương đương 53 triệu USD. Giá gạo xuất khẩu bình quân năm 2016 đạt 467 USD/tấn, tăng 13,9% so với cùng kỳ, tuy nhiên giá trị xuất khẩu chỉ đạt 51,2% so cùng kỳ do nhiều thị trường nhập khẩu gạo chính, tiềm năng của Việt Nam có sự sụt giảm đáng kể.

    - Thủy sản: xuất 140.902 tấn, giảm 3% tương ứng giảm 4.432 tấn so cùng kỳ; về trị giá đạt 281,9 triệu USD, giảm 11% tương ứng giảm 35 triệu USD so cùng kỳ. Giá xuất bình quân hàng thủy sản năm 2015 từ 2,2 USD đã giảm xuống còn 2 USD năm 2016.

    - Hàng rau quả: xuất 6.830 tấn, giảm 8,9% so cùng kỳ, tương ứng giảm 1.586 tấn, về trị giá xuất tương đương 13,6 triệu USD, giảm 0,4%, tương ứng tăng 0,5 triệu USD.

    - Hàng may mặc: xuất 91.451 ngàn sản phẩm, tăng 32,3% tương ứng tăng 22.342 ngàn sản phẩm so cùng kỳ, về trị giá đạt 544,2 triệu USD, tăng 20,7% tương ứng tăng 93,2 triệu USD so cùng kỳ. Giá trị xuất khẩu hàng may mặc tăng nhưng giá xuất bình quân 1 sản phẩm hàng may mặc từ 6,52 USD năm 2015 giảm xuống còn 5,95 USD năm 2016 giảm 8,7%.

    * Nhập khẩu:

     Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa đạt 1.140,3 triệu USD, đạt 95% kế hoạch, tăng 2,2% so cùng kỳ. Trị giá nhập khẩu tập trung chủ yếu doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 79,1%.

    Nhập khẩu tập trung chủ yếu vào ngành công nghiệp chế biến chế tạo đạt 1.132,6 triệu USD, tăng 2,9% so cùng kỳ; trong đó nhập khẩu cho sản xuất chế biến thực phẩm 190,3 triệu USD, giảm 50,7%; may mặc 343,5 triệu USD, tăng 35,6%; sản xuất da và các sản phẩm liên quan 285 triệu USD, tăng 23,1%. Nhập khẩu hàng hóa đạt 7,7 triệu USD, giảm 51,7% so cùng kỳ.

    c. Vận tải:

    Doanh thu vận tải, kho bãi và dịch vụ hỗ trợ vận tải thực hiện 1.964,7 tỷ đồng chủ yếu là từ thành phần kinh tế ngoài nhà nước, tăng 5,7% so cùng kỳ; trong đó, doanh thu cơ sở kinh tế cá thể 1.065 tỷ đồng, tăng 4,5%. Vận tải đường bộ thực hiện 1.125,1 tỷ đồng, tăng 1% so cùng kỳ; vận tải đường sông thực hiện 746,4 tỷ đồng, tăng 13,9%, vận tải đường biển thực hiện 93,2 tỷ đồng, tăng 4,6%.

    Vận chuyển hành khách đạt 30.410 ngàn lượt khách, giảm 3,6% so cùng kỳ và luân chuyển được 1.099.283 ngàn lượt khách.km, tăng 7,1% so cùng kỳ; trong đó, vận chuyển của cơ sở kinh tế cá thể đạt 22.094 ngàn lượt khách, giảm 7,8% và luân chuyển được 855.651 ngàn lượt khách.km, tăng 11,4%. Vận chuyển đường bộ thực hiện 21.481 ngàn lượt khách, giảm 8% và luân chuyển được 1.083.477 ngàn lượt khách.km, tăng 7,6% so cùng kỳ. Vận chuyển đường sông thực hiện 8.929 ngàn lượt khách, tăng 9% và luân chuyển được 15.086 ngàn lượt khách.km, giảm 19,7% so cùng kỳ.

    Vận tải hàng hóa đạt 14.400 ngàn tấn, tăng 6,9% so cùng kỳ và luân chuyển được 1.394.426 ngàn tấn.km, tăng 7,5%; trong đó, cơ sở kinh tế cá thể vận tải đạt 5.960 ngàn tấn, tăng 4,7% và luân chuyển được 441.503 ngàn tấn.km, giảm 6,9%. Vận tải đường bộ thực hiện 3.919 ngàn tấn, giảm 4,7% so cùng kỳ và luân chuyển được 308.493 ngàn tấn.km, giảm 11,8%. Vận tải đường sông thực hiện 10.481 ngàn tấn, tăng 12,1% so cùng kỳ và luân chuyển được 1.085.933 ngàn tấn.km, tăng 14,7%.

    d. Du lịch:

    Số khách tham quan du lịch đạt 1.591,3 ngàn lượt, đạt 104,7% kế hoạch, tăng 7,8% so cùng kỳ; trong đó khách quốc tế đạt 527,6 ngàn lượt, đạt 106,6% kế hoạch, tăng 12,6% so cùng kỳ. Doanh thu hoạt động lưu trú, ăn uống và du lịch lữ hành đạt 4.762,9 tỷ đồng, tăng 11,9% so cùng kỳ; trong đó: kinh tế nhà nước tăng 15,6%, kinh tế cá thể tăng 11,8% và kinh tế tư nhân tăng 18,4% so cùng kỳ. Phân theo nhóm ngành hàng: doanh thu hoạt động ăn uống chiếm tỉ trọng cao nhất ước đạt 4.617,3 tỷ đồng, tăng 12,1%; hoạt động lưu trú đạt 81,9 tỷ đồng, tăng 9% và hoạt động lữ hành đạt 63,6 tỷ đồng, tăng 3,7% so cùng kỳ.

    II. MỘT SỐ VẤN ĐỀ XÃ HỘI :

    1. Đời sống dân cư và an sinh xã hội:

    Vận động đóng góp quỹ đền ơn đáp nghĩa được 12.971 triệu đồng đạt 129,7% kế hoạch năm, tăng 20% so với cùng kỳ; bàn giao 154 ngôi nhà tình nghĩa với kinh phí 6.180 triệu đồng; sữa chữa 91 ngôi nhà tình nghĩa với tổng kinh phí 1.793 triệu đồng. Lập quyết định trợ cấp 1 lần theo Quyết định 290/2005/QĐ-TTg và QĐ 188/2007/QĐ-TTg, đã công nhận mới cho 23 trường hợp, với số tiền 82,8 triệu đồng; trợ cấp 1 lần cho thanh niên xung phong đã hoàn thành nhiệm vụ trong kháng chiến theo Quyết định số 40/2011/QĐ-TTg ngày 27/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ đã công nhận mới cho 3 trường hợp, với số tiền 7,5 triệu đồng. Quỹ bảo trợ trẻ em vận động được 12,2 tỷ đồng, trong đó tiền mặt là 2,8 tỷ đồng, hàng hóa là 9,4 tỷ đồng cho 8.120 lượt trẻ em có hoàn cảnh khó khăn.

    Về công tác giảm nghèo: Tết Nguyên đán năm 2016, đoàn lãnh đạo tỉnh thăm và tặng quà cho 17.270 hộ nghèo với kinh phí là 5.181 triệu đồng từ nguồn ngân sách tỉnh, huyện. Quà từ xã hội hóa, Ủy ban mặt trận tổ quốc Việt Nam tỉnh đã vận động được 96.978 phần quà với số tiền 28.299 triệu đồng trực tiếp cấp cho hộ nghèo có hoàn cảnh khó khăn. Theo kết quả điều tra hộ nghèo, toàn tỉnh hiện có 26.858 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 5,87% và 16.817 hộ cận nghèo, tỷ lệ hộ cận nghèo là 3,68%; ước đến cuối năm 2016 sẽ giảm 3.210 hộ nghèo, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 5,17%. Tổng số thẻ được cấp mới miễn phí cho hộ nghèo là 87.959 thẻ, hộ cận nghèo là 73.149 thẻ (số thẻ bảo hiểm này dựa vào chuẩn nghèo mới), cho trẻ em dưới từ 0- 6 tuổi là 158.202 thẻ.

    2. Dân số, lao động và việc làm:

    Dân số trung bình của tỉnh năm 2016 ước tính 1.740.138 người, tăng 0,7% so với năm 2015, bao gồm: dân số nam 853.535 người, chiếm 49% tổng dân số, tăng 0,7%; dân số nữ 886.603 người, chiếm 51%, tăng 0,7%. Dân số khu vực thành thị là 269.747 người, chiếm 15,5% tổng dân số, tăng 1,2% so với năm trước; dân số khu vực nông thôn là 1.470.391 người, chiếm 84,5%, tăng 0,6%.

    Tư vấn giới thiệu cho 20.910 lượt lao động, đạt 116,2% kế hoạch năm; tư vấn nghề cho 1.464 lượt lao động; tư vấn việc làm cho 18.811 lượt lao động; có 3.779 lao động có được việc làm ổn định; có 63 lao động đăng ký xuất khẩu lao động; có 11.135 trường hợp đăng ký bảo hiểm thất nghiệp, trong đó có 10.708 trường hợp đã có quyết định hưởng trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp với tổng số tiền chi trả tương đương 97.623 triệu đồng. Tổ chức 31 phiên giao dịch việc làm với 49 doanh nghiệp tham gia tuyển dụng với nhu cầu tuyển dụng 2.179 lao động, thu hút 1.368 lượt lao động tham gia.

    3. Giáo dục, đào tạo:

    Tổ chức thi trung học phổ thông quốc gia năm 2016 an toàn, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông của tỉnh đạt 92,9%.

    Số liệu thống kê học sinh đầu năm học 2016 - 2017 như sau: Mầm non có 231 trường, 4.503 trẻ nhà trẻ và 55.130 học sinh mẫu giáo; tiểu học có 224 trường, 134.113 học sinh; trung học cơ sở có 127 trường, 101.925 học sinh, tuyển mới vào lớp 6 là 26.417 học sinh; trung học phổ thông có 37 trường, 41.157 học sinh, tuyển sinh lớp 10 có 15.108 học sinh.

     Kết quả tuyển sinh đại học, cao đẳng chính quy năm 2016 của trường Đại học Tiền Giang như sau: đại học có 631 sinh viên nhập học, đạt 58,4% chỉ tiêu; cao đẳng có 705 sinh viên, đạt 82% chỉ tiêu. Quy mô đào tạo của trường là 10.255 học sinh, sinh viên, trong đó trường đào tạo cấp bằng 8.590 học sinh, sinh viên; trường liên kết cấp bằng 1.665 học sinh, sinh viên.

    4. Chăm sóc sức khỏe cộng đồng:

    Công tác phòng chống dịch bệnh trên địa bàn tỉnh được thường xuyên quan tâm và theo dõi chặt chẽ. So với năm 2015 có 7 bệnh tăng trong đó bệnh viêm gan vi rút tăng 60,7%, tiêu chảy tăng 20,9%, quai bị tăng 4,7%, thủy đậu tăng 3,9%...; có 9 bệnh giảm trong đó bệnh cúm giảm 83,3%, bệnh sởi giảm 83,3%, bệnh do liên cầu lợn ở người giảm 77,8%, bệnh tay chân miệng giảm 21,2%, bệnh thương hàn giảm 18,2%...; các bệnh khác tương đương hoặc không xảy ra. Công suất sử dụng giường bệnh bình quân của các cơ sở điều trị đạt 99%; trong đó: các bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh đạt 112%, bệnh viện chuyên khoa đạt 87,5%, bệnh viện tuyến huyện đạt 68,2%... đã khám chữa bệnh 5.257.593 lượt người giảm 4,2% so cùng kỳ, trong đó điều trị nội trú là 236.832 lượt người tăng 7,6%... Công tác vệ sinh an toàn thực phẩm cũng được ngành y tế quan tâm, ngành phối hợp kiểm tra 11.692 lượt cơ sở sản xuất, có 95,3% cơ sở đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm. Ngộ độc thức ăn và thực phẩm xảy ra 6 vụ tăng 2 vụ so với cùng kỳ, với 236 người mắc.

    5. Văn hóa, thể thao:

    Trên địa bàn tỉnh năm 2016 có 435.966 hộ đăng ký xây dựng gia đình văn hóa, qua bình xét có 420.596 hộ đạt danh hiệu gia đình văn hóa, đạt tỷ lệ 96,4%; có 977 ấp, khu phố văn hóa đạt 95,3%; có 81 xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới và phường, thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị đạt 46,8% (trong đó 62 xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới, 19 phường đạt chuẩn văn minh đô thị); về xây dựng nếp sống văn hóa nơi công cộng hiện có 34 chợ văn hóa; 11 công viên văn hóa; 342 con đường văn hóa; 381 cơ sở thờ tự văn hóa. Công tác kiểm tra hoạt động văn hóa cũng được quan tâm, cả năm Thanh tra Sở tổ chức thanh tra 4 cuộc, kiểm tra 20 cuộc với 380 lượt, phát hiện 20 vụ vi phạm, với tổng số tiền phạt là 61 triệu đồng. Ngoài ra đội kiểm tra liên ngành còn tổ chức kiểm tra, xử lý về quy định tiếng ồn với tổng cộng 15 cuộc với 73 lượt, nhắc nhở 4 trường hợp và chuyển Thanh tra Sở Tài nguyên Môi trường xử phạt 8 trường hợp, với số tiền 24 triệu đồng.

    6. Tai nạn giao thông: Theo báo cáo của Ngành công an đến 15/11/2016:

    Giao thông đường bộ: Toàn tỉnh đã xảy ra 395 vụ tai nạn, làm chết 221 người, làm bị thương 290 người; so cùng kỳ tai nạn tăng 64 vụ, số người chết tăng 52 người, số người bị thương tăng 26 người. Vi phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ xảy ra 68.741 vụ tăng 171 vụ so cùng kỳ. Đã xử lý tạm giữ giấy tờ và phương tiện 49.167 vụ, tước giấy phép lái xe 6.331 vụ và phạt tiền 19.555 vụ với số tiền 31.155 triệu đồng.

    Giao thông đường thủy: xảy ra 6 vụ tai nạn, giảm 1 vụ so cùng kỳ, làm chết 1 người giảm 1 người so cùng kỳ. Vi phạm trật tự an toàn giao thông đường thủy xảy ra 19.228 vụ, so cùng kỳ tăng 1.536 vụ. Đã lập biên bản tạm giữ giấy tờ 3.856 vụ và phạt tiền 15.342 vụ với số tiền phạt: 1.568,9 triệu đồng.

    7. Tình hình môi trường:

    Vi phạm môi trường đã phát hiện 33 vụ, đã xử lý 33 vụ với tổng số tiền xử phạt hơn 2 tỷ đồng, vi phạm chủ yếu do thực hiện không đầy đủ một trong các nội dung cam kết bảo vệ môi trường, thực hiện không đúng một trong các nội dung trong đề án bảo vệ môi trường đã được xác nhận, khai thác cát làm vật liệu xây dựng thông thường không có giấy phép, khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường trong phạm vi diện tích đất của dự án đầu tư xây dựng công trình được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

    8. Thiệt hại do thiên tai, cháy nổ:

    Công tác ứng phó với biến đổi khí hậu, thiên tai diễn biến phức tạp như: tình hình hạn hán, xâm nhập mặn và các vấn đề biến đổi khí hậu, tỉnh đã có những chỉ đạo, điều hành quyết liệt và có giải pháp xử lý kịp thời, đồng bộ; triển khai các biện pháp, lực lượng hỗ trợ, giúp nhân dân khắc phục hậu quả... nhằm hạn chế những thiệt hại ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống người dân. Tính từ đầu năm đến nay, đã xảy ra 3 cơn lốc xoáy trên địa bàn huyện Cái Bè làm thiệt hại 408 căn nhà, 150 ha vườn cây ăn trái và 47,3 ha hoa màu; ước tổng thiệt hại khoảng 24,2 tỷ đồng.

    Tình hình cháy nổ: xảy ra 34 vụ cháy, tài sản thiệt hại ước tính trên 17,7 tỷ đồng.

Ước số liệu tháng 12

Các tin cùng chuyên mục:
Hiển thị kết quả 1-10 (của 23)
Trang:1 - 2 - 3Trang đầu « Lùi · Tới » Trang cuối

Một số chỉ tiêu chủ yếu tháng 02 năm 2024 (tăng/giảm) so với cùng kỳ năm 2023 của tỉnh Tiền Giang (%)

Chỉ số sản xuất công nghiệp(*)

-18,0

Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng

+8,9

Khách quốc tế đến Tiền Giang

+25,9

Thực hiện vốn đầu tư ngân sách nhà nước

-12,3

Chỉ số giá tiêu dùng (*)

+1,05

(*): so với tháng trước.

1. Các chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2024 (xem chi tiết):

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế (theo giá so sánh 2010) tăng từ 7,0 – 7,5% so với năm 2023;

- Cơ cấu kinh tế: khu vực nông lâm nghiệp và thủy sản chiếm 35,1%, khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 29,6%, khu vực dịch vụ (bao gồm thuế sản phẩm) chiếm 35,3%.

- GRDP bình quân đầu người đạt 75,8 - 76,2 triệu đồng/người/năm;

- Tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 5 tỷ USD;

- Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội đạt 50.400 – 50.650 tỷ đồng;

- Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn 8.801 tỷ đồng;

- Tổng chi ngân sách địa phương 14.456 tỷ đồng;

- Số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới đạt 890 doanh nghiệp.

Tìm kiếm thông tin
Thông tin người dùng
User Online: 17
Truy cập: 2.004.064
Truy cập tháng: 77.286
User IP: 3.143.0.157

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ CỤC THỐNG KÊ TỈNH TIỀN GIANG
21 đường 30/4, phường 1, Thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang
ĐT: 0273. 3872582 - Fax: 0273. 3886 952 - Email:tiengiang@gso.gov.vn