Số 21 đường 30/4 - phường 1 - TP Mỹ Tho - tỉnh Tiền Giang               Hotline: 0273 3872 582               Email: tiengiang@gso.gov.vn

"CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, NGƯỜI LAO ĐỘNG CỤC THỐNG KÊ TỈNH TIỀN GIANG SỐNG VÀ LÀM VIỆC THEO HIẾN PHÁP VÀ PHÁP LUẬT"

 

 

Tổng Cục Thống kê

Cổng Thông tin điện tử

tỉnh Tiền Giang

                                                                                     - Hướng dẫn Đăng ký tài khoản (Xem Clip)

                                                                                     - Hướng dẫn tra cứu thông tin (Xem Clip)

                                                                                  - Hướng dẫn đăng ký hộ kinh doanh (Xem Clip)

                                                                                     - Hướng dẫn đăng ký khai sinh (Xem Clip)

Thăm Dò Ý Kiến
Thông tin bạn quan tâm nhất trên trang web này





Năm 2017
Tình hình kinh tế - xã hội tháng 8-2017
Thứ hai, Ngày 28 Tháng 8 Năm 2017

Tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Tiền Giang

Tháng 8 năm 2017

    I. Tình hình kinh tế

    1. Sản xuất nông nghiệp - thủy sản

    a. Nông nghiệp:

    Cây lương thực có hạt: trong tháng gieo trồng 5.979 ha, thu hoạch 27.248 ha với sản lượng 143.720 tấn. Ước tính đến cuối tháng 8/2017, toàn tỉnh gieo trồng được 189.681 ha, đạt 91,4% kế hoạch, tăng 0,8% so cùng kỳ, sản lượng thu hoạch 871.282 tấn, đạt 71,2% kế hoạch, tăng 9,2% (do diện tích lúa hè thu thu hoạch sớm hơn so cùng kỳ); trong đó: cây lúa gieo sạ 185.842 ha, đạt 91,4% kế hoạch, thu hoạch 136.846 ha, năng suất bình quân 62,9 tạ/ha với sản lượng 860.336 tấn, đạt 71,2% kế hoạch.

    * Vụ lúa Hè Thu (gồm Hè Thu sớm và Hè Thu chính vụ): chính thức xuống giống với diện tích 108.538 ha, đạt 105,8% so kế hoạch gieo trồng của vụ, giảm 0,6% so cùng kỳ, thu hoạch 65.222 ha, năng suất 59,8 tạ/ha với sản lượng 389.829 tấn. Về cơ cấu giống lúa: giống lúa đặc sản, chất lượng cao như: Nàng hoa 9, OM 5451, OM 6976... với diện tích 44.463 ha, chiếm tỉ lệ 41% được trồng nhiều nhất ở các huyện phía đông; giống lúa thường (IR 50404) với diện tích 48.733 ha, chiếm tỉ lệ 45%; giống lúa còn lại với diện tích 15.342 ha, chiếm 14%.

    * Vụ Thu Đông: xuống giống 5.680 ha, ước tính vụ này xuống giống khoảng 32.000 ha tập trung ở các huyện phía đông. Đây là vùng trọng điểm trồng lúa đặc sản và lúa chất lượng cao đáp ứng nhu cầu xuất khẩu của địa phương với các loại giống: Nàng hoa 9, OM 4900, OM 616, các giống OM khác, nếp bè…

    Cây rau đậu các loại: trong tháng gieo trồng được 4.387 ha, thu hoạch 2.687 ha với sản lượng 53.728 tấn; tám tháng gieo trồng 50.327 ha, đạt 93,3% kế hoạch, tăng 8,2% so cùng kỳ, thu hoạch 41.969 ha với sản lượng 748.289 tấn, đạt 76,5% kế hoạch, tăng 8% so cùng kỳ.

    Kết quả điều tra chăn nuôi thời điểm 01/7/2017 tổng đàn gia súc, gia cầm của tỉnh như sau: đàn lợn 710,8 ngàn con, đàn gia cầm 13,6 triệu con, ước đàn bò 114 ngàn con; so với cùng kỳ: đàn bò tăng 23,6%, đàn lợn giảm 1%, đàn gia cầm tăng 6%. Thời gian dài, giá lợn hơi luôn ở mức thấp, dao động trong khoảng 2,3 - 2,8 triệu đồng/tạ; với giá này, người chăn nuôi thua lỗ 800 ngàn đồng đến 1 triệu đồng/con. Những ngày giữa tháng 7/2017 giá lợn hơi có tăng lên khoảng 1 triệu đồng/tạ (giá từ 3,5 - 4,2 triệu đồng/tạ) do có thông tin thị trường Trung Quốc đã mở cửa lại. Mặt khác, số lợn tồn đã hết do thiếu nguồn cung cục bộ. Ngoài ra, trong giai đoạn vừa qua, số lợn đến kỳ xuất chuồng bán đồng loạt một lúc cho nên lứa lợn kế tiếp chưa kịp lớn, trong khi đó, số lượng lợn để thịt lại thiếu nên thị trường khan hiếm tạm thời. Đồng thời, có hiện tượng một số trang trại có lợn đến tuổi xuất chuồng rồi vẫn giữ lại đợi giá lên để bán, đấy cũng là nguyên nhân làm cho giá lợn tăng. Tuy nhiên, giá này chỉ sốt trong khoảng 2 - 3 ngày rồi giảm trở lại. Hiện nay, giá lợn hơi đẹp dao động ở mức 3 - 3,5 triệu đồng/tạ, nếu giá còn tăng cao nữa chắc chắn sẽ tác động đến thị trường. Do đó, người chăn nuôi cần phải cảnh giác với hiện tượng giá tăng cao bất thường.

    b. Thủy hải sản:

    Diện tích nuôi trồng thủy sản các loại trong tháng 2.974 ha, ước tính 8 tháng nuôi 14.211 ha, đạt 89% kế hoạch, tăng 0,7% so cùng kỳ. Thủy sản nước ngọt nuôi được 5.545 ha, so cùng kỳ giảm 2%; trong đó: cá tra công nghiệp 1.812 ha. Thủy sản nước mặn, lợ nuôi được 8.666 ha; trong đó: tôm sú 4.083 ha, tôm thẻ 1.962 ha…

    Tình hình dịch bệnh: đến nay đã có 75,7 ha tôm nuôi thâm canh, bán thâm canh ở 2 huyện Gò Công Đông và Tân Phú Đông bị bệnh, nguyên nhân do thời tiết thay đổi, thiếu cân bằng các yếu tố trong môi trường ao nuôi; trong đó ngành nông nghiệp đã xác minh 64,9 ha, đã sử dụng 11.230 kg TCCA và 200 kg Chlorine để xử lý môi trường nuôi.

    Sản lượng thủy sản tháng 8 ước tính được 30.240 tấn; ước tính 8 tháng đạt 178.498 tấn, đạt 73,4% kế hoạch, tăng 5,7% so cùng kỳ. Trong đó: sản lượng thu hoạch từ nuôi đạt 107.268 tấn, đạt 73,6% kế hoạch, tăng 5,6% so cùng kỳ; sản lượng khai thác đạt 71.230 tấn, đạt 73,1% kế hoạch, tăng 5,9% so cùng kỳ do thời tiết khá thuận lợi, kết hợp với việc thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ cho ngư dân và các chính sách phát triển thủy sản cũng được đẩy mạnh triển khai.

    2. Sản xuất công nghiệp

    Chỉ số sản xuất công nghiệp (theo giá so sánh 2015*) trong tháng tăng 1,5% so với tháng trước và tăng 14,3% so tháng cùng kỳ năm trước. Tám tháng đầu năm chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 16,8% so cùng kỳ; bao gồm: ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 17,4%, ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí tăng 10,1%, ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 4,7%. Tình hình sản xuất một số mặt hàng công nghiệp chủ yếu như sau:

    Chỉ số tồn kho ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tháng 8/2017 so với tháng trước tăng 19,7%. Một số ngành có chỉ số tồn kho tăng cao so với tháng trước là: chế biến bảo quản thủy sản tăng 41,4%, sản xuất thức ăn gia súc, gia cầm và thủy sản tăng 49,5%, sản xuất sợi tăng 13,76%, may trang phục tăng 8,21%, sản xuất va ly túi xách tăng 29,1%.... Bên cạnh đó có một số ngành có chỉ số tồn kho giảm so với tháng trước là: sản xuất bia giảm 12,3 lần, sản xuất thuốc, hoá dược và dược liệu giảm 3%, sản xuất kim loại giảm 12,2%, sản xuất thiết bị điện giảm 150,7%....

    Tình hình thu hút đầu tư và phát triển các khu - cụm công nghiệp:

    Tính đến cuối tháng 8/2017, tổng số dự án đầu tư tại các khu công nghiệp hiện nay là 91 dự án, trong đó có 64 dự án có vốn đầu tư nước ngoài với tổng vốn đầu tư đăng ký 1.869,4 triệu USD và 4.075,6 tỷ đồng, diện tích đất đã cho thuê 485,4/760,2 ha, tỷ lệ lắp đầy 63,6% diện tích đất của 4 khu công nghiệp đang hoạt động. Tại các cụm công nghiệp tổng số dự án đầu tư là 79 dự án (trong đó có 7 dự án có vốn đầu tư nước ngoài) với tổng vốn đầu tư 4.401,9 tỷ đồng, diện tích thuê đất là 78,6 ha, tỷ lệ lắp đầy đạt 96,9%.

    3. Đầu tư - Xây dựng

    Tổng vốn đầu tư thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước do địa phương quản lý, trong tháng thực hiện được 250,3 tỷ đồng. Từ đầu năm đến nay thực hiện 1.291,3 tỷ đồng, đạt 51,6 kế hoạch, tăng 7,1% so cùng kỳ. Nguồn vốn ngân sách nhà nước cấp tỉnh thực hiện 1.001 tỷ đồng, tăng 9,9% so cùng kỳ, chiếm 77,5% trong tổng số; trong đó: vốn trung ương hỗ trợ đầu tư theo mục tiêu thực hiện 181,9 tỷ đồng, giảm 4,3%, vốn xổ số kiến thiết thực hiện 439 tỷ đồng, tăng 16,2%... Nguồn vốn ngân sách nhà nước cấp huyện thực hiện 206,1 tỷ đồng, giảm 5,6% so cùng kỳ, chiếm 16% tổng số; trong đó: vốn tỉnh hỗ trợ đầu tư theo mục tiêu thực hiện 81,2 tỷ đồng, giảm 12,1%... các huyện đang tập trung đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình chuyển tiếp ngay từ đầu năm nhằm hạn chế tình trạng ứ động vốn phải chuyển sang năm sau. Nguồn vốn ngân sách nhà nước cấp xã thực hiện 84,2 tỷ đồng, tăng 9,2% so cùng kỳ, chiếm 6,5% trong tổng số; trong đó: vốn huyện hỗ trợ đầu tư theo mục tiêu thực hiện 59,1 tỷ đồng, tăng 10,2%... theo kế hoạch vốn giao từ đầu năm các địa phương chủ động vận động nhân dân đóng góp nguồn vốn để thực hiện các tuyến đường giao thông nông thôn để sớm đưa vào sử dụng.

    4. Thương mại - Giá cả - Du lịch

    a. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội:

    Tổng mức hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội trong tháng thực hiện được 4.747,6 tỷ đồng, tăng 5,4% so cùng kỳ; trong đó tổng mức bán lẻ hàng hóa 3.849,6 tỷ đồng, tăng 4%. Tám tháng đầu năm tổng mức hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội thực hiện 37.145,5 tỷ đồng, đạt 65,7% kế hoạch năm, tăng 6,1% so cùng kỳ; trong đó: kinh tế nhà nước 3.083 tỷ đồng, tăng 1,9% so cùng kỳ, kinh tế ngoài nhà nước 33.861,5 tỷ đồng, tăng 6,5%, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài 201 tỷ đồng, tăng 1,6%. Phân theo ngành kinh tế: thương nghiệp 30.044,1 tỷ đồng, tăng 5,5%; lưu trú 57,9 tỷ đồng, tăng 6,8%; ăn uống 3.492,7 tỷ đồng, tăng 16,2%; du lịch lữ hành 52,6 tỷ đồng, tăng 21,5%; dịch vụ 3.498,2 tỷ đồng, tăng 2% so cùng kỳ.

    b. Xuất - Nhập khẩu:

    Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tháng 8 thực hiện được 236,3 triệu USD, tăng 10,6% so tháng trước. Tám tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa thực hiện 1.642,6 triệu USD, đạt 69,6% kế hoạch, tăng 27% so cùng kỳ; trong đó: kinh tế nhà nước thực hiện 39,5 triệu USD, gấp 5,5 lần so cùng kỳ; kinh tế ngoài nhà nước thực hiện 461,1 triệu USD, tăng 25,3%; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện 1.142 triệu USD, tăng 24,3% so cùng kỳ.

    Tình hình xuất khẩu các mặt hàng chủ lực của tỉnh cụ thể như sau:

    - Thủy sản: ước tính tháng 8 xuất 13.062 tấn, giảm 9,5% so tháng trước; tám tháng xuất 88.428 tấn, tăng 7,9% so cùng kỳ, về trị giá đạt 266,6 triệu USD, tăng 55,1% so cùng kỳ. Ngày 31/7, Bộ Thương mại Mỹ đã kết thúc đợt rà soát hành chính lần thứ 14 về thuế chống bán phá giá cá tra (từ 01/8/2016 - 31/7/2017) và từ 01/8/2017 sẽ bước sang kỳ mới. Trong tháng 9/2017 sẽ có kết quả sơ bộ của kỳ rà soát thứ 13. Vấn đề trên là rào cản thương mại lớn, ảnh hưởng trực tiếp đến xuất khẩu cá tra vào Mỹ làm cho giá trị xuất khẩu sang thị trường này trong các tháng cuối năm có xu hướng giảm.

    - Gạo: ước tính tháng 8 xuất 10.939 tấn, giảm 17% so tháng trước; tám tháng xuất 171.577 tấn, tăng 93,9%, về trị giá đạt 80 triệu USD, tăng 94,2% so cùng kỳ. Thời gian tới, Việt Nam sẽ tham gia đấu thầu tại Philippines khoảng 250 ngàn tấn trong khi lượng gạo Thái Lan tồn kho ít, trong khi các hợp đồng xuất khẩu gạo sang Philippines, Indonesia giá tăng gần 600 USD/tấn. Vì vậy, có thể đây là yếu tố chủ yếu để giá gạo tăng trong thời gian tới, một số địa phương trong vùng thu hoạch lúa vụ Hè Thu cần tạo mọi điều kiện cho các doanh nghiệp thu mua dự trữ.

    - May mặc: ước tính tháng 8 xuất 10.568 ngàn sản phẩm, tăng 4% so tháng trước; tám tháng xuất 55.191 ngàn sản phẩm, tăng 27,2% so cùng kỳ, về giá trị đạt 308,6 triệu USD, tăng 13,8% so cùng kỳ. Các doanh nghiệp dệt may Việt Nam đều có quy mô vừa và nhỏ với khả năng tiếp cận thị trường còn hạn chế nếu không có sự liên kết thì sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc tìm đơn đặt hàng mới, nhiều doanh nghiệp đã vấp phải hàng rào của các nước không nằm trong khối Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương, trong khi đó một số đối tác đã chuyển sang đặt hàng ở các nước Lào, Campuchia, Myanma...

    Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa trong tháng đạt 121,4 triệu USD, tăng 8,1% so tháng trước. Tính chung 8 tháng đầu năm kim ngach nhập khẩu đạt 801,2 triệu USD, đạt 61,6% kế hoạch, tăng 2,8% so cùng kỳ; trong đó: kinh tế ngoài nhà nước đạt 98,3 triệu USD, giảm 35,4%, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện 702,9 triệu USD, tăng 12,2% so cùng kỳ. Nhập khẩu 8 tháng đầu năm phân theo ngành sản xuất kinh doanh chính gồm 2 ngành: công nghiệp chế biến chế tạo và thương nghiệp bán buôn bán lẻ, trong đó tập trung chủ yếu vào ngành công nghiệp chế biến chế tạo đạt 794,8 triệu USD, tăng 2,7% so cùng kỳ; trong đó: trị giá hàng nhập khẩu cho ngành sản xuất chế biến thực phẩm đạt 77,6 triệu USD, giảm 33,9%; ngành may mặc 195,5 triệu USD, giảm 17,5%; sản xuất da và các sản phẩm liên quan 244,1 triệu USD, tăng 20,5%. Nhập khẩu hàng hóa đạt 6,4 triệu USD, tăng 20% so cùng kỳ.

    c. Giá cả:

    Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 7 giảm 0,12% so tháng trước (thành thị giảm 0,07%, nông thôn giảm 0,14%), so cùng kỳ tăng 3,18%, so tháng 12 năm trước tăng 1,43%, bình quân 7 tháng đầu năm 2017 so với cùng kỳ năm trước tăng 3,89%.

    So với tháng 6 có 7/11 nhóm hàng hóa có chỉ số tăng, tăng cao nhất là nhóm hàng hóa và dịch vụ khác tăng 1,05%, kế đến là nhóm thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,19%; nhóm may mặc, mũ nón, giày dép tăng 0,18%... Có 3 nhóm hàng có chỉ số giảm là nhóm giao thông giảm 1,73%; nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng giảm 0,27%; bưu chính viễn thông giảm 0,04%. Riêng nhóm hàng văn hóa, giải trí và du lịch chỉ số giá ổn định.

    Chỉ số giá tiêu dùng tháng 7 giảm chủ yếu do:

    - Chỉ số giá nhóm thực phẩm giảm 0,15% (nhóm hàng có tỷ trọng cao nhất trong nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống) dẫn tới chỉ số giá tiêu dùng chung giảm khoảng 0,03%, chỉ số giá của nhóm này chủ yếu giảm ở nhóm thịt gia cầm tươi sống (thịt gà giảm 1,54%), thủy hải sản tươi sống; quả tươi, chế biến... nguyên nhân do nguồn cung nhiều trong khi nhu cầu tiêu dùng có hạn.

    - Giá gas giảm 10.000 đồng/bình 12 kg vào ngày 01/7/2017, giảm 3,81% và giá dầu hỏa biến động vào ngày 5/7 và 20/7/2017, tính bình quân so tháng trước giảm 102 đồng/lít, giảm 0,87%, tác động đến nhóm chất đốt giảm 2,99%, góp phần giảm chỉ số giá tiêu dùng chung khoảng 0,03%.

    - Mặc dù giá xăng dầu được điều chỉnh tăng vào ngày 20/7/2017, nhưng do chu kỳ tính chỉ số giá tiêu dùng, tính bình quân chung so tháng trước: mỗi lít xăng giảm 764 đồng/lít, dầu Diezen 0,05S giảm 165 đồng/lít, dẫn đến chỉ số giá nhóm nhiên liệu giảm tháng này giảm 3,21%, góp phần giảm chỉ số giá tiêu dùng chung khoảng 0,16%.

    Bên cạnh đó, cũng có một số nguyên nhân làm cho chỉ số giá tiêu dùng tháng 7 tăng như:

    - Từ 01/7/2017 mức lương cơ bản được điều chỉnh tăng từ 1,21 triệu đồng lên 1,3 triệu đồng/tháng dẫn đến mức đóng bảo hiểm y tế của công chức nhà nước và người lao động tự do tăng 7,43% so tháng trước, góp phần làm tăng chỉ số giá tiêu dùng chung khoảng 0,04%.

    - Chỉ số giá nhóm lương thực tăng 0,53% do nguyên nhân: tình hình xuất khẩu gạo của Việt Nam đang thuận lợi, do quốc gia Philippines tuyên bố nhập khẩu 250.000 tấn gạo của Việt Nam, giúp đẩy giá lúa, gạo tại địa phương tăng nhẹ.

    - Vào cuối mùa hè một số mặt hàng có liên quan đến học sinh giá tăng nhẹ như quần áo, giày dép... để phục vụ cho năm học mới.

    Chỉ số giá vàng 24 kara Ngọc Thẩm trong tháng 7 tăng 1,38% so tháng trước, giá bình quân 3,43 triệu đồng/chỉ.

    Chỉ số đô la Mỹ trong tháng 7 tăng 0,14% so tháng trước, giá bình quân 22.770 đồng/USD.

    d. Du lịch:

    Khách du lịch đến trong tháng được 145,2 ngàn lượt khách, tăng 1,1% so tháng trước và tăng 14,3% so cùng kỳ; trong đó: khách du lịch quốc tế 51,7 ngàn lượt khách, giảm 0,2% so tháng trước và tăng 30,6% so cùng kỳ. Doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống và du lịch lữ hành trong tháng đạt 460,4 tỷ đồng, tăng 1,5% so tháng trước và tăng 13,5% so cùng kỳ.

    Tính chung 8 tháng đầu năm, lượt khách du lịch đến Tiền Giang là 1.140,6 ngàn lượt khách, đạt 62,4% kế hoạch, tăng 7,7% so cùng kỳ; trong đó: khách quốc tế 394,1 ngàn lượt khách, đạt 60,2% kế hoạch, tăng 11,4%. Tổng doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống và dịch vụ lữ hành đạt 3.603,2 tỷ đồng, tăng 16,1% so cùng kỳ; trong đó: doanh thu về dịch vụ ăn uống chiếm 96,9%.

    Hoạt động xúc tiến du lịch: Trung tâm xúc tiến Đầu tư - Thương mại - Du lịch tỉnh tổ chức họp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Ban Quản lý Khu bảo tồn sinh thái Đồng Tháp Mười về việc tìm giải pháp thu hút khách du lịch đến Khu bảo tồn sinh thái Đồng Tháp Mười, huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang; phối hợp Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc xây dựng kế hoạch tổ chức Lễ hội Làng cổ Đông Hòa Hiệp lần III năm 2017.

    e. Vận tải:

    Doanh thu vận tải, kho bãi và dịch vụ hỗ trợ vận tải trong tháng thực hiện 170,3 tỷ đồng, tăng 1,8% so tháng trước. Tám tháng đầu năm thực hiện 1.345 tỷ đồng, tăng 5,2% so cùng kỳ; trong đó cơ sở kinh tế cá thể thực hiện 707 tỷ đồng, tăng 1,6%. Vận tải đường bộ thực hiện 764,9 tỷ đồng, tăng 3,8% so cùng kỳ; vận tải đường sông thực hiện 505,1 tỷ đồng, tăng 2,6%; vận tải đường biển thực hiện 75,1 tỷ đồng, tăng 51% so cùng kỳ.

    Vận chuyển hành khách trong tháng đạt 2.639 ngàn lượt khách, tăng 12% so tháng trước và luân chuyển được 87.133 ngàn lượt khách.km, tăng 1,3% so tháng trước; trong đó vận chuyển của cơ sở kinh tế cá thể đạt 2.048 ngàn lượt khách, tăng 15,4% và luân chuyển được 67.238 ngàn lượt khách.km, tăng 1,4%. Tám tháng đầu năm vận chuyển hành khách đạt 20.217 ngàn lượt khách, tăng 1,9% và luân chuyển được 719.159 ngàn lượt khách.km, giảm 2,5% so cùng kỳ; trong đó vận chuyển của cơ sở kinh tế cá thể đạt 15.319 ngàn lượt khách, tăng 6,5% và luân chuyển được 559.176 ngàn lượt khách.km, giảm 2,4% so cùng kỳ. Vận tải đường bộ thực hiện 13.580 ngàn lượt khách, giảm 4,4% và luân chuyển được 707.961 ngàn lượt khách.km, giảm 2,7% so cùng kỳ. Vận tải đường sông thực hiện 6.637 ngàn lượt khách, tăng 17,7% và luân chuyển được 11.198 ngàn lượt khách.km, tăng 12,2% so cùng kỳ.

    Vận tải hàng hóa trong tháng đạt 1.280 ngàn tấn, tăng 1,2% so tháng trước và luân chuyển được 122.663 ngàn tấn.km, tăng 1,8% so tháng trước; trong đó cơ sở kinh tế cá thể đạt 556 ngàn tấn, tăng 1,6% và luân chuyển được 39.473 ngàn tấn.km, tăng 2,7% so tháng trước. Tám tháng đầu năm vận tải hàng hóa đạt 9.995 ngàn tấn, tăng 6,6% và luân chuyển được 943.254 ngàn tấn.km, tăng 2,8% so cùng kỳ; trong đó vận tải của cơ sở kinh tế cá thể đạt 4.395 ngàn tấn, tăng 19,4% và luân chuyển được 296.553 ngàn tấn.km, tăng 4,2% so cùng kỳ. Vận tải đường bộ thực hiện 3.074 ngàn tấn, tăng 27,8% và luân chuyển được 223.954 ngàn tấn.km, tăng 12,2% so cùng kỳ. Vận tải đường sông thực hiện 6.921 ngàn tấn, giảm 0,7% và luân chuyển được 719.300 ngàn tấn.km, tăng 0,2% so cùng kỳ.

    Tình trạng ùn, tắc giao thông khi dự án BOT tuyến tránh Quốc Lộ 1 Cai Lậy đưa vào khai thác từ ngày 01/8 đến nay đã xảy ra 03 lần ùn tắc cục bộ tại Trạm thu giá dịch vụ sử dụng đường bộ vào các ngày 09/8, 13/8 và 14/8 với nguyên nhân chính là một số lái xe tổ chức thành nhóm phản đối, cố tình cản trở hoạt động bình thường của Trạm thu giá. Ngay sau khi xảy ra ùn, tắc Nhà đầu tư đã xả Trạm để giao thông được thông suốt. Sở Giao thông vận tải chủ động phối hợp các đơn vị có liên quan xử lý dứt điểm tình trạng ùn, tắc giao thông tại Trạm thu giá dự án BOT Quốc Lộ 1 tuyến tránh thị xã Cai Lậy. Từ ngày 15/8 trạm thu giá BOT Cai Lậy đã ngưng thu giá và xả trạm. Toàn bộ các phương tiện có thể đi qua trạm và lưu thông bình thường, hiện các kiến nghị của Sở Giao thông vận tải Tiền Giang và các đơn vị liên quan đã được chuyển về Tổng cục Đường bộ để báo cáo lên Bộ Giao thông vận tải xem xét và giải quyết.

    f. Bưu chính viễn thông:

    Doanh thu dịch vụ bưu chính, viễn thông trong tháng đạt 153,5 tỷ đồng, tăng 1,9% so tháng trước. Tám tháng đầu năm doanh thu dịch vụ bưu chính, viễn thông đạt 1.360,4 tỷ đồng, tăng 11,9% so cùng kỳ; trong đó: doanh thu bưu chính 66,3 tỷ đồng, tăng 42%, viễn thông 1.294,1 tỷ đồng, tăng 10,7% so cùng kỳ.

    Thuê bao điện thoại trong tháng giảm 7.715 thuê bao; trong đó: thuê bao cố định giảm 8.265 thuê bao. Tổng số thuê bao có trên mạng đến cuối tháng 8 là 127.512 thuê bao, mật độ bình quân đạt 7,3 thuê bao/100 dân (chỉ tính thuê bao cố định và di động trả sau). Thuê bao Internet trong tháng phát triển mới 7.402 thuê bao, thuê bao Internet có trên mạng cuối tháng 8 là 136.874 thuê bao, mật độ Internet bình quân đạt 7,9 thuê bao/100 dân.

    5. TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG

    a. Tài chính:

    Tổng thu ngân sách nhà nước trong tháng thực hiện 763,7 tỷ đồng; trong đó: thu ngân sách trên địa bàn 540 tỷ đồng, thu từ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 164 tỷ đồng. Tám tháng đầu năm thu 8.857,6 tỷ đồng, tăng 8,8% so cùng kỳ; trong đó: thu ngân sách nhà nước trên địa bàn thực hiện 5.017 tỷ đồng, đạt 71,2% dự toán và tăng 8,7% so cùng kỳ, thu nội địa 4.810 tỷ đồng, đạt 71,8% dự toán, tăng 9,4% so cùng kỳ (trong thu ngân sách nhà nước trên địa bàn: thu từ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 1.438 tỷ đồng, đạt 73,4% dự toán, tăng 10,8% so cùng kỳ; thu thuế công thương nghiệp ngoài quốc doanh đạt 692,7 tỷ đồng, đạt 62,6% dự toán, tăng 17,5% so cùng kỳ).

    Tổng chi ngân sách nhà nước trong tháng 851,6 tỷ đồng; trong đó: chi đầu tư phát triển 300 tỷ đồng. Tám tháng đầu năm chi 6.171,2 tỷ đồng, đạt 71,2% dự toán, tăng 6,4% so cùng kỳ; trong đó: chi đầu tư phát triển 1.682,8 tỷ đồng, đạt 64,2% dự toán, tăng 5% so cùng kỳ; chi hành chánh sự nghiệp 3.651,8 tỷ đồng, đạt 66,8% dự toán và tăng 12,9% so cùng kỳ.

    b. Ngân hàng:

    Tổng thu tiền mặt trong tháng thực hiện được 17.000 tỷ đồng, 8 tháng thực hiện được 142.162 tỷ đồng, tăng 4,8% so cùng kỳ. Tổng chi tiền mặt trong tháng được 17.500 tỷ đồng, 8 tháng thực hiện được 141.940 tỷ đồng, tăng 4% so cùng kỳ.

    Ước đến cuối tháng 8 tổng nguồn vốn huy động đạt 54.240 tỷ đồng, tăng 537 tỷ đồng so cuối tháng 7/2017; tổng dư nợ cho vay toàn tỉnh đạt 39.622 tỷ đồng, tăng 585 tỷ đồng so với tháng 7/2017; trong đó, dư nợ trung và dài hạn chiếm 43,4%. Thực hiện Công văn 3091/NHNN-TD ngày 28/4/2017 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về tháo gỡ khó khăn cho ngành chăn nuôi lợn, các Ngân hàng đã hỗ trợ cho người dân và doanh nghiệp đang vay vốn; đã thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho khách hàng với dư nợ được cơ cấu là 311 triệu đồng và thực hiện việc miễn giảm lãi với dư nợ miễn, giảm là 100 triệu đồng.

    II. CÁC VẤN ĐỀ XÃ HỘI

    1. Lao động việc làm:

    Trong tháng đã giới thiệu việc làm cho 377 lượt lao động, có 107 lao động có được việc làm ổn định, có 13 lao động xuất cảnh chính thức (Nhật Bản: 6 lao động, Hàn Quốc: 1 lao động, Đài Loan: 3 lao động và thị trường khác: 3 lao động), có 1.149 người đăng ký thất nghiệp và giải quyết hồ sơ thất nghiệp cho 1.403 người với số tiền chi trả 15.432 triệu đồng. Từ đầu năm đến nay đã giới thiệu việc làm cho 3.004 lao động đạt 60% kế hoạch năm, có 1.982 lao động có được việc làm ổn định, có 120 lao động xuất cảnh (Nhật Bản: 94 lao động, Hàn Quốc: 6 lao động, Đài Loan: 17 lao động, thị trường khác: 3 lao động), có 7.828 người đăng ký thất nghiệp và giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp cho 8.574 người với số tiền chi trả 91.180 triệu đồng.

    2. Chính sách xã hội:

    Trong tháng vận động quỹ đền ơn đáp nghĩa được 1.037 triệu đồng, tổ chức bàn giao 14 ngôi nhà tình nghĩa với tổng kinh phí 600 triệu đồng, sửa chữa 8 ngôi nhà tình nghĩa với tổng kinh phí 295 triệu đồng từ nguồn vận động. Tám tháng vận động quỹ đền ơn đáp nghĩa được 9.572 triệu đồng đạt 95,7% kế hoạch năm, bàn giao 76 ngôi nhà tình nghĩa với tổng kinh phí 3.080 triệu đồng đạt 58,5% kế hoạch năm, sửa chữa 33 ngôi nhà tình nghĩa với tổng kinh phí 795 triệu đồng đạt 94,3% kế hoạch năm từ nguồn vận động.

    Trung tâm công tác xã hội hiện đang quản lý 412 đối tượng trong đó 268 người khuyết tật nặng, 63 người khuyết tật đặc biệt nặng, 16 trẻ em bình thường, 31 người già neo đơn, 4 đối tượng chính sách và 5 người Campuchia do xã, phường giao nhận, quản lý tạm thời sau đó phối hợp với ngành chức năng làm thủ tục trả về nước và 20 đối tượng phục hồi chức năng theo đề án 1217; Quỹ bảo trợ trẻ em vận động được 46,9 triệu đồng tiền mặt, lũy kế từ đầu năm đến nay đã vận động trên 2 tỷ đồng. Hỗ trợ cho khoảng 247 lượt trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, đặc biệt toàn tỉnh thông qua các hoạt động trao học bổng, hỗ trợ phẫu thuật tim miễn phí …

    3. Chăm sóc sức khỏe:

    Công tác phòng chống dịch bệnh được theo dõi, giám sát thường xuyên. So với cộng dồn cùng kỳ có 10 bệnh tăng (bệnh thủy đậu tăng 90,1%, bệnh thương hàn tăng 80%, bệnh tay chân miệng tăng 67,6% và bệnh do liên cầu lợn ở người tăng 133,3%...), 8 bệnh giảm (bệnh sởi giảm 100%, bệnh cúm giảm 66,7%, bệnh uốn ván không phải sơ sinh giảm 58,8%,  bệnh viêm não vi rút giảm 54,5%...) và 10 bệnh tương đương (không xảy ra cas mắc).

    Từ đầu năm đến nay đã khám bệnh cho 3.712.065 lượt người tăng 7,6% so cùng kỳ, trong đó: số lượt người điều trị nội trú là 157.248 lượt người tăng 2,7%. Tình trạng quá tải cục bộ vẫn còn xảy ra tại một số đơn vị, chủ yếu quá tải khám bệnh. Công suất sử dụng giường bệnh bình quân của các cơ sở điều trị trong tháng đạt 106%, trong đó công suất sử dụng giường bệnh của các bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh đạt 132%, các bệnh viện chuyên khoa đạt 72%, các bệnh viện tuyến huyện đạt 69,5%... Trong tháng xảy ra 1 vụ ngộ độc thực phẩm với 103 người mắc tại công ty TNHH Wondo Vina - Chợ Gạo.

    Sốt xuất huyết đang là điểm nóng cả nước, Tiền Giang là một trong những tỉnh có số ca mắc bệnh cao; trong đó có 1 ca tử vong vào ngày 30/6, đây là trường hợp sốt xuất huyết diễn tiến nặng, nhanh, xuất huyết tiêu hóa, xuất huyết phổi. Trong tháng, xảy ra 430 ca mắc sốt Dengue và sốt xuất huyết Dengue. Tám tháng, có 1.776 ca mắc sốt Dengue và sốt xuất huyết Dengue, tăng 205% so cùng kỳ. Tính đến thời điểm báo cáo, tổng số cas nhiễm HIV là 4.766 người, tổng số cas AIDS là 1.722 người, tử vong do AIDS là 942 người...

    4. Giáo dục - Đào tạo:

    Toàn ngành Giáo dục và Đào tạo tiếp tục thực hiện Chỉ thị về nhiệm vụ giáo dục và đào tạo trong dịp hè và chuẩn bị cho năm học mới 2017-2018 và Quyết định số 2143/QĐ-UBND ngày 10/7/2017 ban hành kế hoạch thời gian năm học 2017-2018 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên của Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang. Các trường học chuẩn bị tốt các điều kiện cho ngày tựu trường ngày 7/8 (riêng giáo dục mầm non ngày 14/8) và tổ chức khai giảng năm học 2017-2018 vào ngày 5/9.

    Kỳ thi tuyển sinh đại học, cao đẳng chính quy năm 2017 của trường đại học Tiền Giang kết quả trúng tuyển đợt 1 như sau: hệ đại học có 1.333 thí sinh đạt 124,6%, số lượng nhập học tính đến ngày 14/8/2017 là 677 thí sinh đạt 63,3%; hệ cao đẳng có 775 thí sinh đạt 96,9%, số lượng nhập học là 405 thí sinh đạt 50,6%; tiếp tục nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển đại học, cao đẳng chính quy năm 2017 đợt 2 theo kế hoạch. 

    5. Văn hóa - thể thao:

    Trong tháng tổ chức lễ kỷ niệm 70 năm ngày thương binh liệt sĩ; trình Ủy ban nhân dân tỉnh ký ban hành kế hoạch tổ chức lễ hội quốc gia anh hùng dân tộc Trương Định năm 2017 và kế hoạch tổ chức kỷ niệm 50 năm ngày chiến thắng Ba Rài; triển khai kế hoạch liên hoan ban chủ nhiệm ấp - khu phố văn hóa tỉnh Tiền Giang năm 2017; kế hoạch liên hoan “Câu lạc bộ gia đình phát triển bền vững”, đội phòng, chống bạo lực gia đình tỉnh Tiền Giang lần thứ IV năm 2017; triển khai Đại hội thể dục thể thao cấp huyện, hướng tới Đại hội thể dục thể thao cấp tỉnh lần VIII năm 2018... Đội tuyên truyền lưu động tỉnh tổ chức phục vụ tại các huyện, thị phía Đông nhân dịp lễ hội quốc gia anh hùng dân tộc Trương Định, thực hiện 12 pano và 300 cờ các loại tuyên truyền kỷ niệm 70 năm ngày thương binh liệt sĩ; các huyện, thành, thị thực hiện 120 pano, 350 băng-rôn và hàng trăm cờ các loại nhân kỷ niệm các ngày lễ lớn và sự kiện trọng đại ở địa phương. Công tác thanh tra, kiểm tra thực hiện 1 cuộc thanh tra hành chính tại đoàn nghệ thuật tổng hợp Tiền Giang, thực hiện 6 cuộc kiểm tra chuyên ngành với 55 lượt kiểm tra.

    6. Tình hình trật tự an toàn xã hội:

    Trong tháng tội phạm về trật tự an toàn xã hội xảy ra 70 vụ, làm chết 1 người, bị thương 7 người, tài sản thiệt hại trị giá khoảng 2,5 tỷ đồng; tội phạm trộm cắp tài sản xảy ra 54 vụ. Điều tra khám phá án 41 vụ, xử lý 42 đối tượng, thu hồi tài sản trị giá khoảng 51 triệu đồng. Tội phạm và vi phạm pháp luật về ma túy: đã phát hiện, xử lý 5 vụ, 6 đối tượng có hành vi mua bán, vận chuyển, tàng trữ trái phép chất ma túy; qua công tác quản lý đối tượng đã phát hiện, xử lý hành chính 169 đối tượng sử dụng trái phép chất ma túy. Tội phạm và vi phạm pháp luật về kinh tế: phát hiện, xử lý 3 vụ, 3 đối tượng tàng trữ, vận chuyển, kinh doanh hàng cấm; 7 vụ, 7 đối tượng kinh doanh hàng hóa (máy trò chơi điện tử) không rõ nguồn gốc xuất xứ, vận chuyển hàng hóa không có hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc; phát hiện 31 tụ điểm cờ bạc, 2 vụ mua bán dâm, xử lý hành chính 148 đối tượng; trong đó, đã phát hiện, xử lý 1 tụ điểm cờ bạc dưới hình thức đá gà ăn thua bằng tiền, xử lý 24 đối tượng, thu giữ 83 triệu đồng.

    7. Tình hình trật tự an toàn giao thông: Theo báo cáo của Ngành công an từ 15/6 đến 15/7 như sau:

    Giao thông đường bộ: Tai nạn xảy ra 28 vụ, làm chết 14 người, bị thương 21 người; so tháng trước tai nạn tăng 3 vụ, số người chết giảm 2 người, số người bị thương tăng 7 người; so cùng kỳ tai nạn giảm 8 vụ, số người chết giảm 6 người, số người bị thương giảm 8 người. Tổng số vụ từ đầu năm đến nay xảy ra 211 vụ, làm chết 146 người, bị thương 132 người; so cùng kỳ tai nạn giảm 53 vụ, số người chết giảm 7 người, số người bị thương giảm 55 người. Vi phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ trong tháng xảy ra 9.933 vụ tăng 2.889 vụ so tháng trước và tăng 3.367 vụ so cùng kỳ, đã xử lý tạm giữ giấy tờ và phương tiện 5.429 vụ, tước giấy phép lái xe 708 vụ, phạt tiền 4.499 vụ với số tiền phạt 3.414 triệu đồng. Tổng số vụ vi phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ từ đầu năm đến nay xảy ra 52.361 vụ tăng 9.637 vụ so cùng kỳ, đã xử lý tạm giữ giấy tờ và phương tiện 34.174 vụ, tước giấy phép lái xe 4.257 vụ, phạt tiền 18.176 vụ với số tiền phạt 20.766 triệu đồng.

    Giao thông đường thủy: Trong tháng không xảy ra tai nạn. Từ đầu năm đến nay xảy ra 1 vụ giảm 3 vụ so cùng kỳ. Vi phạm trật tự an toàn giao thông đường thủy trong tháng xảy ra 1.972 vụ giảm 733 vụ so tháng trước và giảm 193 vụ so cùng kỳ, đã xử lý lập biên bản tạm giữ giấy tờ 362 vụ và phạt tiền tại chỗ 1.610 vụ với số tiền phạt 161 triệu đồng. Tính từ đầu năm đến nay tổng số vụ vi phạm an toàn giao thông đường thủy là 13.756 vụ tăng 2.087 vụ so cùng kỳ, đã xử lý lập biên bản tạm giữ giấy tờ 2.452 vụ và phạt tiền 11.304 vụ với số tiền phạt 1.141 triệu đồng.  

    8. Tình hình cháy nổ:

    Trong tháng xảy ra 6 vụ cháy (tăng 5 vụ so tháng trước), làm chết 1 người, tài sản thiệt hại ước tính khoảng 6,3 tỷ đồng, nguyên nhân do chập điện (4 vụ), bất cẩn trong sử dụng lửa (1 vụ), đang điều tra (1 vụ). Từ đầu năm đến nay xảy ra 26 vụ cháy (tăng 3 vụ so cùng kỳ), tài sản thiệt hại ước tính trên 10,2 tỷ đồng. Vi phạm môi trường phát hiện 5 vụ đã xử lý 2 vụ với tổng số tiền xử phạt 24 triệu đồng. Từ đầu năm đến nay phát hiện 56 vụ, đã xử lý 37 vụ với tổng số tiền xử phạt trên 595 triệu đồng.

SL ước tháng 8 -2017

Các tin cùng chuyên mục:
Hiển thị kết quả 1-10 (của 38)
Trang:1 - 2 - 3 - 4Trang đầu « Lùi · Tới » Trang cuối

Một số chỉ tiêu chủ yếu tháng 02 năm 2024 (tăng/giảm) so với cùng kỳ năm 2023 của tỉnh Tiền Giang (%)

Chỉ số sản xuất công nghiệp(*)

-18,0

Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng

+8,9

Khách quốc tế đến Tiền Giang

+25,9

Thực hiện vốn đầu tư ngân sách nhà nước

-12,3

Chỉ số giá tiêu dùng (*)

+1,05

(*): so với tháng trước.

1. Các chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2024 (xem chi tiết):

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế (theo giá so sánh 2010) tăng từ 7,0 – 7,5% so với năm 2023;

- Cơ cấu kinh tế: khu vực nông lâm nghiệp và thủy sản chiếm 35,1%, khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 29,6%, khu vực dịch vụ (bao gồm thuế sản phẩm) chiếm 35,3%.

- GRDP bình quân đầu người đạt 75,8 - 76,2 triệu đồng/người/năm;

- Tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 5 tỷ USD;

- Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội đạt 50.400 – 50.650 tỷ đồng;

- Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn 8.801 tỷ đồng;

- Tổng chi ngân sách địa phương 14.456 tỷ đồng;

- Số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới đạt 890 doanh nghiệp.

Tìm kiếm thông tin
Thông tin người dùng
User Online: 23
Truy cập: 2.003.359
Truy cập tháng: 76.581
User IP: 3.129.39.55

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ CỤC THỐNG KÊ TỈNH TIỀN GIANG
21 đường 30/4, phường 1, Thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang
ĐT: 0273. 3872582 - Fax: 0273. 3886 952 - Email:tiengiang@gso.gov.vn