Số 21 đường 30/4 - phường 1 - TP Mỹ Tho - tỉnh Tiền Giang               Hotline: 0273 3872 582               Email: tiengiang@gso.gov.vn

"CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, NGƯỜI LAO ĐỘNG CỤC THỐNG KÊ TỈNH TIỀN GIANG SỐNG VÀ LÀM VIỆC THEO HIẾN PHÁP VÀ PHÁP LUẬT"

 

 

Tổng Cục Thống kê

Cổng Thông tin điện tử

tỉnh Tiền Giang

                                                                                     - Hướng dẫn Đăng ký tài khoản (Xem Clip)

                                                                                     - Hướng dẫn tra cứu thông tin (Xem Clip)

                                                                                  - Hướng dẫn đăng ký hộ kinh doanh (Xem Clip)

                                                                                     - Hướng dẫn đăng ký khai sinh (Xem Clip)

Thăm Dò Ý Kiến
Thông tin bạn quan tâm nhất trên trang web này





Hỏi đáp & Hỗ trợ
Hỏi và đáp Tổng điều tra kinh tế năm 2017
Thứ hai, Ngày 20 Tháng 3 Năm 2017

Hỏi và đáp Tổng điều tra kinh tế năm 2017

  1. HỎI:

     Tổng điều tra kinh tế năm 2017 được thực hiện theo Quyết định nào và nhằm mục đích gì?

    TRẢ LỜI:

    Tổng điều tra kinh tế năm 2017 được thực hiện theo Quyết định số 1672/QĐ-TTg ngày 26 tháng 8 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ; và nhằm các mục đích sau:

    Một là, đánh giá sự phát triển về số lượng cơ sở và lao động của các cơ sở kinh tế, hành chính, sự nghiệp; kết quả sản xuất kinh doanh; mức độ ứng dụng công nghệ thông tin; cơ cấu và sự phân bổ của các cơ sở, của lao động theo địa phương, ngành kinh tế, hình thức sở hữu, đáp ứng yêu cầu quản lý của Đảng, nhà nước, các Bộ, ngành, địa phương;

    Hai là, tính toán chỉ tiêu thống kê chính thức của các chuyên ngành thống kê, chỉ tiêu Tổng sản phẩm trong nước, Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các chỉ tiêu thống kê khác thuộc Hệ thống tài khoản quốc gia; 

   Ba là, bổ sung số liệu và cập nhật cơ sở dữ liệu về doanh nghiệp, dàn mẫu tổng thể về cơ sở kinh tế, hành chính, sự nghiệp cho các cuộc điều tra chọn mẫu trong thời kỳ tiếp theo của ngành Thống kê, các Bộ, ngành và địa phương.

  1. HỎI:

    Điều tra thu thập thông tin về Tổng điều tra kinh tế năm 2017 được thực hiện trong phạm vi nào?

    TRẢ LỜI:

    Tổng điều tra kinh tế năm 2017 thực hiện trên phạm vi cả nước đối với các loại đơn vị điều tra thuộc các loại hình kinh tế, các ngành kinh tế nhằm thu thập thông tin cơ bản về các cơ sở kinh tế, cơ quan hành chính, Đảng, đoàn thể, hiệp hội đơn vị sự nghiệp, các chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài, cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng, các tổ chức phi chính phủ nước ngoài được cấp giấy phép hoạt động tại Việt Nam.

  1. HỎI:

Đối tượng, đơn vị điều tra trong Tổngđiều tra kinh tế năm 2017cần có điều kiện gì?

          TRẢ LỜI:

          Đối tượng, đơn vịđiều tra của Tổng điều tra kinh tế năm 2017 làcác cơ sở đang hoạt động sản xuất kinh doanh thuộc mọi loại hình kinh tế, các cơ quan Đảng, Nhà nước, đoàn thể, đơn vị sự nghiệp, hiệp hội, cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng, tổ chức phi Chính phủ nước ngoài, thỏa mãn cả ba điều kiện sau đây:

  • Có địa điểm cố định trên lãnh thổ Việt Nam để trực tiếp thực hiện hoặc quản lý, điều hành các hoạt động thuộc các ngành kinh tế;
  • Có chủ thể sở hữu và người đứng đầu chịu trách nhiệm quản lý, điều hành hoạt động, có lao động chuyên nghiệp;
  • Có thời gian hoạt động liên tục hoặc định kỳ theo mùa vụ hoặc theo tập quán kinh doanh.
  1. HỎI:

    Tổng điều tra kinh tế năm 2017 điều tra những đối tượng nào?

    TRẢ LỜI:

    Các đơn vị điều tra của Tổng điều tra kinh tế năm 2017 gồm 4 khối:

  1. Khối doanh nghiệp: Gồm các doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp ngoài nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, hạch toán kinh tế độc lập, được thành lập và chịu sự điều tiết bởi Luật Doanh nghiệp; Hợp tác xã/Liên hiệp hợp tác xã, Quỹ tín dụng nhân dân; các cơ sở trực thuộc doanh nghiệp; chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam.

          b) Khối hành chính, sự nghiệp: Gồm các cơ quan Đảng, Nhà nước, đoàn thể, đơn vị sự nghiệp, hiệp hội, hội, các cơ sở trực thuộc cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp, có sử dụng con dấu và tài khoản riêng, các tổ chức phi Chính phủ nước ngoài hoạt động tại Việt Nam.

           c) Khối cá thể: Gồm các cơ sở sản xuất, kinh doanh cá thể phi nông, lâm nghiệp, thủy sản. Cụ thể là cơ sở SXKD thuộc sở hữu của một người, một nhóm người hoặc một gia đình, chưa đăng ký hoạt động theo loại hình doanh nghiệp.

          d) Khối tôn giáo: Gồm các cơ sở thuộc các loại tôn giáo được nhà nước công nhận, các cơ sở tín ngưỡng.

  1. HỎI:

     Nội dung của Tổngđiều tra kinh tế năm 2017 bao gồm những gì?

    TRẢ LỜI:

    Nội dung điều tra bao gồm 6 nhóm thông tin sau:

    (1) Nhóm thông tin chung về cơ sở gồm: Thông tin định danh của cơ sở, ngành hoạt động sản xuất kinh doanh, loại hình sở hữu, loại hình tổ chức, cơ sở...;

    (2) Nhóm thông tin về lao động và thu nhập của người lao độnggồm: Thông tin về người đứng đầu cơ sở; lao động của cơ sở; thu nhập của người lao động;

    (3) Nhóm thông tin về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanhgồm: Tài sản, nguồn vốn, kết quả, chi phí của hoạt động sản xuất kinh doanh; thuế và các khoản nộp ngân sách; vốn đầu tư thực hiện; tiêu dùng năng lượng; tình hình sử dụng công nghệ trong các doanh nghiệp; các chỉ tiêu thống kê chuyên ngành trong Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia theo Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam 2007 và Hệ thống ngành sản phẩm Việt Nam 2010;

    (4) Nhóm thông tin về tình hình ứng dụng công nghệ thông tingồm: Sử dụng máy tính, mạng internet cho sản xuất kinh doanh; sử dụng hình thức thương mại điện tử qua hoạt động mua, bán hàng hóa, kinh doanh qua mạng internet;

    (5) Nhóm thông tin về tình hình tiếp cận các nguồn vốn của doanh nghiệpgồm: Mục tiêu, kết quả tiếp cận và lý do bị từ chối tiếp cận các nguồn vốn;

    (6) Nhóm thông tin chuyên đề về doanh nghiệpgồm: Đổi mới công nghệ trong các doanh nghiệp chế biến, chế tạo, gia công hàng hóa xuất, nhập khẩu với nước ngoài.

  1. HỎI:

    Thời điểm và thời gian điều tra được quy định như thế nào trong Tổngđiều tra kinh tế năm 2017?

    TRẢ LỜI:

    a) Thời điểm Tổng điều tra:

    -  Đối với khối doanh nghiệp và hành chính, sự nghiệp: Bắt đầu từ ngày 01/3/2017;

    - Đối với khối cá thể và khối tôn giáo: Bắt đầu từ ngày 01/7/2017.

    b) Thời gian Tổng điều tra

  • Đối với khối doanh nghiệp: chuẩn bị thu thập thông tin trong 15 ngày, từ ngày 01 đến 15/3/2017. Tiến hành thu thập thông tin trong 75 ngày, từ ngày 15/3 đến 31/5/2017;
  • Đối với khối hành chính, sự nghiệp: chuẩn bị thu thập thông tin trong 30 ngày, từ ngày 01 đến 31/03/2017. Tiến hành thu thập thông tin trong 60 ngày, từ ngày 01/4 đến 31/5/2017;
  • Đối với khối cá thể, tôn giáo: chuẩn bị thu thập thông tin trong 10 ngày, từ ngày 20 đến 30/6/2017. Tiến hành thu thập thông tin trong 30 ngày, từ ngày 01 đến 30/7/2017.
  1. HỎI:

          Những đơn vị điều tra nào không thuộc đối tượng của Tổng điều tra kinh tế năm 2017?

    TRẢ LỜI:

    Cuộc Tổng điều tra kinh tế năm 2017 không điều tra các đối tượng gồm:

    -   Các hộ sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản (đã điều tra trong Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản năm 2016);

  • Các đoàn ngoại giao, Đại sứ quán, Lãnh sự quán nước ngoài, các tổ chức quốc tế đang hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam.
  1. HỎI:

Các cơ sở tạm ngừng hoạt động vào thời điểm điều tra có phải là đơn vị điều tra không?

     TRẢ LỜI:

        Các cơ sở tạm ngừng SXKD theo thời vụ hoặc để đầu tư mở rộng quy mô SXKD, đổi mới công nghệ, sửa chữa, chuyển đổi mô hình pháp lý hoặc tổ chức, chờ sáp nhập, giải thể…nhưng bộ phận quản lý đang hoạt động, có thể trả lời thông tin trên phiếu vẫn là các đơn vị điều tra.

  1. HỎI:

    Các cơ sở đã đăng ký kinh doanh nhưng chưa hoạt động, đang trong giai đoạn đầu tư có phải là đơn vị điều tra không?

     TRẢ LỜI:

        Các cơ sở đã đăng ký kinh doanh nhưng chưa đi vào hoạt động, đang trong giai đoạn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng vẫn là các đơn vị điều tra và họ chỉ thực hiện 01 loại phiếu riêng là phiếu số 1C/TĐTKT-ĐTnhằm thu thập thông tin về đầu tư của họ.

  1. HỎI:

   Các phương pháp thu thập thông tin được áp dụng trongTổngđiều tra kinh tế năm 2017 là gì?

    TRẢ LỜI:

    Tổng điều tra kinh tế năm 2017áp dụng kết hợp phương pháp phỏng vấn trực tiếp và phương pháp gián tiếp tùy theo từng loại đơn vị điều tra:

    - Đối với các đơn vị điều tra thuộc khối doanh nghiệp và khối hành chính, sự nghiệp: Căn cứ vào tình hình thực tế của mỗi địa phương, kết hợp sử dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp (điều tra viên đến đơn vị điều tra, hỏi thông tin và ghi vào phiếu) và phương pháp gián tiếp (cơ quan Thống kê mời đại diện đơn vị điều tra tham dự tập huấn để nghe hướng dẫn ghi phiếu điều tra hoặc điều tra viên gửi phiếu đến đơn vị điều tra, hướng dẫn ghi phiếu trực tiếp hoặc qua các phương tiện thông tin, hẹn ngày gửi trả phiếu đã điền thông tin cho cơ quan thống kê).

    -Đối với các đơn vị điều tra thuộc khối cá thể và tôn giáo: Áp dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp.

  1. HỎI:

    Trong Tổng điều tra kinh tế năm 2017, ai là người chịu trách nhiệm cung cấp thông tin cho điều tra viên?

    TRẢ LỜI:

    Người cung cấp thông tin ở từng khối đơn vị điều tra như sau:

    - Khối doanh nghiệp: Là lãnh đạo doanh nghiệp, lãnh đạo phòng kế toán, phòng nhân sự và các phòng ban liên quan;

    - Khối hành chính, sự nghiệp: Là lãnh đạo cơ quan, lãnh đạo văn phòng cơ quan, bộ phận tổ chức, nhân sự, tài chính, công nghệ thông tin; người quản lý hoặc người phụ trách cơ sở trực thuộc cơ quan hành chính, sự nghiệp;

    -Khối cá thể và tôn giáo: Là chủ cơ sở hoặc người quản lý cơ sở, người bán hàng nếu người đó có thể trả lời đầy đủ, chính xác các thông tin trong phiếu điều tra.

  1. HỎI: doanh nghiệp là khối đơn vị điều tra rất quan trọng, vậy cần lưu ý gì về việc thu thập thông tin của họ

    TRẢ LỜI:Đối với các doanh nghiệp có cơ sở trực thuộc khác địa điểm với trụ sở chính, đơn vị ghi thông tin vào phiếu điều tra là trụ sở chính, nơi đặt bộ máy điều hành toàn doanh nghiệp, cơ sở trực thuộc có hoạt động nào thì phải ghi đủ thông tin về hoạt động đó theo phiếu chuyên ngành tương ứng. Số liệu tổng doanh thu, chi phí, lao động…của các cơ sở trực thuộc và văn phòng trụ sở chính phải bằng số liệu ghi cho toàn doanh nghiệp nhằm tổng hợp được số liệu theo địa bàn

  1. HỎI:

    Làm thế nào để nhận biết được điều tra viên khi đến hộ phỏng vấn?

    TRẢ LỜI:

    Điều tra viên là người được Ban Chỉ đạo Tổng điều tra cấp xã tuyển dụng, được Ban Chỉ đạo Tổng điều tra cấp huyện tập huấn nghiệp vụ điều tra để thu thập thông tin của Tổng điều tra theo quy định của phương án và quy trình thu thập thông tin được cấp có thẩm quyền quy định.

    Điều tra viên khi đến hộ phải đeo thẻ ĐIỀU TRA VIÊN do Ban Chỉ đạo Tổng điều tra cấp tỉnh cấp phát.

  1. HỎI:

    Pháp luật hiện hành của nước ta quy định về quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân được điều tra thống kê như thế nào?

    TRẢ LỜI:

          Theo Điều 33 Luật Thống kê năm 2015 (có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2016) quy định quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân được điều tra Thống kê như sau:

    1. Tổ chức, cá nhân được điều tra thống kê có các quyền sau đây:

    a) Được thông báo về quyết định, mục đích, yêu cầu, phạm vi, nội dung chủ yếu và thời hạn của cuộc điều tra;

    b) Được bảo đảm bí mật thông tin đã cung cấp cho điều tra viên thống kê theo quy định tại Điều 57 của Luật này;

    c) Khiếu nại, tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về điều tra thống kê.

    2. Tổ chức, cá nhân được điều tra thống kê có các nghĩa vụ sau đây:

    a) Cung cấp thông tin trung thực, chính xác, đầy đủ và đúng thời hạn theo yêu cầu của điều tra viên thống kê hoặc cơ quan tiến hành điều tra thống kê;

    b) Không được từ chối hoặc cản trở việc cung cấp thông tin điều tra thống kê;

    c) Chịu sự kiểm tra của cơ quan tiến hành điều tra thống kê và thanh tra chuyên ngành thống kê về thông tin đã cung cấp.

  1. HỎI:

    Pháp luật hiện hành của nước ta quy định về bảo mật thông tin thống kê như thế nào?

    TRẢ LỜI:

    Điều 57 Luật Thống kê năm 2015 quy định về bảo mật thông tin như sau:

    1. Các loại thông tin thống kê Nhà nước phải được giữ bí mật gồm:

    a) Thông tin gắn với tên, địa chỉ cụ thể của từng tổ chức, cá nhân, trừ trường hợp tổ chức, cá nhân đó đồng ý hoặc luật có quy định khác;

    b) Thông tin thống kê chưa được người có thẩm quyền công bố;

    c) Thông tin thống kê thuộc danh mục bí mật Nhà nước.

    2. Việc bảo mật thông tin thống kê Nhà nước được thực hiện theo quy định của pháp luật.

  1.  HỎI:

    Những thông tin do đơn vị điều tra cung cấp có được giữ kín không? Có dùng cho các mục đích khác không?

    TRẢ LỜI:

    Thông tin của đơn vị điều tra được bảo mật theo quy định của Luật Thống kê và chỉ dùng để tổng hợp chung cho từng địa bàn điều tra, từng thôn, ấp, bản và từng cấp hành chính (xã, huyện, tỉnh, toàn quốc), không dùng cho bất kỳ mục đích nào khác.

  1. HỎI:

    Khi cần tìm hiểu thêm thông tin liên quan tới cuộc Tổng điều tra kinh tế năm 2017, có thể hỏi ở đâu?

    TRẢ LỜI:

    Trường hợp cần tìm hiểu thông tin liên quan đến Tổng điều tra kinh tế năm 2017có thể truy cập trang web: www.gso.gov.vn hoặc liên hệ qua Tổ Thường trực Tổng điều tra kinh tế Trung ương, có trụ sở đặt tại Vụ Thống kê Thương mại và Dịch vụ (Tổng cục Thống kê).

    Địa chỉ: Số 6B Hoàng Diệu - Ba Đình - Hà Nội;

    Điện thoại:(04) 38435454, (04) 37343796, (04) 37343797, (04) 38463461;

    Hoặc gửi thư điện tử qua địa chỉ Email: thuongmai@gso.gov.vn.

    Tổng cục Thống kê hoan nghênh tinh thần hợp tác và giúp đỡ của tất cả người dân, chính quyền các cấp vàcác đơn vị điều tra để cuộc Tổng điều tra kinh tế năm 2017 thực hiện thành công./.

 

Các tin cùng chuyên mục:

Một số chỉ tiêu chủ yếu tháng 02 năm 2024 (tăng/giảm) so với cùng kỳ năm 2023 của tỉnh Tiền Giang (%)

Chỉ số sản xuất công nghiệp(*)

-18,0

Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng

+8,9

Khách quốc tế đến Tiền Giang

+25,9

Thực hiện vốn đầu tư ngân sách nhà nước

-12,3

Chỉ số giá tiêu dùng (*)

+1,05

(*): so với tháng trước.

1. Các chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2024 (xem chi tiết):

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế (theo giá so sánh 2010) tăng từ 7,0 – 7,5% so với năm 2023;

- Cơ cấu kinh tế: khu vực nông lâm nghiệp và thủy sản chiếm 35,1%, khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 29,6%, khu vực dịch vụ (bao gồm thuế sản phẩm) chiếm 35,3%.

- GRDP bình quân đầu người đạt 75,8 - 76,2 triệu đồng/người/năm;

- Tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 5 tỷ USD;

- Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội đạt 50.400 – 50.650 tỷ đồng;

- Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn 8.801 tỷ đồng;

- Tổng chi ngân sách địa phương 14.456 tỷ đồng;

- Số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới đạt 890 doanh nghiệp.

Tìm kiếm thông tin
Thông tin người dùng
User Online: 17
Truy cập: 1.933.975
Truy cập tháng: 50.408
User IP: 18.209.209.28

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ CỤC THỐNG KÊ TỈNH TIỀN GIANG
21 đường 30/4, phường 1, Thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang
ĐT: 0273. 3872582 - Fax: 0273. 3886 952 - Email:tiengiang@gso.gov.vn