Số 21 đường 30/4 - phường 1 - TP Mỹ Tho - tỉnh Tiền Giang               Hotline: 0273 3872 582               Email: tiengiang@gso.gov.vn

"CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, NGƯỜI LAO ĐỘNG CỤC THỐNG KÊ TỈNH TIỀN GIANG SỐNG VÀ LÀM VIỆC THEO HIẾN PHÁP VÀ PHÁP LUẬT"

 

 

Tổng Cục Thống kê

Cổng Thông tin điện tử

tỉnh Tiền Giang

                                                                                     - Hướng dẫn Đăng ký tài khoản (Xem Clip)

                                                                                     - Hướng dẫn tra cứu thông tin (Xem Clip)

                                                                                  - Hướng dẫn đăng ký hộ kinh doanh (Xem Clip)

                                                                                     - Hướng dẫn đăng ký khai sinh (Xem Clip)

Thăm Dò Ý Kiến
Thông tin bạn quan tâm nhất trên trang web này





Năm 2020
Tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Tiền Giang Tháng 8 năm 2020
Thứ bảy, Ngày 29 Tháng 8 Năm 2020

    I. SẢN XUẤT NÔNG LÂM NGHIỆP VÀ THỦY SẢN

    1. Nông nghiệp

    Cây lương thực có hạt: trong tháng gieo trồng 489 ha, sản lượng thu hoạch 8.181 tấn; ước tính đến cuối tháng 8/2020, gieo trồng 136.646 ha, đạt 78,5% kế hoạch, giảm 15,1% so cùng kỳ, sản lượng thu hoạch 529.255 tấn; trong đó: cây lúa gieo sạ 133.448 ha, thu hoạch 80.868 ha, sản lượng thu hoạch 518.967 tấn.

    - Cây lúa:

    Vụ Hè Thu (gồm Xuân Hè và Hè Thu): trong tháng gieo sạ 248 ha, nâng diện tích xuống giống 75.844 ha, diện tích thu hoạch chủ yếu là lúa vụ Xuân Hè 24.176 ha, năng suất 60 tạ/ha, tăng 7,7% so cùng kỳ; sản lượng 144.997 tấn.

    Giá lúa những ngày qua ở Đồng bằng sông Cửu Long tăng cao, mặt hàng tăng giá mạnh nhất là lúa IR504 bán tại ruộng tăng từ 100 - 200 đ/kg, các loại lúa thơm tăng 50 - 200 đ/kg. Trong bối cảnh dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp, nhu cầu về lúa gạo của thế giới đã và đang tăng lên khi người dân hạn chế ra ngoài vì lo ngại dịch bệnh thì các bữa ăn ở nhà sẽ nhiều hơn và sẽ tiêu thụ nhiều lương thực hơn. 

    - Cây ngô: trong tháng gieo trồng 241 ha, thu hoạch 386 ha với sản lượng 1.363 tấn. Tám tháng gieo trồng 3.198 ha, đạt 81,5% kế hoạch, giảm 9,9% so cùng kỳ; thu hoạch 2.888 ha, năng suất quy thóc 35,6 tạ/ha với sản lượng quy thóc 10.288 tấn, đạt 72,6% kế hoạch, giảm 3,5% so cùng kỳ chủ yếu do diện tích gieo trồng giảm.

    Cây rau đậu các loại: trong tháng gieo trồng 6.157 ha, thu hoạch 3.403 ha với sản lượng 80.789 tấn. Tám tháng gieo trồng 48.553 ha, đạt 84,2% kế hoạch, giảm 11,9% so cùng kỳ; thu hoạch 41.355 ha với sản lượng 814.956 tấn, đạt 70,2% kế hoạch, giảm 8,2% so cùng kỳ (trong đó: rau các loại 48.360 ha, thu hoạch 41.203 ha với sản lượng 814.495 tấn).

    Chăn nuôi: ước thời điểm 01/8/2020 tổng đàn gia súc, gia cầm của tỉnh như sau: đàn bò 118 ngàn con, giảm 2%; đàn lợn 247,3 ngàn con, giảm 42%; đàn gia cầm (không kể chim cút) 16,7 triệu con, tăng 12,7% so cùng kỳ.

   2. Lâm nghiệp:

    Tổng diện tích đất có rừng trên địa bàn tỉnh đến 01/8/2020 là 1.924 ha (không bao gồm diện tích rừng thuộc đất an ninh quốc phòng), bao gồm: rừng phòng hộ 1.339 ha, rừng sản xuất 585 ha. Từ đầu năm đến nay, trên địa bàn tỉnh  không xảy ra cháy rừng.

    Ước tháng 8/2020, toàn tỉnh thực hiện trồng mới được 143,6 ngàn cây phân tán, nâng tổng số cây trồng 518,9 ngàn cây các loại, so cùng kỳ giảm 2%. Những cây trồng mới chủ yếu là cây bạch đàn, tràm bông vàng lấy bóng mát, để chắn bụi, gió cặp theo các tuyến đường đi, tuyến kênh, bờ đê ở huyện Tân Phước, Gò Công Đông.

    3. Thủy hải sản:

    Trong tháng, thủy sản các loại thả nuôi 845 ha, giảm 12,1% so cùng kỳ; Tám tháng thả nuôi 13.819 ha, đạt 88% kế hoạch và giảm 0,2% so cùng kỳ; thủy sản nước ngọt nuôi 3.992 ha, giảm 4,9% so cùng kỳ do giá nhiều loại thủy sản vẫn ở mức thấp, trong đó giá cá tra bị ảnh hưởng nhiều nhất từ dịch Covid-19 nhiều doanh nghiệp chế biến cá bị hoãn, hủy hoặc không có đơn hàng mới; thủy sản nước mặn, lợ nuôi 9.827 ha, tăng 1,9% so cùng kỳ, diện tích tăng chủ yếu do thời tiết thích hợp cho các hộ nuôi tôm thâm canh và quảng canh, tình hình dịch bệnh đến nay đã ổn định.

    Sản lượng thủy sản trong tháng ước thu hoạch 28.710 tấn, giảm 5,2% so cùng kỳ. Tám tháng thu hoạch 226.511 tấn, đạt 73,7% kế hoạch, tăng 0,7% so cùng kỳ; trong đó: sản lượng thu hoạch từ nuôi 118.542 tấn, đạt 68,6% kế hoạch, giảm 4,2% so cùng kỳ; sản lượng khai thác 107.969 tấn, đạt 80,1% kế hoạch, tăng 6,6% so cùng kỳ.

    II. SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP

    Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 8/2020 tăng 0,9% so với tháng trước và tăng 0,2% so cùng kỳ. Các ngành chiếm tỷ trọng lớn trong giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh có chỉ số tăng so cùng kỳ, như: sản xuất trang phục tăng 23,2%, sản xuất kim loại tăng 32,3%, sản xuất thiết bị điện tăng 112,1%...

    Chỉ số sản xuất công nghiệp 8 tháng đầu năm 2020 tăng 0,8% so cùng kỳ; trong đó: ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 0,4%; sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí tăng 4,3%; cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 11,4%.

    Chỉ số sử dụng lao động của doanh nghiệp công nghiệp tháng 8/2020 so tháng trước tăng 0,5%; trong đó: doanh nghiệp ngoài quốc doanh tăng 0,4%, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng 0,5%. Chỉ số sử dụng lao động của doanh nghiệp công nghiệp tháng 8/2020 so với cùng kỳ giảm 12,2%; trong đó: doanh nghiệp nhà nước giảm 2,4%, doanh nghiệp ngoài quốc doanh giảm 13,5%, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài giảm 12,2%. Chỉ số sử dụng lao động của doanh nghiệp công nghiệp cộng dồn từ đầu năm đến cuối tháng 8 năm 2020 giảm 8,5%; trong đó: doanh nghiệp nhà nước giảm 1%, doanh nghiệp ngoài quốc doanh giảm 9%, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài giảm 8,6%. Chia theo ngành công nghiệp: ngành công nghiệp chế biến chế tạo giảm 8,7%, sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí tăng 3,3%, cung cấp nước, hoạt động quản lý rác thải, nước thải giảm 2,2%.

    * Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo:

    - Chỉ số tiêu thụ tháng 8/2020 so với tháng trước giảm 11,5% và giảm 21,2% so cùng kỳ. Chỉ số tiêu thụ ngành công nghiệp chế biến, chế tạo cộng dồn từ đầu năm đến cuối tháng 8 năm 2020 giảm 26,1%. Một số ngành có chỉ số tiêu thụ tăng cao: dệt tăng 0,6%; sản xuất trang phục tăng 19,2%; sản xuất sản phẩm cao su và plastic tăng 0,3%; sản xuất kim loại tăng 0,6%... Bên cạnh đó một số ngành có chỉ số tiêu thụ giảm so cùng kỳ là: sản xuất chế biến thực phẩm giảm 42,2%; sản xuất đồ uống giảm 3,2%; sản xuất da giảm 28,1%; chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ giảm 22,4%…

    - Chỉ số tồn kho tháng 8/2020 so với tháng trước tăng 39,7% và so với cùng kỳ tăng 97,9%. Một số ngành có chỉ số tồn kho tăng cao so với cùng kỳ là: sản xuất chế biến thực phẩm tăng 5,3%; sản xuất đồ uống bằng gấp 5,8 lần; dệt tăng 98,5%; sản xuất trang phục bằng gấp 11,5 lần... Bên cạnh đó một số ngành có chỉ số tồn kho giảm so cùng kỳ là: sản xuất da giảm 56,7%; sản xuất thuốc, hoá dược và dược liệu giảm 2,8%; sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic giảm 65,2%; sản xuất thiết bị điện giảm 70,8%...

    III. ĐẦU TƯ - XÂY DỰNG

    Tổng vốn đầu tư thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước do địa phương quản lý thực hiện trong tháng là 548 tỷ đồng, tăng 78,5% so cùng kỳ. Tám tháng đầu năm 2020 thực hiện 2.621 tỷ đồng, đạt 68,8% kế hoạch, tăng 60,9% so cùng kỳ.

    Nguồn vốn ngân sách nhà nước cấp tỉnh thực hiện 1.965 tỷ đồng, đạt 66,2% kế hoạch, tăng 54,3% so cùng kỳ, chiếm 75% tổng số; trong đó: vốn trung ương hỗ trợ đầu tư theo mục tiêu thực hiện 384 tỷ đồng, tăng 51,1%, vốn xổ số kiến thiết thực hiện 923 tỷ đồng, tăng 53,7% so cùng kỳ... Các ngành các cấp yêu cầu các ban quản lý chủ đầu tư tập trung điều kiện đẩy nhanh tiến độ, đồng thời thực hiện các biện pháp phòng chống dịch Covid-19 để không ảnh hưởng đến tiến độ thi công.

    Nguồn vốn ngân sách nhà nước cấp huyện thực hiện 488 tỷ đồng, đạt 107,7% kế hoạch, tăng 100,1% so cùng kỳ, chiếm 18,6% tổng số; trong đó: vốn tỉnh hỗ trợ đầu tư theo mục tiêu thực hiện 234 tỷ đồng, tăng 164,5% so cùng kỳ...

    Nguồn vốn ngân sách nhà nước cấp xã thực hiện 168 tỷ đồng, đạt 43,2% kế hoạch, tăng 49,6% so cùng kỳ, chiếm 6,4% tổng số; trong đó: vốn huyện hỗ trợ đầu tư theo mục tiêu thực hiện 119 tỷ đồng, tăng 36% so cùng kỳ...

    IV. THƯƠNG MẠI - GIÁ CẢ - DỊCH VỤ

    1. Tổng doanh thu bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng:

    Tổng doanh thu bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng trong tháng thực hiện 5.632 tỷ đồng, tăng 5,4% so tháng trước và tăng 8,6% so cùng kỳ. Một số nhóm hàng hóa tăng mạnh do nhu cầu mua sắm chuẩn bị cho năm học mới vào đầu tháng 9 như: quần áo học sinh - nhóm hàng may mặc, tăng 15,6%, sách giáo khoa và đồ dùng học tập - nhóm vật phẩm văn hóa giáo dục, tăng 10,8%...

    Tám tháng đầu năm 2020, tổng doanh thu bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng thực hiện 39.886 tỷ đồng, đạt 58,7% kế hoạch, giảm 1,4% so cùng kỳ. Phân theo ngành kinh tế: thương nghiệp 32.376 tỷ đồng, tăng 1,2%; lưu trú 37 tỷ đồng, giảm 58%; ăn uống 3.593 tỷ đồng, giảm 15,9%; du lịch lữ hành 25 tỷ đồng, giảm 69,1%; dịch vụ tiêu dùng khác 3.855 tỷ đồng, giảm 4,7% so cùng kỳ.

    2. Xuất - Nhập khẩu:

    a. Xuất khẩu:

    Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa trong tháng thực hiện 296 triệu USD; trong đó: kinh tế ngoài nhà nước 51 triệu USD, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài 240 triệu USD. Tám tháng xuất khẩu 1.931 triệu USD, đạt 56,8% kế hoạch, giảm 4,9% so cùng kỳ; trong đó: kinh tế nhà nước 26 triệu USD, tăng 40,5%; kinh tế ngoài nhà nước 398 triệu USD, giảm 15,1%; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài 1.507 triệu USD, giảm 2,4% so cùng kỳ.

    Tình hình xuất khẩu các mặt hàng chủ lực của tỉnh như sau:

    - Thủy sản: ước tính tháng 8/2020 xuất 9.799 tấn, về trị giá đạt 24 triệu USD. Tám tháng xuất 73.364 tấn, giảm 15,8%; về trị giá đạt 178,4 triệu USD, giảm 26,5% so cùng kỳ.

    - Gạo: ước tính tháng 8/2020 xuất 15.091 tấn, về giá trị đạt 8 triệu USD. Tám tháng xuất 160.639 tấn, tăng 59,9%, về trị giá đạt 82,7 triệu USD, tăng 77,9% so cùng kỳ.

    - May mặc: ước tính tháng 8/2020 xuất 38.128 ngàn sản phẩm, về giá trị xuất đạt 67,1 triệu USD. Tám tháng kim ngạch xuất khẩu đạt 372,7 triệu USD, giảm 6,5% so cùng kỳ.

    Ngoài các mặt hàng chủ yếu, trị giá xuất khẩu một số mặt hàng trong 8 tháng năm 2020 như: hàng rau quả xuất 17,3 triệu USD, giảm 21,2%; sản phẩm mây, tre, cói, thảm xuất 5,6 triệu USD, giảm 7,3%; xơ, sợi dệt các loại 39,9 triệu USD, tăng 12,9%; sản phẩm từ chất dẻo 125,7 triệu USD, tăng 18,9%; giày dép các loại 297,4 triệu USD, giảm 2,4%... so cùng kỳ.

    b. Nhập khẩu:

    Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa trong tháng 8/2020 đạt 113 triệu USD, chủ yếu ở thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Tám tháng, kim ngạch nhập khẩu 954 triệu USD, đạt 47,7% kế hoạch, giảm 16,4% so cùng kỳ; trong đó: kinh tế ngoài nhà nước nhập 58 triệu USD, giảm 32,4%, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài nhập 896 triệu USD, giảm 15,3% so cùng kỳ. Nguyên liệu nhập khẩu 8 tháng chủ yếu các mặt hàng như vải các loại 131,7 triệu USD, giảm 4,8%; nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày 158,7 triệu USD, giảm 44,2%; kim loại thường khác 360 triệu USD, tăng 35,6%... so cùng kỳ.

    3. Chỉ số giá:

   Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 8/2020 tăng 0,14% so tháng 7/2020 (thành thị tăng 0,2%, nông thôn tăng 0,13%); so cùng kỳ tăng 3,22%. So với tháng 7/2020, trong 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ chính có 10 nhóm tăng: hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 0,13%; đồ uống và thuốc lá tăng 0,02%; may mặc, mũ nón, giày dép tăng 0,25%; nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng tăng 0,06%... Riêng nhóm bưu chính viễn thông chỉ số giá ổn định.

    Nguyên nhân chỉ số giá tiêu dùng tháng 8/2020 tăng so tháng 7/2020:

    - Gạo tăng 0,59%, do việc xuất khẩu đang gặp nhiều thuận lợi và đang vào thời điểm đã thu hoạch xong lúa Xuân Hè nên sản lượng ít, giá tăng nhẹ, góp phần làm tăng CPI chung khoảng 0,02%.

    - Thịt gia cầm tăng 1,93%, do sản lượng xuất chuồng ít; giá rau tươi, khô và chế biến tăng 0,81% do vào mùa mưa một số loại hoa màu khó trồng như: cà chua, bắp cải... năng suất thu hoạch giảm làm sản lượng thấp, giá tăng; đường mật tăng 0,55% và bơ sữa tăng 0,49% do nhu cầu tăng để sản xuất bánh trung thu.

    - Chuẩn bị bước vào năm học mới 2020 - 2021 nhu cầu may mặc, mua sắm quần áo của học sinh tăng như làm cho giá vải tăng 0,46%, quần áo may sẵn tăng 0,3%.

    - Giá gas tăng 0,76% (tăng 2.000 đồng/bình 12kg) vào ngày 01/8/2020; giá dầu hoả tăng 1,96% (tăng 170 đồng/lít) vào ngày 28/7/2020, tác động đến nhóm gas và các loại chất đốt khác tăng 0,72% so tháng trước, đóng góp vào mức tăng CPI chung tăng khoảng 0,01%.

    - Giá xăng E5 sinh học tăng 1,05% (tăng 150 đồng/lít); giá dầu diezen 0,05S tăng 1,35% (tăng 90 đồng/lít) vào ngày 28/7/2020. Tác động nhóm nhiên liệu tăng 0,4%, góp phần làm tăng CPI chung khoảng 0,02%.

    Bên cạnh đó, một số mặt hàng có chỉ số giá giảm nhưng tỷ trọng quyền số nhỏ nên tác động chưa đủ lớn đến chỉ số giá tiêu dùng chung như:

    - Giá thịt lợn giảm 1,93%: sau thời gian dài giá thịt lợn trên thị trường luôn đứng ở mức cao, do ảnh hưởng bệnh dịch tả lợn Châu Phi, đến 8/2020 giá thịt lợn giảm là do sự điều hành quyết liệt của Chính phủ cùng với sự phối hợp đồng bộ tốt của các bộ, ngành có liên quan góp phần làm hạ nhiệt giá thịt lợn trên thị trường. Cùng với đó, giá thịt bò giảm 0,42%, nội tạng động vật giảm 0,99%. Giá thịt thịt lợn quay, giò, chả giảm 1,98%, mỡ lợn giảm 1,75%.

    - Quả tươi và chế biến giảm 0,02% do đang vào mùa thu hoạch một số loại trái cây như: thanh long, cam, quít…

    - Giá nước sinh hoạt giảm 0,68%, điện giảm 0,18% do Tỉnh còn áp dụng việc hỗ trợ giảm giá điện, nước sinh hoạt cho các khách hàng sử dụng bị ảnh hưởng của dịch Covid-19; mặc khác, tại Tiền Giang thời tiết mưa nhiều, dẫn đến người dân sử dụng điện, nước sinh hoạt giảm.

    Chỉ số giá tiêu dùng bình quân 8 tháng năm 2020 so cùng kỳ tăng 3,67%, một số nhóm hàng có giá tăng nhiều trong 8 tháng năm 2020 so cùng kỳ như: nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 10,29%; nhóm giáo dục tăng 6,72; nhóm hàng hóa và dịch vụ khác tăng 3,67%; nhóm đồ uống và thuốc lá tăng 2,38%; nhóm thuốc và dịch vụ y tế tăng 1,54%; nhóm văn hóa, giải trí và du lịch tăng 0,62%...

    Chỉ số giá vàng 24 kara Ngọc Thẩm trong tháng 8/2020 tăng 11,19% so tháng trước, giá bình quân tháng 8/2020 là 5.517 ngàn đồng/chỉ, tăng 1.471 ngàn đồng/chỉ so cùng kỳ.

    Chỉ số giá đô la Mỹ trong tháng 8/2020 giảm 0,07% so tháng trước, giá bình quân 23.270 đồng/USD, giảm 5 đồng/USD so cùng kỳ.

    4. Du lịch:        

    Hiện nay, tình hình Covid-19 trên cả nước đang diễn biến phức tạp khi hàng ngày đều có ca mắc mới làm cho hoạt động du lịch lữ hành bị hạn chế, lượng khách du lịch đến Tiền Giang cũng giảm mạnh, kéo theo các dịch vụ lưu trú, ăn uống cũng bị giảm. Khách du lịch đến trong tháng 8/2020 được 46,7 ngàn lượt khách, giảm 30% so tháng trước và giảm 71,2% so cùng kỳ; trong đó: khách du lịch quốc tế 100 lượt khách, giảm 99,8% so cùng kỳ. Doanh thu lưu trú, ăn uống, du lịch lữ hành và dịch vụ tiêu dùng khác trong tháng 8 đạt 1.091 tỷ đồng, tăng 0,1% so tháng trước và tăng 5,6% so cùng kỳ.

    Tính chung tám tháng đầu năm 2020, lượt khách du lịch đến Tiền Giang là 559,5 ngàn lượt khách, đạt 25,4% kế hoạch và giảm 58,2% so cùng kỳ; trong đó: khách quốc tế 95,7 ngàn lượt khách, đạt 10,6% kế hoạch, giảm 77,6% so cùng kỳ. Tổng doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống, dịch vụ lữ hành và hoạt động hỗ trợ du lịch đạt 7.510 tỷ đồng, giảm 11,5% so cùng kỳ; trong đó: doanh thu dịch vụ ăn uống chiếm tỷ trọng 47,8%, ước đạt 3.593 tỷ đồng, giảm 15,9%; lưu trú đạt 37 tỷ đồng, giảm 58% so cùng kỳ...

    5. Vận tải:

    Doanh thu vận tải, kho bãi và dịch vụ hỗ trợ vận tải trong tháng thực hiện 160 tỷ đồng, giảm 1,9% so tháng trước và giảm 22,8% so cùng kỳ. Tám tháng thực hiện 1.327 tỷ đồng, giảm 16,4% so cùng kỳ; trong đó: doanh thu vận tải hành khách thực hiện 377 tỷ đồng, giảm 25,6%; doanh thu vận tải hàng hóa thực hiện 812 tỷ đồng, giảm 12,8% so cùng kỳ. Doanh thu vận tải đường bộ thực hiện 637 tỷ đồng, giảm 21,8%; doanh thu vận tải đường thủy thực hiện 553 tỷ đồng, giảm 11,6%; doanh thu kho bãi, dịch vụ hỗ trợ vận tải 137 tỷ đồng, giảm 7,7% so cùng kỳ.

    Vận tải hành khách trong tháng đạt 2.969 ngàn hành khách, giảm 7,1% so tháng trước và giảm 11,2% so cùng kỳ; luân chuyển 51.054 ngàn hành khách.km, giảm 2,5% so tháng trước và giảm 24,7% so cùng kỳ. Tám tháng, vận chuyển 22.868 ngàn hành khách, giảm 25,2% so cùng kỳ; luân chuyển 395.995 ngàn hành khách.km, giảm 28% so cùng kỳ; trong đó: vận tải đường bộ 9.788 ngàn hành khách, giảm 17,3% và luân chuyển 376.472 ngàn hành khách.km, giảm 27,2% so cùng kỳ; vận tải đường thủy 13.080 ngàn hành khách, giảm 30,2% và luân chuyển 19.523 ngàn hành khách.km, giảm 40,8% so cùng kỳ.

    Vận tải hàng hóa trong tháng đạt 910 ngàn tấn, giảm 2,7% so tháng trước và giảm 21,4% so cùng kỳ; luân chuyển 119.128 ngàn tấn.km, giảm 1,7% so tháng trước và giảm 25,2% so cùng kỳ. Tám tháng, vận tải 7.609 ngàn tấn hàng hóa, giảm 16,6% so cùng kỳ; luân chuyển 988.562 ngàn tấn.km, giảm 16,5% so cùng kỳ; trong đó: vận tải đường bộ 1.644 ngàn tấn, giảm 22,6% và luân chuyển 202.799 ngàn tấn.km, giảm 26,5% so cùng kỳ; vận tải đường thủy 5.965 ngàn tấn, giảm 14,7% và luân chuyển 785.763 ngàn tấn.km, giảm 13,4% so cùng kỳ.

    Doanh thu, sản lượng vận chuyển, luân chuyển hàng hoá và hành khách ước tính tháng 8/2020 so với tháng trước giảm do (i) ảnh hưởng đợt bùng phát dịch bệnh Covid-19 lần 2 tại Đà Nẵng, tác động trực tiếp đến kết quả hoạt động vận tải, kho bãi; (ii) hiện nay đang vào mùa hè, nhu cầu đi lại của học sinh, sinh viên giảm.

    6. Bưu chính viễn thông:

    Doanh thu trong tháng 8/2020 đạt 264 tỷ đồng, tăng 1,1% so tháng trước và tăng 11,9% so cùng kỳ; trong đó: doanh thu bưu chính đạt 22 tỷ đồng, tăng 1,1% và viễn thông 242 tỷ đồng, tăng 1,1% so tháng trước. Tám tháng doanh thu dịch vụ bưu chính, viễn thông đạt 2.021 tỷ đồng, tăng 9,2% so cùng kỳ; trong đó: doanh thu bưu chính đạt 165 tỷ đồng, tăng 26,6% và viễn thông 1.856 tỷ đồng, tăng 7,8% so cùng kỳ.

    Tổng số thuê bao điện thoại có trên mạng đến cuối tháng 8/2020 là 105.906 thuê bao, mật độ bình quân đạt 6 thuê bao/100 dân (chỉ tính thuê bao cố định và di động trả sau). Thuê bao internet có trên mạng cuối tháng 8/2020 là 247.890 thuê bao, mật độ internet bình quân đạt 14,1 thuê bao/100 dân. Số lượng điện thoại cố định có dây, không dây tiếp tục giảm, do thị trường phát triển thuê bao dần bảo hòa dẫn đến khách hàng dần chuyển sang sử dụng điện thoại di động, trong đó chủ yếu là điện thoại di động trả trước. Số thuê bao điện thoại di động có sử dụng internet (3G, 4G) đến cuối tháng 7/2020 là 1.287.081 thuê bao.

    V. TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG

    1. Tài chính:

    Tổng thu ngân sách nhà nước trong tháng thực hiện 1.109 tỷ đồng; trong đó: thu ngân sách trên địa bàn 955 tỷ đồng, thu từ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 300 tỷ đồng. Tám tháng, thu 15.069 tỷ đồng, đạt 101,3% kế hoạch, tăng 23,3% so cùng kỳ; trong đó: thu ngân sách trên địa bàn thực hiện 7.053 tỷ đồng, đạt 63,4% dự toán và giảm 4,9% so cùng kỳ; thu nội địa 6.888 tỷ đồng, đạt 63,7% dự toán, giảm 4,7% so cùng kỳ (trong thu ngân sách trên địa bàn: thu từ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 2.324 tỷ đồng, đạt 55,2% dự toán, giảm 12,7% so cùng kỳ; thu từ khu vực kinh tế ngoài quốc doanh đạt 794 tỷ đồng, đạt 56,7% dự toán, giảm 3,6% so cùng kỳ...).

    Tổng chi ngân sách nhà nước trong tháng 1.281 tỷ đồng; trong đó: chi đầu tư phát triển 500 tỷ đồng. Tám tháng, chi 12.098 tỷ đồng, đạt 87,9% dự toán, tăng 65,5% so cùng kỳ; trong đó: chi đầu tư phát triển 3.521 tỷ đồng, đạt 78,2% dự toán, tăng 64,4% so cùng kỳ; chi hành chính sự nghiệp 4.832 tỷ đồng, đạt 68,8% dự toán và tăng 27,3% so cùng kỳ.

    2. Ngân hàng:

    Đến cuối tháng 7/2020, vốn huy động tăng trưởng thấp hơn tháng 6/2020 do dịch bệnh Covid-19 bùng phát lần 2 và vào cuối tháng 7/2020, giá vàng trong nước liên tục biến động theo giá vàng thế giới, có thời điểm giá vàng cao nhất trong lịch sử 60,6 - 62,2 triệu đồng/lượng (ngày 07/8/2020) nên nhu cầu đầu tư vào vàng như một tài sản an toàn cao, một bộ phận người dân rút tiền gửi để mua vàng tích lũy lâu dài.

    Đến cuối tháng 7/2020, vốn huy động đạt 72.743 tỷ đồng, tăng 4,8% so với cuối năm 2019, tăng bình quân 0,7%/tháng; tổng dư nợ toàn tỉnh đạt 59.510 tỷ đồng, (trong đó: nợ ngắn hạn chiếm 58,2%), tăng 5,7% so với cuối năm 2019, tăng bình quân 0,8%/tháng. So với cùng kỳ năm trước, vốn huy động giảm 5%, dư nợ giảm 2,5%. Ước đến cuối tháng 8/2020, nguồn vốn huy động đạt 73.289 tỷ đồng, tăng 5,5%; tổng dư nợ đạt 59.699 tỷ đồng, tăng 6% so với cuối năm 2019.

    VI. KHOA HỌC CÔNG NGHỆ

    Trong tháng, Hội đồng tư vấn tuyển chọn thẩm định nội dung 01 nhiệm vụ khoa học và công nghệ (KH&CN) cấp tỉnh: đề tài “Nghiên cứu các giải pháp công nghệ để nâng cao chất lượng đàn bò thịt tỉnh Tiền Giang theo yêu cầu của thị trường tiêu dùng”.

    Ban hành quyết định triển khai 2 nhiệm vụ KH&CN cấp cơ sở: đề tài “Ứng dụng công nghệ tưới nhỏ giọt kết hợp nhà màng trong canh tác dưa lưới tại huyện Cai Lậy, Tiền Giang”; “đề tài Ứng dụng công nghệ tưới nhỏ giọt kết hợp nhà màng trong canh tác dưa lưới tại huyện Châu Thành, Tiền Giang”.

    Nghiệm thu giai đoạn 1 nhiệm vụ KH&CN cấp tỉnh: đề tài “Nghiên cứu mô hình quản trị đại học ở Trường đại học Tiền Giang đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động theo hướng tự chủ đại học”.

    Đến tháng 8/2020, thẩm định nội dung 16 nhiệm vụ, nghiệm thu kết thúc 8 nhiệm vụ, nghiệm thu giai đoạn 7 nhiệm vụ, triển khai 8 nhiệm vụ, công nhận kết quả 7 nhiệm vụ, nghiệm thu kết thúc 3 nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng năm 2019, thẩm định nội dung và kinh phí 3 nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng năm 2020.

    VII. CÁC VẤN ĐỀ XÃ HỘI

    1. Lao động việc làm:

    Trong tháng, đã tư vấn 4.794 lượt lao động, tăng 80% so cùng kỳ, trong đó: tư vấn nghề cho 1.418 lượt lao động, tư vấn việc làm 197 lượt lao động... đã giới thiệu cho 232 lao động có được việc làm ổn định, tăng 149% so cùng kỳ. Từ đầu năm đến nay, đã tư vấn 21.444 lượt lao động, tăng 32% so cùng kỳ và đạt 107% kế hoạch năm; trong đó: tư vấn nghề cho 2.582 lượt lao động, tư vấn việc làm 1.671 lượt lao động và đã giới thiệu cho 825 lao động có được việc làm ổn định, tăng 10% so cùng kỳ.

    Tổ chức được 5 phiên giao dịch việc làm, có 6 lượt doanh nghiệp tham gia tuyển dụng trực tiếp với nhu cầu 929 lao động; thu hút 512 lượt lao động đến tham gia trực tiếp, trong đó: có 47 lượt người lao động được tuyển dụng trực tiếp và hẹn phỏng vấn tại doanh nghiệp, 12 lượt người được giới thiệu đến các doanh nghiệp ủy thác tuyển gián tiếp... Từ đầu năm đến nay, đã tổ chức được 10 phiên giao dịch việc làm, tăng 11% so cùng kỳ, có 25 lượt doanh nghiệp tham gia tuyển dụng trực tiếp với nhu cầu 6.336 lao động, giảm 9% so cùng kỳ; thu hút 825 lượt lao động đến tham gia trực tiếp, giảm 6% so cùng kỳ, trong đó: có 125 người lao động được tuyển dụng trực tiếp và hẹn phỏng vấn tại doanh nghiệp, 87 người được giới thiệu đến các doanh nghiệp ủy thác tuyển gián tiếp và 19 người lao động đăng ký học nghề, tăng 22% so cùng kỳ.

    Tiếp nhận 2.782 người đăng ký thất nghiệp, tăng 56% so cùng kỳ; đã ban hành 2.759 quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp, tăng 20% so cùng kỳ, với tổng số tiền chi trả tương đương 48.165 triệu đồng, tăng 42% tương đương 14.393 triệu đồng so cùng kỳ. Từ đầu năm đến nay, thực hiện tiếp nhận 16.625 người đăng ký thất nghiệp, tăng 53% so cùng kỳ; đã ban hành 15.164 quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp, tăng 47% so cùng kỳ, với tổng số tiền chi trả tương đương 238.719 triệu đồng, tăng 67% tương đương 95.912 triệu đồng so cùng kỳ.

    2. Chính sách xã hội:

    Vận động quỹ đền ơn đáp nghĩa trong tháng được 1,4 tỷ đồng; lũy kế từ đầu năm vận động được 7,3 tỷ đồng, đạt 73% kế hoạch, tăng 3% so cùng kỳ. Trong tháng, xây dựng 21 ngôi nhà tình nghĩa với tổng kinh phí 840 triệu đồng, lũy kế từ đầu năm xây dựng được 87 căn nhà tình nghĩa với tổng kinh phí 3,5 tỷ đồng, đạt 71% kế hoạch, vượt 11,5% so cùng kỳ; sửa chữa 12 ngôi nhà tình nghĩa với tổng kinh phí 240 triệu đồng, lũy kế từ đầu năm sửa chữa 47 căn với tổng kinh phí 940 triệu đồng, đạt 94% kế hoạch, vượt 20,5% so cùng kỳ.

    Trong tháng, quỹ Bảo trợ trẻ em vận động được 213,8 triệu đồng, trong đó tiền mặt là 205,8 triệu đồng; lũy kế từ đầu năm đến tháng 8 vận động được 2 tỷ đồng, trong đó tiền mặt là 1,9 tỷ đồng; hỗ trợ cho khoảng 500 trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, khó khăn thông qua các chương trình trao tặng học bổng, chương trình “Tiếp sức đến trường”, “Mái ấm Khuyến học”…

    Thực hiện chính sách do ảnh hưởng Covid-19 cho đối tượng chính sách được hỗ trợ là người có công, đối tượng bảo trợ xã hội, người thuộc hộ nghèo, cận nghèo:

    - Chi hỗ trợ cho nhóm đối tượng người có công: 14.837/15.986 người (có 1.149 người bị trùng đối tượng, chết). Đến nay, đối tượng người có công đã chi hỗ trợ đạt 100%, với tổng kinh phí đã chi hỗ trợ 22,2 tỷ đồng.

    - Chi hỗ trợ cho nhóm đối tượng bảo trợ xã hội 68.140/68.209 người (có 69 người trùng đối tượng). Đến nay đối tượng bảo trợ xã hội đã chi hỗ trợ đạt 100%, với tổng kinh phí đã chi hỗ trợ 102,2 tỷ đồng.

    - Chi hỗ trợ cho nhóm đối tượng là người thuộc hộ nghèo, cận nghèo 104.513/105.268 người (có 755 người trùng đối tượng). Đến nay đối tượng hộ nghèo, cận nghèo đã chi hỗ trợ đạt 100%, tổng kinh phí chi hỗ trợ 78,4 tỷ đồng.

    3. Hoạt động y tế:

    Ngày 05/8/2020, UBND tỉnh ban hành Công văn số 3730/UBND-KTTC về việc triển khai tuyên truyền cài đặt ứng dụng Bluezone. Theo Công văn, UBND tỉnh giao các sở, ban, ngành tỉnh, UBND các huyện, thành, thị và đề nghị các tổ chức đoàn thể tỉnh, Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh triển khai thực hiện việc tuyên truyền cài đặt ứng dụng Bluezone trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là giúp cảnh báo người dân khi có tiếp xúc gần với ca nhiễm Covid-19, góp phần chủ động ngăn ngừa, đẩy lùi dịch bệnh.

    Ngày 27/7, khu cách ly tại cơ sở Tiểu đoàn Ấp Bắc, Trung đoàn Bộ binh 924 của Tỉnh đã tiếp nhận 240 công dân Việt Nam từ Singapore về cách ly y tế. Ngày 9/8/2020, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Tiền Giang cho biết, Viện Pasteur TP. Hồ Chí Minh thông tin toàn bộ mẫu xét nghiệm của 240 công dân Việt Nam về từ Singapore âm tính lần 2 với Sars-Cov2 và đã được trao chứng nhận hoàn thành cách ly vào ngày 10/8.

    Ngày 12/8, khu cách ly tiếp tục tiếp nhận 242 công dân Việt Nam từ Singapore về cách ly y tế. Ngày 15/8/2020, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Tiền Giang cho biết, Viện Pasteur thành phố Hồ Chí Minh thông tin toàn bộ mẫu xét nghiệm của 241/242 công dân Việt Nam về từ Singapore đang thực hiện cách ly y tế tại khu cách ly đều âm tính lần 1 với Sars-Cov2; còn lại 1 trường hợp công dân sẽ được lấy mẫu xét nghiệm vào ngày 15/8.

    Theo báo cáo của Ban Chỉ đạo Phòng chống dịch bệnh Covid-19 tỉnh, tính đến ngày 2/8, Tiền Giang có 935 người về từ Đà Nẵng và từ vùng dịch đang được cách ly tại nhà, trong đó có 3 trường hợp có bất thường về sức khỏe. 3 trường hợp này đã được cách ly tại cơ sở y tế và lấy mẫu xét nghiệm, kết quả cả 3 mẫu đều âm tính với Covid-19. Như vậy đến thời điểm này, tỉnh chưa ghi nhận ca nhiễm Covid-19.

    4. Hoạt động giáo dục:

    Kết thúc năm học 2019 - 2020, xét hoàn thành chương trình tiểu học đạt 100%; cấp THCS có 21.876 học sinh được xét tốt nghiệp, đạt 99,97%, tăng 0,8% so năm học trước.

    Những ngày đầu tháng 8, Sở Giáo dục và Đào tạo công bố điểm chuẩn vào lớp 10 THPT năm học 2020 - 2021. Toàn tỉnh có 16.505 thí sinh trúng tuyển; trong đó 13.791 thí sinh trúng tuyển nguyện vọng 1; 2.399 thí sinh trúng tuyển nguyện vọng 2 và 294 thí sinh trúng tuyển nguyện vọng 3. Bên cạnh đó có 21 thí sinh được tuyển thẳng. Điểm chuẩn trúng tuyển nguyện vọng 1 vào các trường THPT (không kể trường THPT chuyên Tiền Giang) cao nhất thuộc về trường THPT Nguyễn Đình Chiểu 36,16 điểm, tiếp theo là các trường THPT Chợ Gạo 28,25 điểm; THPT Trần Hưng Đạo 26,75 điểm, THPT Tân Hiệp 26,5 điểm, THPT Đốc Binh Kiều 26 điểm.

    Cùng với cả nước, kỳ thi tốt nghiệp THPT diễn ra từ ngày 8/8 đến ngày 10/8. Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay được tổ chức đúng vào giai đoạn dịch bệnh Covid-19 diễn biến vô cùng phức tạp. Ban chỉ đạo kỳ thi đã có những giải pháp chỉ đạo, phòng ngừa và ứng phó với tình hình dịch bệnh. Tất cả hướng tới tinh thần chung là đảm bảo kỳ thi diễn ra an toàn, nghiêm túc, đúng tiến độ đề ra. Tiền Giang có 14.313 thí sinh tham gia, tăng 527 thí sinh so năm 2019. Toàn tỉnh có 27 điểm thi chính thức, 28 điểm thi dự phòng; huy động 2.116 người làm công tác thi, trong đó 1.236 cán bộ coi thi.

    5. Hoạt động văn hóa - thể thao:

    Trong tháng, Ngành Văn hoá, Thể thao và Du lịch đã đã tập trung tổ chức các hoạt động trọng tâm như sau: trang trí pano, khẩu hiệu, băng rôn và cờ phướn chào mừng Đại hội Đảng các cấp, tiến tới Đại hội Đảng bộ tỉnh Tiền Giang lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025. Tạm dừng các giải thể thao và các cuộc hội thi, liên hoan để phòng, chống dịch bệnh.

    Tham dự Liên hoan Nghệ thuật sân khấu toàn quốc về “Hình tượng người chiến sĩ công an nhân dân” lần thứ IV ở Hà Nội; với vở cải lương “Giọt máu người yêu”. Kết quả đạt 3 huy chương vàng và 1 huy chương bạc.

    Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Tiền Giang tổ chức chấm giải Cuộc thi ảnh nghệ thuật “Tiền Giang trên đường phát triển” lần thứ 26  năm 2020 cho 262 tác phẩm của 27 tác giả tham gia dự thi. Đây là những tác phẩm phản ánh hoạt động trên mọi lĩnh vực tại địa phương trên đường phát triển; nhằm tôn vinh những hình ảnh đẹp về quê hương và con người Tiền Giang. Lễ tổng kết, trao giải và khai mạc triển lãm dự kiến sẽ tổ chức vào ngày 02/9 nhân kỷ niệm 75 năm Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

    6. Tình hình an ninh trật tự và an toàn xã hội: Theo báo cáo của ngành Công an

    Lực lượng Công an đã chủ động bố trí lực lượng bảo vệ tuyệt đối an toàn đoàn công tác của đồng chí Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đến kiểm tra tiến độ dự án cao tốc Trung lương - Mỹ Thuận; bảo đảm an ninh, trật tự kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông quốc gia năm 2020; các hoạt động kỷ niệm 80 năm ngày truyền thống lực lượng vũ trang tỉnh Tiền Giang...

    Tội phạm về trật tự xã hội xảy ra 136 vụ (so với tháng 7/2020, tăng 13 vụ), làm chết 2 người, bị thương 11 người, tài sản thiệt hại trị giá khoảng 3,8 tỷ đồng. Điều tra khám phá bước đầu tỷ lệ đạt 50,7%, bắt xử lý 69 đối tượng, thu hồi tài sản trị giá khoảng 396 triệu đồng.

    Tội phạm và vi phạm pháp luật về ma túy, kinh tế, môi trường: phát hiện, 19 vụ với 28 đối tượng phạm tội về ma túy và xử lý vi phạm hành chính 207 đối tượng sử dụng trái phép chất ma túy; 7 trường họp vi phạm pháp luật về trật tự quản lý kinh tế và 6 trường họp vi phạm pháp luật về môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm, tài nguyên.

    7. Trật tự an toàn giao thông: Theo báo cáo của ngành Công an

    Giao thông đường bộ: trong tháng tai nạn giao thông xảy ra 36 vụ, làm chết 21 người, bị thương 20 người; so tháng trước tai nạn giảm 1 vụ, số người chết giảm 4 người, số người bị thương tăng 3 người; so cùng kỳ tai nạn tăng 8 vụ, số người chết giảm 1 người, số người bị thương tăng 5 người. Từ đầu năm đến nay, tai nạn giao thông xảy ra 234 vụ, tăng 52 vụ so cùng kỳ; làm chết 144 người, tăng 14 người so cùng kỳ; bị thương 123 người, tăng 23 người so cùng kỳ.

    Vi phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ trong tháng xảy ra 6.311 vụ, giảm 2.674 vụ so tháng trước và giảm 422 vụ so cùng kỳ; đã xử lý tạm giữ giấy tờ và phương tiện 4.977 vụ, tước giấy phép lái xe 366 vụ, phạt tiền 1.334 vụ với số tiền phạt 4.903 triệu đồng. Nâng tổng số vụ vi phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ từ đầu năm đến nay 47.718 vụ, giảm 1.112 vụ so cùng kỳ; đã xử lý tạm giữ giấy tờ và phương tiện 31.259 vụ, tước giấy phép lái xe 2.206 vụ, phạt tiền 16.459 vụ với số tiền phạt 30.017 triệu đồng.

    Giao thông đường thủy: trong tháng không xảy ra tai nạn. Từ đầu năm đến nay trên địa bàn tỉnh xảy ra 5 vụ tai nạn, tăng 5 vụ so với cùng kỳ, không phát sinh số người chết và bị thương.

    Vi phạm trật tự an toàn giao thông đường thủy trong tháng xảy ra 1.833 vụ, giảm 26 vụ so tháng trước và giảm 38 vụ so cùng kỳ; đã xử lý vi phạm lập biên bản tạm giữ giấy tờ 343 vụ và phạt tiền tại chỗ 1.490 vụ với số tiền phạt 470,1 triệu đồng. Nâng tổng số vụ vi phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ từ đầu năm đến nay 11.488 vụ, giảm 673 vụ so cùng kỳ; đã xử lý vi phạm lập biên bản tạm giữ giấy tờ 1.976 vụ và phạt tiền 9.512 vụ với số tiền phạt 3.057 triệu đồng.

    8. Tình hình cháy nổ, môi trường:

    Hưởng ứng Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) năm 2020, toàn tỉnh đã tổ chức được 78 cuộc đưa tin phóng sự trên truyền hình, truyền thanh... tuyên truyền ở những trục đường chính và nơi tập trung dân cư; tổ chức Hội thi “An toàn vệ sinh lao động - Phòng chống cháy nổ tỉnh Tiền Giang” lần thứ 20 năm 2020 thu hút được 88 đội thi với gần 616 công nhân, viên chức, người lao động dự thi, hội thi đã trao 103 giải thưởng với tổng kinh phí khen thưởng trên 40 triệu đồng; tổ chức đoàn đến thăm hỏi sức khỏe, động viên tinh thần 476 nạn nhân, gia đình nạn nhân bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp với kinh phí là 103,7 triệu đồng; tổng kinh phí thực hiện là 1.055,6 triệu đồng.

    Trong tháng trên địa bàn tỉnh không xảy ra cháy nổ. Từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh xảy ra 23 vụ cháy, làm bị thương 3 người, chết 2 người. Tổng giá trị tài sản thiệt hại khoảng 74,2 tỷ đồng.

    Trong tháng Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường đã tiến hành kiểm tra, chưa phát hiện vi phạm. Từ đầu năm đến nay, tổng số vụ vi phạm môi trường được phát hiện và xử lý 34 vụ, với tổng số tiền xử phạt trên 460,6 triệu đồng; nội dung vi phạm chủ yếu phát hiện qua kiểm tra là do khoan thăm dò và khai thác nước dưới đất không giấy phép, xả nước thải vào nguồn nước khi giấy phép hết hạn, khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường không giấy phép.

SL ước tháng 8 -2020

Các tin cùng chuyên mục:
Hiển thị kết quả 1-10 (của 21)
Trang:1 - 2 - 3Trang đầu « Lùi · Tới » Trang cuối

Một số chỉ tiêu chủ yếu tháng 02 năm 2024 (tăng/giảm) so với cùng kỳ năm 2023 của tỉnh Tiền Giang (%)

Chỉ số sản xuất công nghiệp(*)

-18,0

Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng

+8,9

Khách quốc tế đến Tiền Giang

+25,9

Thực hiện vốn đầu tư ngân sách nhà nước

-12,3

Chỉ số giá tiêu dùng (*)

+1,05

(*): so với tháng trước.

1. Các chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2024 (xem chi tiết):

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế (theo giá so sánh 2010) tăng từ 7,0 – 7,5% so với năm 2023;

- Cơ cấu kinh tế: khu vực nông lâm nghiệp và thủy sản chiếm 35,1%, khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 29,6%, khu vực dịch vụ (bao gồm thuế sản phẩm) chiếm 35,3%.

- GRDP bình quân đầu người đạt 75,8 - 76,2 triệu đồng/người/năm;

- Tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 5 tỷ USD;

- Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội đạt 50.400 – 50.650 tỷ đồng;

- Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn 8.801 tỷ đồng;

- Tổng chi ngân sách địa phương 14.456 tỷ đồng;

- Số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới đạt 890 doanh nghiệp.

Tìm kiếm thông tin
Thông tin người dùng
User Online: 24
Truy cập: 1.990.260
Truy cập tháng: 71.592
User IP: 3.146.221.52

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ CỤC THỐNG KÊ TỈNH TIỀN GIANG
21 đường 30/4, phường 1, Thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang
ĐT: 0273. 3872582 - Fax: 0273. 3886 952 - Email:tiengiang@gso.gov.vn