Số 21 đường 30/4 - phường 1 - TP Mỹ Tho - tỉnh Tiền Giang               Hotline: 0273 3872 582               Email: tiengiang@gso.gov.vn

"CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, NGƯỜI LAO ĐỘNG CỤC THỐNG KÊ TỈNH TIỀN GIANG SỐNG VÀ LÀM VIỆC THEO HIẾN PHÁP VÀ PHÁP LUẬT"

 

 

Tổng Cục Thống kê

Cổng Thông tin điện tử

tỉnh Tiền Giang

                                                                                     - Hướng dẫn Đăng ký tài khoản (Xem Clip)

                                                                                     - Hướng dẫn tra cứu thông tin (Xem Clip)

                                                                                  - Hướng dẫn đăng ký hộ kinh doanh (Xem Clip)

                                                                                     - Hướng dẫn đăng ký khai sinh (Xem Clip)

Thăm Dò Ý Kiến
Thông tin bạn quan tâm nhất trên trang web này





Chuyên mục
Thống kê Việt Nam thời kỳ 1946-1954
Thứ sáu, Ngày 16 Tháng 10 Năm 2015

    Cách mạng tháng Tám thắng lợi và sự ra đời của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa là sự kiện lịch sử trọng đại, mở đầu thời kỳ mới của Cách mạng Việt Nam, đặt ra yêu cầu cấp thiết về số liệu thống kê phục vụ sự quản lý đất nước của chính quyền cách mạng non trẻ. Tiếp theo, cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp xâm lược (1946 - 1954) đã đặt bộ máy thống kê mới sơ khai vào một hoàn cảnh đặc biệt, đầy khó khăn gian khổ. (…)

    Công tác tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của bộ máy thống kê

    Xuất phát từ yêu cầu của Chính phủ, chính quyền các cấp và để phục vụ quản lý nhà nước trong giai đoạn cách mạng mới, ngày 06/5/1946 Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 61/SL thành lập Nha Thống kê Việt Nam, nằm trong Bộ Quốc dân Kinh tế. (…)

    Ngày 19/12/1946, cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp bùng nổ trên phạm vi cả nước. Các cơ quan của Chính phủ rời Thủ đô lên Việt Bắc để lãnh đạo kháng chiến. Từ chiến khu Việt Bắc, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chính phủ tiếp tục lãnh đạo toàn dân thực hiện khẩu hiệu “Vừa kháng chiến vừa kiến quốc”. Hoạt động công tác thống kê trong giai đoạn này từng bước được hoàn thiện về tổ chức bộ máy. (…)

    Để tạo điều kiện làm việc có hiệu quả hơn, ngày 25/4/1949 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra Sắc lệnh số 33/SL sáp nhập Nha Thống kê Việt Nam vào Phủ Chủ tịch. Nha Thống kê vẫn đặt dưới sự lãnh đạo của Giám đốc Nguyễn Thiệu Lâu, trụ sở ở xã Phúc Thuận, huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên. Hệ thống tổ chức thống kê các cấp đã hình thành bao gồm tổ chức thống kê của các Ủy ban Kháng chiến hành chính liên khu và tỉnh trong toàn quốc, các tổ chức thống kê chuyên trách của các Bộ, các cơ quan nghiệp vụ kỹ thuật trong bộ máy chính quyền, các cơ quan thuộc hệ thống đoàn thể.

     Ngày 11/7/1950, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 124/SL bãi bỏ Nha Thống kê Việt Nam

     Ngày 09/8/1950, Thủ tướng Chính phủ ra Nghị định số 38/TTg thành lập Phòng Thống kê trong Văn phòng Thủ tướng phủ do ông Lương Duyên Lạc làm trưởng phòng với 3 cán bộ. Phòng Thống kê có nhiệm vụ: thu thập và xếp đặt những tài liệu thống kê của các Bộ và các Ủy ban hành chính kháng chiến địa phương, giúp các Bộ và các Ủy ban hành chính kháng chiến tổ chức và hướng dẫn theo dõi thống kê. (…)

    Những hoạt động thống kê chủ yếu trong thời kỳ này là tập trung thu thập và báo cáo các thông tin về nông nghiệp, nhất là thống kê đất đai, đồng thời tiến hành thống kê công, thương nghiệp ở vùng tự do. Cụ thể như sau:

    - Thống kê sở hữu ruộng đất theo các chỉ tiêu: diện tích đất đai đã phân chia cho nông dân, số hộ và số ruộng đất thuộc sở hữu của các giai cấp (địa chủ, phú nông, trung nông và bần cố nông) ở nông thôn qua các thời kỳ trước 1945 và trước cải cách ruộng đất để phục vụ xây dựng chính sách thuế nông nghiệp, giảm tô, giảm tức, lập tổ đổi công, chuẩn bị cải cách ruộng đất...

    - Thống kê sử dụng ruộng đất theo loại ruộng chiêm 1 vụ; chiêm chắc mùa thường hỏng; hai vụ chiêm mùa ăn chắc; mùa chắc chiêm thường hỏng; mùa 1 vụ; mùa 1 vụ sau trồng ngô, trồng khoai, trồng các loại màu khác; ruộng mạ sau cấy chiêm; đất trồng; đất thổ cư; đất hoang; đầm ao; tha ma; đình chùa... tình hình khai hoang, phục hóa ở vùng mới giải phóng, vùng tự do.

    - Thống kê kết quả sản xuất nông nghiệp có các chỉ tiêu: diện tích, năng suất, sản lượng thu hoạch lúa và một số loại hoa màu, cây công nghiệp, số lượng đàn trâu, bò, lợn, ngựa, dê.

    - Thống kê các biện pháp thúc đẩy và bảo vệ sản xuất nông nghiệp có các chỉ tiêu: số tổ, số người tham gia tổ đổi công, kết quả hoạt động thủy lợi (chống hạn, chống úng).

    - Thống kê tiểu công nghệ và kỹ nghệ có các chỉ tiêu về sản lượng sản phẩm, các loại phương tiện sản xuất, số lượng các cơ sở sản xuất (thu thập từ các Ty kinh tế, Nha Khoáng chất và Kỹ nghệ). Ngoài ra, Nha Thống kê Việt Nam còn tiến hành một số cuộc điều tra chuyên môn để nghiên cứu tình hình phát triển tiểu thủ công nghiệp.

    -  Thống kê thương mại và giá cả (…)

    - Thống kê dân sinh và thống kê tổng hợp (…)

    Với số biên chế có hạn nhưng các tổ chức thống kê lúc đó đã làm nhiều công tác thống kê về giá cả, về sản lượng sản phẩm nông nghiệp (thóc, hoa màu...), tình hình đấu tranh kinh tế với địch, cụ thể là thống kê số lượng xuất, nhập khẩu hàng hóa giữa hai vùng tự do và tạm chiếm. Ngoài ra, hàng tháng Nha Thống kê (Phòng Thống kê) làm báo cáo với Chính phủ về tình hình kinh tế từng miền, toàn quốc, báo cáo kinh tế 3 năm 1947 - 1949 và tiến hành cuộc điều tra lớn về tình hình nông thôn vùng tự do.

    - Cuộc điều tra nông thôn 1951 - 1952

    Cuộc kháng chiến toàn quốc chuyển sang giai đoạn chuẩn bị tổng phản công đòi hỏi toàn dân, toàn quân tập trung nhân tài, vật lực bảo đảm “thực túc binh cường”, ổn định đời sống nhân dân vùng tự do, chi viện sức người, sức của cho kháng chiến. Để kịp thời cung cấp thông tin kinh tế - xã hội nông thôn để Chính phủ quyết định quyết sách chiến dịch Thu Đông 1953 và chiến dịch Điện Biên Phủ, Phòng Thống kê tổ chức cuộc điều tra về tình hình nông thôn tại Nghệ An. Nghệ An được chọn làm nơi điều tra vì đây là một tỉnh đại diện cho vùng tự do, lại vừa là vựa thóc và nguồn lực dồi dào phục vụ cho kháng chiến của cả nước. (…)

    Thời kỳ 1946 - 1954, trong điều kiện khó khăn nhiều mặt, hoạt động thống kê Việt Nam đã đạt được những kết quả bước đầu: Tổ chức bộ máy hình thành, nội dung và phương pháp thống kê phù hợp với điều kiện kháng chiến, sản phẩm thống kê đã bám sát yêu cầu của các ngành, các cấp. Nhờ đó, ngay từ khi mới ra đời, tuy hoạt động chủ yếu trong thời chiến, nhưng ngành Thống kê Việt Nam về cơ bản đã làm tròn chức năng tham mưu về thông tin số liệu và tình hình kinh tế - xã hội các vùng, các địa phương, phục vụ yêu cầu của Trung ương Đảng và Chính phủ trong công tác lãnh đạo kháng chiến và kiến quốc. Tuy nhiên, những kết quả đạt được trên đây vẫn còn rất hạn chế về nhiều mặt, trong đó rõ nét nhất là: tổ chức bộ máy không ổn định, cán bộ thiếu về số lượng, yếu về trình độ; phương pháp đơn điệu, không đồng bộ, sản phẩm thống kê còn nghèo, chất lượng thấp và thiếu hệ thống...

(Trích Lịch sử ngành Thống kê Việt Nam)

Các tin cùng chuyên mục:

Một số chỉ tiêu chủ yếu tháng 02 năm 2024 (tăng/giảm) so với cùng kỳ năm 2023 của tỉnh Tiền Giang (%)

Chỉ số sản xuất công nghiệp(*)

-18,0

Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng

+8,9

Khách quốc tế đến Tiền Giang

+25,9

Thực hiện vốn đầu tư ngân sách nhà nước

-12,3

Chỉ số giá tiêu dùng (*)

+1,05

(*): so với tháng trước.

1. Các chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2024 (xem chi tiết):

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế (theo giá so sánh 2010) tăng từ 7,0 – 7,5% so với năm 2023;

- Cơ cấu kinh tế: khu vực nông lâm nghiệp và thủy sản chiếm 35,1%, khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 29,6%, khu vực dịch vụ (bao gồm thuế sản phẩm) chiếm 35,3%.

- GRDP bình quân đầu người đạt 75,8 - 76,2 triệu đồng/người/năm;

- Tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 5 tỷ USD;

- Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội đạt 50.400 – 50.650 tỷ đồng;

- Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn 8.801 tỷ đồng;

- Tổng chi ngân sách địa phương 14.456 tỷ đồng;

- Số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới đạt 890 doanh nghiệp.

Tìm kiếm thông tin
Thông tin người dùng
User Online: 10
Truy cập: 1.989.169
Truy cập tháng: 70.501
User IP: 18.118.210.213

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ CỤC THỐNG KÊ TỈNH TIỀN GIANG
21 đường 30/4, phường 1, Thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang
ĐT: 0273. 3872582 - Fax: 0273. 3886 952 - Email:tiengiang@gso.gov.vn