Số 21 đường 30/4 - phường 1 - TP Mỹ Tho - tỉnh Tiền Giang               Hotline: 0273 3872 582               Email: tiengiang@gso.gov.vn

"CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, NGƯỜI LAO ĐỘNG CỤC THỐNG KÊ TỈNH TIỀN GIANG SỐNG VÀ LÀM VIỆC THEO HIẾN PHÁP VÀ PHÁP LUẬT"

 

 

Tổng Cục Thống kê

Cổng Thông tin điện tử

tỉnh Tiền Giang

                                                                                     - Hướng dẫn Đăng ký tài khoản (Xem Clip)

                                                                                     - Hướng dẫn tra cứu thông tin (Xem Clip)

                                                                                  - Hướng dẫn đăng ký hộ kinh doanh (Xem Clip)

                                                                                     - Hướng dẫn đăng ký khai sinh (Xem Clip)

Thăm Dò Ý Kiến
Thông tin bạn quan tâm nhất trên trang web này





Năm 2019
Tình hình chăn nuôi gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh Tiền Giang năm 2018
Thứ ba, Ngày 15 Tháng 1 Năm 2019

    Tình hình chăn nuôi gia súc, gia cầm trên trên địa tỉnh Tiền Giang năm 2018 có nhiều thuận hơn năm 2017, giá lợn hơi tăng, dịch bệnh có xảy ra rải rác ở một số địa phương nhưng không bùng phát thành dịch… Trong năm công tác phòng chống dịch bệnh trên gia súc, gia cầm luôn được các cấp, các ngành quan tâm. Trung tâm Khuyến nông các huyện thường xuyên mở các lớp tập huấn, hướng dẫn người dân kỹ thuật chăn nuôi. Quy trình kỹ thuật chăn nuôi của các hộ nuôi với qui mô lớn không ngừng cải tiến, cụ thể: xử lý phân bằng hầm Biogas vừa đảm bảo vệ sinh môi trường, vừa tận dụng được khí đốt, đồng thời nguồn nước dùng cho chăn nuôi phần lớn cũng đảm bảo vệ sinh nên hạn chế dịch bệnh bùng phát và lây lan.

    Bên cạnh những thuận lợi, chăn nuôi của tỉnh cũng gặp một số khó khăn như: Giá thức ăn luôn biến động tăng trong khi giá cả đầu ra không ổn định. Nhiều trang trại chăn nuôi lợn thiết kế chưa đạt tiêu chuẩn; nước thải gây mùi hôi ảnh hưởng môi trường. Việc khuyến khích phát triển khu chăn nuôi tập trung đã được triển khai nhưng thiếu đồng bộ về cơ sở hạ tầng. Dịch bệnh luôn diễn biến phức tạp, tiềm ẩn nguy cơ bùng phát gây tâm lý lo ngại cho người chăn nuôi…

    Theo kết quả điều tra chăn thời điểm 01/4/2018 và thời điểm 01/10/2018 cho thấy chăn nuôi của tỉnh có xu hướng tăng. Số liệu ở hai thời điểm như sau

 

Đơn vị tính

Tổng đàn có đến 01/4/2018

Tổng đàn có đến 01/10/2018

Tăng, giảm

A

B

1

2

3=2-1

- Đàn trâu

con

252

238

- 14

- Đàn bò

119.210

120.765

+ 1.555

- Đàn lợn

447.438

583.883

+ 136.445

- Đàn gia cầm

1.000 con

13.863

13.033

+ 830

    Nếu so với năm 2017 chăn nuôi của tỉnh tăng, giảm như như sau:

    Đàn trâu: toàn tỉnh hiện có 238 con. So với cùng kỳ, tổng đàn giảm 14,7%. Về tình hình chăn nuôi trâu, những năm gần đây đàn trâu không còn phát triển, nguyên nhân chủ yếu là do: đa số diện tích đất trồng lúa đều sử dụng cơ giới hóa thay cho sức cày kéo của trâu, môi trường nuôi ngày càng bị thu hẹp, do vậy tổng đàn trâu giảm dần qua các năm. Ngoài ra, đàn trâu giảm là do hình thức chăn nuôi trên địa bàn tỉnh chủ yếu là nuôi nhỏ lẻ trong các hộ gia đình, hoặc thả rong, đồng cỏ chăn nuôi tự nhiên ngày càng bị thu hẹp do việc mở rộng diện tích trồng cây lâu năm....  nên nguồn thức ăn cho trâu giảm dẫn đến đàn trâu giảm.

    Đàn bò: tổng đàn hiện có 120.765 con, so với cùng kỳ giảm 0,61% (giảm 739 con). Đàn bò tập trung nhiều nhất ở 3 huyện: Chợ Gạo 52.105 con (chiếm 43,71%), Gò Công Tây 25.765 con (chiếm 21,61% ) và Châu Thành  14.467 con (chiếm 12,13%). Các huyện còn lại có số lượng đàn bò thấp hơn như: Tp.Mỹ Tho 6.006 con (chiếm 5,04% ), Gò Công Đông 6.758 con (chiếm 5,67%)… Tuy số lượng đầu con có giảm nhưng chưa có biến động lớn. Những năm qua, cơ cấu đàn bò đã có sự chuyển dịch, nuôi bò thịt (bò vỗ béo) đang được nông dân chú trọng, đàn bò giống chỉ phát triển mạnh ở một số giống bò chất lượng cao. Phương thức chăn nuôi ngày càng được cải tiến, đối với đàn bò vỗ béo và bò nái sinh sản ngoài thức ăn xanh cỏ tươi người chăn nuôi còn bổ sung thêm thức ăn công nghiệp nhằm rút ngắn thời gian chăn nuôi, trọng lượng tăng lên, tỷ lệ thịt lọc đạt mức tối đa góp phần tạo thêm nhiều sản lượng, tăng giá trị đối với loại gia súc này.

    Đàn lợn: tổng đàn 583.883 con, tăng 0,31% (tăng 1.795 con) so với thời điểm 01/10/2017; tăng 30,49% (tăng 136.445 con) so với thời điểm 01/04/2018. Trong đó, huyện Chợ Gạo là huyện chiếm tỷ lệ nuôi nhiều nhất với tổng đàn 111.679 con, chiếm 19,13% và cũng là huyện có số trang trại và gia trại lợn lớn nhất tỉnh đến thời điểm hiện nay (274 trang trại và 126 gia trại chăn nuôi lợn). trong quý I, giá lợn hơi có tăng nhẹ, giá bán ra trung bình 30 ngàn đồng/kg. Từ giữa tháng 4/2018 thương lái thu mua khoảng 37- 40 ngàn đồng/kg, người chăn nuôi đã có lãi. Từ tháng 5, giá lợn liên tục tăng và chạm mốc 50 ngàn đồng/kg, đã kích thích người chăn nuôi tái đầu tư. Tuy nhiên người chăn nuôi chưa mạnh dạn mở rộng quy mô do cẩn trọng với giá lợn hơi thấp kéo dài cả năm 2017. Mặt khác, sau đợt khủng hoảng về giá vừa qua đã đẩy hàng loạt hộ chăn nuôi nhỏ lẻ vào cảnh khó khăn, đến nay còn lâm nợ nên chưa có điều kiện để phát triển đàn trở lại. Khâu yếu nữa của ngành chăn nuôi nói chung, nhất là chăn nuôi lợn hiện nay vẫn là giết mổ, bảo quản sản phẩm. Các nước hiện nay đều có chính sách dự trữ quốc gia về thực phẩm, tuy nhiên chúng ta mới chỉ dự trữ được đối với lương thực. Nhiều nước trong khu vực như Trung Quốc, Thái Lan, Nhật Bản...  đều đã có chính sách cho phép có tỉ lệ dự trữ thực phẩm nhất định. Theo đó khi thị trường chăn nuôi dư thừa, Chính phủ sẽ thu mua sản phẩm để đảm bảo cho người chăn nuôi không bị lỗ. Thời gian dự trữ bảo quản của họ thường rất lâu, nhiều năm liền. Khi thị trường khan hiếm hoặc trường hợp thiên tai dịch họa, sản phẩm sẽ bán ra với giá rẻ hơn để hỗ trợ người tiêu dùng, ổn định thị trường, tương tự như dự trữ lúa gạo. Tuy nhiên để làm được điều này, cần phải có hệ thống doanh nghiệp giết mổ, bảo quản, nhà nước phải có chính sách cấp bù kinh phí bảo quản cho doanh nghiệp tham gia dự trữ...

    Đàn gia cầm: tổng đàn hiện có 13.033 ngàn con, tăng 14,39% (tăng 1.639 ngàn con) Trong đó: đàn gà hiện có 11.448 ngàn con, tăng 16,89%  (tăng 1.647 ngàn con) so với cùng kỳ. Đàn gà có sự phục hồi vì bà con đang tích cực tái đàn để có thể bán vào dịp Tết Nguyên đán sắp tới, cùng với sự phát triển của những gà giống Bến Tre, Bình Định bên cạnh đó các gia trại cũng mở rộng quy mô nên đã góp phần tăng đáng kể lượng gà cũng như các sản phẩm từ gà khác, bên cạnh đó trong năm qua giá gà luôn ở mức ổn định, nên bà con yên tâm nuôi gà. Toàn tỉnh có 1.585,25 ngàn con vịt, ngan, ngỗng, giảm 0,48% (giảm 7,64 ngàn con) so với cùng kỳ. Nhìn chung, chăn nuôi gia cầm của tỉnh phát triển tương đối ổn định do kiểm soát tốt tình hình dịch bệnh, nhiều hộ chuyển từ nuôi gà nhập sang nuôi gà ri mang lại hiệu qua kinh tế cao hơn. Tuy nhiên, giống gà ri khi xuất bán gà thịt trọng lượng bình quân thấp hơn giống gà nhập do đó trọng lượng bình quân/con xuất chuồng có giảm so cùng kỳ.

    Trong những năm gần đây, người chăn nuôi đã chú trọng nâng cao chất lượng theo hướng chuyên sâu bằng việc thay thế giống truyền thống bằng giống nhập ngoại hoặc cho lai theo hướng tạo nạc… đem lại hiệu quả kinh tế cho hộ chăn nuôi, góp phần giải quyết công ăn việc làm và thu nhập cho người lao động, nhất là lao động nông thôn. Ngoài lợn, gà, vịt là những đối tượng chăn nuôi truyền thống, nông dân tích cực đa dạng hóa cơ cấu vật nuôi thông qua việc đưa nhiều vật nuôi mới vào cơ cấu sản xuất: gà ri, gà tre, bò, dê… cũng góp phần quan trọng vào việc đa dạng hóa vật nuôi, tăng thêm thu nhập cho nông hộ. Nhiều nông dân làm giàu nhờ chăn nuôi theo qui mô trang trại.

    Các chuyên gia trong lĩnh vực chăn nuôi cho rằng, khó khăn lớn nhất của ngành hiện nay là thiếu sự phối hợp giữa người sản xuất và thị trường để tạo ra một chuỗi liên kết ổn định. Thu nhập, giá trị gia tăng của sản phẩm còn thấp, gây khó khăn cho người chăn nuôi và tạo tâm lý không muốn tái đàn, dẫn tới giá cả biến động. Đây cũng là nguyên nhân do phát triển không bền vững về năng suất, chất lượng giống vật nuôi thấp và hình thức tổ chức ngành còn cũ, manh mún, cắt khúc, cho nên hiệu quả kinh tế không cao.

    Để ngành chăn nuôi phát triển, thoát khỏi khó khăn hiện nay, các ngành chức năng cần chú trọng đến công tác tuyên truyền, hướng dẫn các hộ chăn nuôi không mua bán, sử dụng thuốc, hóa chất, kháng sinh trong danh mục cấm sử dụng trong chăn nuôi, thú y theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

    Thực hiện tốt kỹ thuật chăn nuôi an toàn, chọn con giống có nguồn gốc rõ ràng, sử dụng thức ăn, nước uống đảm bảo an toàn cho vật nuôi và sản phẩm chăn nuôi; ghi chép sổ sách và lưu giữ tên thức ăn sử dụng trong quá trình chăn nuôi… để cho mọi người nhận thức rõ trong việc sử dụng chất cấm trong thức ăn chăn nuôi là vi phạm pháp luật.

    Công tác tuyên truyền được thực hiện trực tiếp và gián tiếp nhằm tuyên truyền rộng rãi trong nhân dân. Tuyên truyền cho người chăn nuôi gia súc, gia cầm không mua bán, sử dụng thuốc, hóa chất, kháng sinh trong danh mục cấm sử dụng trong chăn nuôi, thú y theo quy định của pháp luật; Lực lượng thú y phối hợp với thú y viên ở cơ sở tổ chức cấp phát tờ bướm tuyên truyền hộ chăn nuôi quy mô hộ gia đình về các loại dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm; kết hợp tuyên truyền không mua bán, sử dụng các loại chất cấm trong chăn nuôi và phổ biến mức phạt nếu sử dụng.

    Để chăn nuôi của tỉnh phát triển bền vững, cần tập trung chăn nuôi theo  hướng trang trại, gia trại, song cũng vừa duy trì chăn nuôi nông hộ nhưng theo hình thức công nghiệp, ứng dụng công nghệ cao, an toàn sinh học; tổ chức ngành theo hướng gắn sản xuất với hệ thống giết mổ, phân phối thực phẩm để người chăn nuôi tiếp cận được gần nhất với người tiêu dùng... Để làm được điều này, cần ưu tiên nâng cao chất lượng con giống khuyến khích, thúc đẩy các doanh nghiệp, cơ quan nghiên cứu chọn, tạo và nhập các loại giống tiên tiến trên thế giới để có bộ giống tốt. Xây dựng liên kết theo chuỗi để giảm chi phí cho người chăn nuôi. Nhà nước cũng cần tăng tính dự báo về cung, cầu thực phẩm trong và ngoài nước, giúp người chăn nuôi có định hướng trong đầu tư, xác định quy mô chăn nuôi và phân khúc thị trường phù hợp cho sản phẩm làm ra. Từ đó, gắn kết các khâu từ sản xuất đến tiêu thụ theo chuỗi chăn nuôi bền vững, góp phần làm tăng giá trị sản phẩm và ổn định thị trường... Đây là những giải pháp mang tầm chiến lược tái cơ cấu ngành chăn nuôi.

Dương Thảo

Các tin cùng chuyên mục:
Hiển thị kết quả 1-10 (của 19)
Trang:1 - 2Trang đầu « Lùi · Tới » Trang cuối

Một số chỉ tiêu chủ yếu tháng 02 năm 2024 (tăng/giảm) so với cùng kỳ năm 2023 của tỉnh Tiền Giang (%)

Chỉ số sản xuất công nghiệp(*)

-18,0

Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng

+8,9

Khách quốc tế đến Tiền Giang

+25,9

Thực hiện vốn đầu tư ngân sách nhà nước

-12,3

Chỉ số giá tiêu dùng (*)

+1,05

(*): so với tháng trước.

1. Các chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2024 (xem chi tiết):

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế (theo giá so sánh 2010) tăng từ 7,0 – 7,5% so với năm 2023;

- Cơ cấu kinh tế: khu vực nông lâm nghiệp và thủy sản chiếm 35,1%, khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 29,6%, khu vực dịch vụ (bao gồm thuế sản phẩm) chiếm 35,3%.

- GRDP bình quân đầu người đạt 75,8 - 76,2 triệu đồng/người/năm;

- Tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 5 tỷ USD;

- Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội đạt 50.400 – 50.650 tỷ đồng;

- Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn 8.801 tỷ đồng;

- Tổng chi ngân sách địa phương 14.456 tỷ đồng;

- Số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới đạt 890 doanh nghiệp.

Tìm kiếm thông tin
Thông tin người dùng
User Online: 20
Truy cập: 1.936.670
Truy cập tháng: 50.347
User IP: 3.239.13.1

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ CỤC THỐNG KÊ TỈNH TIỀN GIANG
21 đường 30/4, phường 1, Thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang
ĐT: 0273. 3872582 - Fax: 0273. 3886 952 - Email:tiengiang@gso.gov.vn